Chuyên đề

Trang bản thảo với những con kiến gió

Văn học địa phương
21:27 | 23/08/2016
Trang bản thảo với những con kiến gió
aa

Cặp bản thảo để trên nóc tủ, cứ bảy ngày lại giở ra một lần để soạn bài vở cho số báo tuần sau, không kể có việc đột xuất cất bài, tìm bài bổ sung. Chẳng biết những chú kiến gió từ đâu ở đâu và nó tìm thấy những vị gì ngon lành trên những trang bản thảo này. Giấy trắng, giấy đục có cả giấy màu, trang thì viết tay, có nhiều trang gạch xóa chi chít, có nét gạch xóa mạnh đến rách cả mặt giấy, trang thì đánh máy, có nhiều trang đã dùng vi tính trên giấy dày trắng muốt. Văn hay, văn dở chưa biết, công nghiệp hiện đại cứ hấp dẫn người đọc bằng sự sang trọng của nó. Dần dần những trang viết tay ngày một ít. Có lẽ vì vậy mà sau những tập thơ xuất bản, những nhà thơ thường ghi đôi câu thơ bút tích kèm theo chữ ký mong “lưu lại muôn đời”. Với những chú kiến gió, những trang viết tay còn có ý nghĩa hấp dẫn vì vệt mồ hôi đã thấm theo con chữ xuống những trang bản thảo, còn có lý cho kiến gặm vì mồ hôi nhất định có “vị bổ của sự sống”. Hoặc là những trang giấy nội, chưa lọc kỹ hết các tạp chất của gỗ nứa, có thể dùng làm chút ăn tạm khi đói; chứ giấy Đài Loan, giấp Singapore, giấy Nhật, trắng muốt, qua hóa chất triệt để khi chưng cất thì còn gì, vậy mà hấp dẫn đàn kiến gió kia tìm đến làm tổ, sinh con, đẻ cái và gặm những tờ giấy không thương tiếc. Chẳng cần phân biệt tên tuổi, đâu là tác giả đã thành danh, đâu là cây bút mới vào nghề. Câu thơ “bất tử” trước hàm răng của kiến đều có thể sẽ “tử”…

Loài kiến đã nổi danh về sự đông đúc – “đông như kiến”; Giống kiến gió còn đặc biệt hơn, chỉ bảy ngày trong một tuần lễ vừa diệt không còn một mống, đã lại sinh con đẻ cái không phải hàng ngàn, hàng vạn, đặc biệt là trứng rơi mặt đất trắng xóa; có lẽ phải lấy đơn vị hàng triệu trở lên mới đủ tương xứng với số kiến hằng hà sa số đang ở trên trang giấy mới mở ra trước mắt tôi. Thử tượng tưởng xem những con kiến nhỏ xíu như vậy, với số lượng bao nhiêu mà chỉ chút dãi của chúng dính theo trứng, hoặc là hơi thở hàng ngày của đàn kiến kia đủ làm cho tờ giấy ẩm ướt như đã bị nhúng nước vớt lên… và giấy mềm ra chúng càng dễ gặm. Có lúc người mỏi mệt nhưng không thể bỏ việc, mở cặp bản thảo, gặp đàn kiến, buộc phải giũ, giở, giết, lau rồi mới có thể làm việc. Người như bã ra… đến nỗi tức cười. Nhưng lúc ấy bỗng nghĩ đến những người cầm bút ở xa, những người đã trân trọng gửi gắm lòng mình, hồn mình, có khi cả đời nữa vào trang bản thảo gửi về tờ báo đang bị đàn kiến hàng ngày rình rập tấn công. Nói gì đến trăm năm, ngàn năm xa; để giữ được sự sống bình thường hàng ngày đâu có dễ, đó là giữ những tờ giấy cho kiến không gặm thủng, nhấm nát. Vậy mà, văn thơ đâu phải tồn tại lưu giữ chỉ trên trang giấy mà còn phải lưu giữ trăm năm, ngàn năm làm sao chống chọi được với những ăn mòn, gặm nhấm của thời gian.

(Nguồn: Báo Văn nghệ)


Thương con chiền chiện. Tản văn của Việt Tâm

Thương con chiền chiện. Tản văn của Việt Tâm

Baovannghe.vn - Cả một đồi cây sau làng là thế giới của các loài chim, nhiều lắm, chúng bay thành từng nhóm, từng bầy, có khi từng đôi, cũng có khi riêng lẻ…
Đổi mới sáng tạo Giáo dục Đại học: Cần định hướng và xây dựng chiến lược dài hơi

Đổi mới sáng tạo Giáo dục Đại học: Cần định hướng và xây dựng chiến lược dài hơi

Baovannghe.vn - Trong khuôn khổ " Ngày hội đổi mới sáng tạo" - hội thảo “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong giáo dục đại học Việt Nam: Năng động và hợp tác” đã đặt ra và giải đáp nhiều vấn đề về Đổi mới Giáo dục đại học hiện nay.
Nhớ làng - Thơ Trần Chấn Uy

Nhớ làng - Thơ Trần Chấn Uy

Baovannghe.vn- Chào mào hót: cởi quách cái thử nào/ Cô gái trẻ giật mình cài lại yếm.
Giải thưởng - Thơ Thanh Quế

Giải thưởng - Thơ Thanh Quế

Baovannghe.vn- "Tác phẩm có ảnh hưởng tốt đến tư tưởng và tình cảm của nhân dân”/ Trong hội trường/ Anh vận bộ veston đỉnh đạc bước lên sân khấu nhận giải thưởng
Chuyện vãn ở La Thành - Thơ Lê Huy Mậu

Chuyện vãn ở La Thành - Thơ Lê Huy Mậu

Baovannghe.vn- Thi nhân ạ!/ Khó minh định rạch ròi/ Ta đang ở Giới nào trong Tam giới?/ Này thì rượu. Này thì thơ. Này thì em roi rói