Chuyên đề

Trong giáo dục, người lớn chúng ta chính là phụ huynh

PGS.TS. Ngô Văn Giá
Văn học địa phương
19:00 | 22/07/2024
Theo nghĩa rộng, với trẻ em đi học, người lớn chúng ta đều là phụ huynh, tức đều trong vai là ông bà, cô dì, chú bác, anh chị… của người đi học.
aa

Trên một tinh thần ấy, tôi xin nêu lên đôi điểm về trách nhiệm và thái độ của mỗi phụ huynh chúng ta mà tôi là một thành viên trong đó trước hoạt động dạy và học trong nhà trường nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng ở các trường phổ thông.

Như chúng ta biết, xét về mặt tổng quát, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) bao gồm cả nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) và phương pháp giảng dạy hiện nay là đang thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành từ năm 2018, có nhiều điểm khác trước đó mà nếu chúng ta không quán triệt sẽ dễ trở nên đi chậm, lạc hậu so với thực tiễn. Mà như thế, chắc chắn khi bàn về hoạt động giáo dục rất dễ rơi vào tình trạng không trúng, không đúng, hoặc sai lầm mặc dù động cơ có thể rất thiện chí, vô tư.

Điểm khác biệt thứ nhất, chương trình giáo dục phổ thông hiện nay đã từng bước chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức trước đây sang nền giáo dục phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học. Điều đó có nghĩa là, nếu ngày xưa, giáo dục lấy người thầy làm trung tâm, thầy có vai trò càng nhồi nhét kiến thức nhiều bao nhiêu càng được coi là tốt bấy nhiêu; trong khi đó học trò trong vai trò thụ động, chỉ biết lĩnh hội kiến thức, càng chứa được kiến thức nhiều bao nhiêu (kể cả những kiến thức ít thiết thực, xa mục tiêu giáo dục) càng tốt bấy nhiêu. Điều đó dẫn đến tình trạng quá tải môn học, học trò biến thành cỗ máy ghi nhớ thụ động, bắt chước, không sáng tạo, học đâu biết đấy, lấy ghi nhớ và thuộc bài làm mục tiêu. Ngày nay, quan niệm nền giáo dục phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Giờ đây, người thầy là nhà thiết kế, tổ chức lớp học, hướng dẫn học tập, dẫn dắt học trò thảo luận, tranh biện; thầy không áp đặt kiến thức, không coi ý kiến của mình là chân lý cuối cùng, thầy cũng phải biết thuyết phục học trò bằng việc thảo luận và thuyết phục một cách dân chủ, khoa học, công bằng. Thầy luôn khuyến khích học trò dám nêu lên và bảo vệ ý kiến của mình một cách khoa học, hợp lý. Thực hiện theo cách này, học trò sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và khích lệ, được dám sống một cách tự tin, được rèn kỹ năng học tập, hợp tác theo nhóm, rèn luyện năng lực thuyết trình, được nói và viết một cách trung thực những điều mà chúng nghĩ và cảm nhận, biết bảo vệ cái đúng, cái tử tế và phê phán những gì ngược lại… Trên một tinh thần như vậy, các phụ huynh giờ đây muốn tham gia “dạy” con cả về kiến thức và nhân cách thì cũng phải thay đổi theo tinh thần trên: thay vì gia trưởng, áp đặt, bắt con làm theo thì phải lắng nghe con, thảo luận với con cùng tìm ra cách giải quyết tối ưu nhất, khiến con phải “tâm phục khẩu phục”. Khi ấy, con cái cảm thấy được tôn trọng, được sống với năng lực độc lập, tự tin, không ỷ lại, không dựa dẫm, dần trở thành một con người chững chạc, một công dân sống hòa hợp với gia đình, cộng đồng. Một ví dụ: trước kia, bố mẹ do “cậy thế” đã biết rồi, lại tự tin vào kinh nghiệm có khi đã lạc hậu của mình để hướng dẫn làm bài cho con. Nếu là các môn thuộc khoa học tự nhiên và công nghệ thì còn có đáp số chính xác cuối cùng, con cái dễ thống nhất với bố mẹ. Nhưng nếu là các môn thuộc khoa học xã hội, đặc biệt môn Ngữ văn, những môn liên quan mật thiết tới kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thẩm mỹ và văn hóa, tâm tính, tông tạng của mỗi cá nhân, nên chúng tiếp nhận tri thức các môn này rất đa dạng, phức tạp, không giống nhau, có khi cùng một đề bài mà bài làm rất khác nhau. Hiểu được điều này, các bậc phụ huynh mới biết tôn trọng việc học của các con, không thể nghĩ thay, cảm thay, làm thay để mà ép uổng chúng được.

Ngày hội của bé ở trường. Ảnh Hồng Mỵ
Ngày hội của bé ở trường học. Ảnh Hồng Mỵ

Điểm khác biệt thứ hai so với trước kia là: Thực hiện một chương trình nhưng nhiều bộ SGK (hiện giờ có ít nhất 3 bộ), giáo viên mỗi trường được chủ động chọn bộ SGK nếu thấy phù hợp; SGK cũng có những thay đổi rất cơ bản: từ mô hình SGK cung cấp kiến thức sang mô hình SGK hướng dẫn cho giáo viên và học sinh tổ chức các hoạt động dạy học, thông qua đó phát triển năng lực và phẩm chất người học. Như vậy, SGK không phải là pháp lệnh, bắt buộc nhất nhất thầy/trò phải theo, mà chỉ là một nguồn học liệu (không phải là duy nhất) để thầy cô tổ chức hoạt động dạy và học. Cái được coi pháp lệnh chính là bộ Chương trình được quy định thống nhất trên toàn quốc. Nhiều bậc phụ huynh không tìm hiểu nội dung chương trình là cái buộc phải thực hiện, khác với SGK là học liệu dùng để dựa vào đó tổ chức hoạt động dạy và học mà thôi, và giáo viên được quyền mở rộng học liệu từ nguồn các bộ SGK khác, từ kho tri thức rộng lớn nói chung. Ví dụ ở SGK Ngữ văn, khi chọn một tác phẩm truyện cổ tích, bài ca dao, truyện ngắn, bài thơ, tiểu thuyết, ký… chẳng hạn, mục đích chính là từ đó dạy các tri thức về thể loại để sau khi học, các trò sẽ có năng lực hiểu bất cứ tác phẩm ký, tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, ca dao, cổ tích… nào. Dĩ nhiên, nói tới tác phẩm là nói tới giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nó. Ở ngay điểm này, giáo viên là người cũng phải biết tổ chức cho các em dựa trên các tri thức về thể loại và kinh nghiệm tri thức, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm thẩm mỹ của mình để cùng thảo luận, khám phá. Như vậy, mỗi giờ học, học trò là chủ thể chính, được tham dự vào buổi học, được bày tỏ ý kiến và nhận thức của mình, được lắng nghe và đối thoại, từ đó rút ra được nhiều tri thức và bài học cho bản thân. Nếu các em có hiểu sai, có ý kiến sai cũng không bị mặc cảm, sợ hãi, các em sẽ nêu lên để cùng thảo luận, cùng tìm ra các khả năng đúng nhất hoặc hợp lý nhất. Như vậy, mỗi giờ học sẽ là một sinh hoạt tri thức bình đẳng, dân chủ, được tôn trọng, nhờ đó sẽ thú vị hơn.

Giáo dục là một lĩnh vực vốn rất “nhạy cảm”, hiểu theo nghĩa toàn xã hội quan tâm và ai cũng có thể tham gia bình luận, đánh giá, góp ý. Đã có biết bao nhiêu ý kiến hay, tâm huyết có giá trị, có trách nhiệm. Nhưng cũng có không ít những ý kiến dở, hời hợt, nông cạn, thậm chí vô trách nhiệm. Về bộ môn Ngữ văn các cấp đã có không ít các vụ “scandal” thu hút sự chú ý của báo chí - truyền thông, lan truyền trên các trang mạng xã hội, đi cả vào nghị trường Quốc hội. Thí dụ gần đây nhất là các vụ bàn về mấy tác phẩm được đưa vào SGK như bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh, “Con chào mào” của Mai Văn Phấn thu hút sự quan tâm rất sôi nổi của dư luận với đủ các động cơ và cung bậc cảm xúc khác nhau. Bây giờ nhìn lại, nếu thống nhất hiểu SGK chỉ là nguồn học liệu để tổ chức dạy và học, giáo viên dựa vào đó để dạy tri thức thể loại, tri thức tiếng Việt (không bỏ qua tri thức nhân văn) thì câu chuyện bàn luận sẽ rất nhẹ nhàng. Từ đây, các học trò sẽ tìm ra những câu trả lời cho các câu hỏi: Thế nào là thơ? Thơ có phải chỉ có một kiểu dạng duy nhất nào đó hay là nhiều kiểu dạng khác nhau? Tư duy thơ (nghệ thuật) khác với tư duy thực tiễn, tư duy khoa học thế nào? Tại sao thơ/văn chương mang tính đa nghĩa (chứ không bị nhốt chặt vào một nghĩa duy nhất)?… Đến bây giờ, vụ việc qua đi, các bài thơ ấy vẫn xứng đáng có mặt trong SGK. Cái quan trọng là giáo viên phải đủ tầm (tri thức, thẩm mỹ, năng lực sư phạm, phương pháp dạy học) để tổ chức, cố vấn một cách khoa học, tin cậy cho các em được thảo luận, được hiểu và cảm theo cách lành mạnh. Được như thế là đã hoàn thành nhiệm vụ dạy và học ở trường phổ thông. Theo đó, mỗi phụ huynh khi muốn tham gia bàn bạc, cũng phải nắm được tinh thần mới đó.

Mấy điều gợi lên trên kia, tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng, mỗi chủ thể góp ý, tham dự tranh luận, phản biện ở trên các diễn đàn, trên báo chí, các trang mạng xã hội, thậm chí trong mỗi gia đình, trong nhóm bạn bè… về các vấn đề giáo dục hãy xác định mình chính là mỗi phụ huynh, những người thực sự góp phần vào hiện trạng và sự phát triển của nền giáo dục này. Để có những ý kiến tham dự có trách nhiệm, có ý nghĩa đóng góp, chắc chắn mỗi phụ huynh phải tự trang bị cho mình những hiểu biết về chương trình, về SGK và nhiều điều khác. Nó sẽ tránh được những cách phát biểu hồ đồ, vội vã, thiếu thiện chí, thiếu trách nhiệm, chạy theo đám đông… Chỉ như vậy, mỗi đứa trẻ mới thực sự có phụ huynh tốt đồng hành cùng các em, để các em có được niềm vui đến trường và hạnh phúc tuổi thơ.

Những rào cản trong đổi mới giáo dục… Nên có nghị quyết riêng thúc đẩy đổi mới giáo dục Công bằng, cơ hội trong giáo dục Những nghịch lý giáo dục trong nền kinh tế thị trường Giáo dục thắp lên ngọn lửa đam mê, ươm mầm khát vọng
Nguồn Tạp chí Sông Thương (số 6/2023)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.