Chuyên đề

Trung thu, một giấc mơ bay

Văn học địa phương
08:17 | 15/09/2022
Giấc mơ ánh sáng. Lạ lùng nhất là lòng háo hức mong đến đêm Trung thu. Giấc ngủ nào cũng mơ thấy ánh sáng lung linh, kỳ diệu
aa

Giấc mơ ánh sáng. Lạ lùng nhất là lòng háo hức mong đến đêm Trung thu. Giấc ngủ nào cũng mơ thấy ánh sáng lung linh, kỳ diệu.

Cả tháng trước, đêm đã mơ về những những nan tre phết giấy bóng kính, đã cười nắc nẻ trong chiêm bao với mấy nhóc bạn đầu ba phân, đầu để chỏm, với chiếc đèn bánh ú sáng hừng hai màu vàng đỏ; đã thấy ông lân nghiêng nghiêng xập xòe miệng rộng, đã co rúm người khi lão địa cầm quạt giỡn dai… Phong vị Trung thu thời tôi trẻ nhỏ là giấc mơ ánh sáng, là cây nến cong queo xinh xinh leo lét một quầng đỏ nâu mỏng mảnh. Tượng trưng Trung thu là hình cá chép vượt vũ môn mà bác Bộ Đởm gần nhà luôn miệng khuyên muốn thành người phải học. Và chốc chốc ông lại vuốt mấy sợi lông mày dài cong mà luyến giọng, làm như bọn con nít con nôi chúng tôi lớn lắm:

“Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu

Anh về học lấy chữ nhu

Chín trăng em đợi, mười thu

em chờ…”

Gió mát trăng thanh, giấc mơ ánh sáng, giấc mơ tràn ngập niềm vui, giấc mơ đủ đầy ấm áp, giấc mơ học hành tấn tới, vở thơm giấy mực cũng thơm… Nhưng con chim chèo bẻo chợt nhại giọng lêu lêu: Ồ! chỉ chiêm bao! Ồ! chỉ chiêm bao!... Mơ như thế là ảnh mê nhìn ngoài quán xá ông Ba Tàu, ông Tân Phong như thế, là nhìn cảnh con cháu nhà giàu Thợ Phụng, Tư Bằng mà tưởng ta giống thế. Rất thực phận mình là nửa đêm dụi mắt tụt xuống khỏi bộ ván lọ mọ săm soi chiếc lon sữa bò đục lỗ, là lim dim mắt buồn ước một mẩu hồng lạp thô sơ… Tuổi thơ của tôi ơi! Thời con nít con nôi của tôi ơi! Thương đến trào nước mắt! Giờ quay về ký ức, lòng cứ ngờ không biết đâu thực đâu mơ?!

… Rồi Trung thu cũng đến! Rồi háo hức, hân hoan cũng thành! Hớn hở cùng bước đi trong đoàn trẻ con bụi bặm, cùng rồng rắn xuống dốc Cây Cầy, cùng đuổi theo nhau lên triền Ông Tú, cùng tròn xoe mắt nhìn ngang nhìn dọc khắp làng trên xóm dưới, khắp bờ chuối bụi tre, cùng ê a ngọng nghịu khúc mơ bay:

… Đèn ông sao với đèn cá chép

Đèn thiên nga với đèn bướm bướm

Em rước đèn này đến cung trăng…

Ngọn hồng lạp nhặt được vừa thắp lên đã tắt, không phải vì nước mắt ràn rụa rơi vào, không phải vì gió lồng thổi phụt, mà sáp không còn thì lửa… biết… làm… sao?! Phong vị đó, hai tiếng như làn hương trong gió thời xa ngái, bây giờ nhớ lại chỉ buồn thương.

Nước mắt thơm cứ ngẫm mà thành người có ích, cứ ngẫm mà thành động lực vươn lên. Cứ ngẫm! Cứ ngẫm! Cứ ngẫm!...

Nước mắt thơm trong những mùa ánh sáng đã một phần ký ức chẳng hề phai!

Hơn nửa thế kỷ rồi còn gì! Hơn nửa đời người rồi còn gì! Đã hai thứ tóc trên đầu rồi còn gì! Mỗi khi Trung thu đến cứ chạnh lòng thương nhớ. Mỗi khi Trung thu đến lại một – mình – thương - nhớ, không nguôi.

Nguồn Văn nghệ số 38/2022


Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.