Chiều 1/10, tại Hà Nội đã diễn ra lễ công bố và trao giải thưởng cuộc thi "Sáng tác kịch bản phim truyện, phim tài liệu năm 2023-2024 hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2030)”.
Đạo diễn, NSND Lê Hồng Chương trao Giải Ba kịch bản phim tài liệu cho tác giả Giang Hà Vỵ |
Sau tám tháng phát động và trong hai tháng tiếp nhận kịch bản (từ 1/2/2024 đến hết ngày 1/4/2024), BTC cho biết, có 70 kịch bản phim tài liệu và kịch bản phim truyện tham dự cuộc thi. Trong số đó, kịch bản phim tài liệu đề cập khá đa dạng lĩnh vực của đời sống, những vấn đề mới của đất nước gắn với chủ trương, đường lối và sự lãnh đạo của Đảng; mối quan hệ gắn bó của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Kịch bản phim truyện dự thi tập trung thể hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền cuộc đời hoạt động cách mạng của Người với cách mạng Việt Nam.
Hạng mục Kịch bản phim truyện: Cuộc thi không có giải Nhất: - Một Giải Nhì trị giá 50 triệu đồng thuộc về kịch bản “Lựa chọn thiên tài” của tác giả Lê Ngọc Minh. - Ba giải Ba trị giá mỗi giải 30 triệu đồng được trao cho các kịch bản: “Mùa Xuân đầu tiên” (Nguyễn Thị Khánh Ly), “Niềm tin và tình yêu” (Đào Thùy Trang) và “Dấu chân huyền thoại” (Đoàn Tuấn). Hạng mục Kịch bản Phim tài liệu - Không có giải Nhất. - Giải Nhì trị giá 30 triệu đồng được trao cho kịch bản “Nhà báo trẻ đi tìm nhà văn Sơn Tùng nơi Sáng ánh tâm đăng Hồ Chí Minh của tác giả Đào Tuệ Trinh (Hà Nội). - Hai giải Ba mỗi giải trị giá 20 triệu đồng thuộc về kịch bản “Văn Cao-Đảng với đa tài, Đảng với thiên tài” (Giang Hà Vỵ-Nguyễn Hoài Giang) và “Ngôi trường xưa bên dòng sông Công” (Nguyễn Thị Mỹ Trang). |
Đồng thời, nhiều sự kiện lịch sử trong tiến trình lãnh đạo cách mạng của Đảng đã được các tác giả đề cập, tái hiện, phản ánh vai trò lãnh đạo của Đảng với cách mạng Việt Nam. Bên cạnh đó, nhóm đề tài về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; đấu tranh phòng, chống diễn biến hòa bình; phòng, chống tham nhũng; bảo vệ Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa cũng được một số tác giả quan tâm xây dựng kịch bản./.
Hai đêm nhạc giới thiệu những ca khúc đặc sắc trong "di sản" hơn 100 bài hát của Phú Quang sẽ diễn ra vào 20h ngày 25-26/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Đó là thông tin được đại diện Ban Tổ chức - ông Chu Anh Hùng, Phó Giám đốc Nhà hát Lớn Hà Nội chia sẻ với báo chí ngày 1/10. Ông Hùng cũng cho biết, đêm nhạc, sẽ do nhạc sỹ Giáng Son đảm nhận vai trò Giám đốc Âm nhạc, nhạc sỹ Lưu Hà An đảm nhận vai trò hòa âm phối khí.
Nhạc sỹ Giáng Son đảm nhận vai trò Giám đốc Âm nhạc chia sẻ tại buổi họp báo |
Chương trình có sự góp mặt của Nghệ sỹ Nhân dân Tấn Minh, ca sỹ Hồ Quỳnh Hương, Khánh Linh, Hoàng Hải, nhóm OPlus. Mỗi nghệ sỹ sẽ thể hiện 3 - 4 ca khúc của nhạc sỹ Phú Quang.
Để có đêm nhạc tạo dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả, nhạc sỹ Giáng Son cùng ekip đã lựa chọn trong số "di sản" hơn 100 bài hát của Phú Quang để đưa vào chương trình những ca khúc làm nên chất trữ tình, lãng mạn, sang trọng, đẹp đẽ - chất Hà Nội trong âm nhạc của ông. Đó là tình yêu con người, tình yêu đôi lứa, tình yêu Hà Nội. Các bài hát đều được phối khí mới mẻ tạo cảm xúc cho cả ca sỹ thể hiện và khán giả,” nhạc sỹ Giáng Son chia sẻ.
BTC kỳ vọng, hai đêm nhạc Phú Quang trong chương trình “Hà Nội-Chạm miền ký ức,” sẽ là một món quà không chỉ dành riêng cho người dân Thủ đô mà còn là cơ hội để du khách có thể hiểu hơn về một Hà Nội với hoài niệm lịch sử nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tuần phim tài liệu Hà Nội trên VTVgo sẽ được bắt đầu với 20 bộ phim đặc sắc được xem là điểm nhấn trong chuỗi chương trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954- 10.10.2024).
Đây là những tác phẩm đã được Đài THVH, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Hãng phim Sao Khuê - Hội Điện ảnh Hà Nội, nhà làm phim độc lập- ông Jean - Noel Poirier (cựu Đại sứ Pháp) sản xuất.
Ảnh BTC |
Cùng với việc công chiếu 20 bộ phim tài liệu, nhóm sản xuất tổ chức hoạt động giao lưu với các đoàn làm phim cùng 3 bộ phim được chiếu trực tiếp tại trường quay S7 – Đài THVN vào các ngày 4, 5, 6.10.2024.
Trước đó, hướng tới tháng Mười lịch sử, Đài THVN sản xuất mới 3 bộ phim tài liệu: Nhà của chúng tôi (3 tập), Nơi hoà bình bắt đầu và Bác sĩ Trần Duy Hưng - Một phẩm cách Hà Nội. Cả 3 phim đều phát sóng trên các kênh quảng bá và tham gia sự kiện Tuần phim tài liệu Hà Nội trên VTVgo.
Cùng với Tuần phim tài liệu Hà Nội trên VTVgo, trong dịp kỷ niệm này, Đài THVN cũng thực hiện nhiều sự kiện, chương trình trọng điểm như chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt Hà Nội - Bản hùng ca phố, phim tài liệu Bác sĩ Trần Duy Hưng- Một phẩm cách Hà Nội, phim truyền hình Hoa sữa về trong gió…
Các bộ phim tài liệu phát sóng trên VTVgo: “Hà Nội bốn mùa”, “Phố nghề Hà Nội” , “Chùa Trấn Quốc,” “Đàn Nam Giao” , “Di tích tiền Thăng Long”, “Linh hồn Hà Nội”, “Ghi dấu cùng Thủ đô”, “Nơi hòa bình bắt đầu,” “Bác Hồ với Hà Nội,” “Bác sỹ Trần Duy Hưng - một phẩm cách Hà Nội,” “Nhà của chúng tôi”, “Phố cổ Hà Nội,” “Ngoại ô,” “Thành phố bên sông Hồng,” “Hà Nội trong mắt ai,” “Văn Miếu-Quốc Tử Giám,” “Lúc sương tan,” “Hà Nội của tôi” (Mon Hanoi), “Hà Nội niềm tin” , “Sinh năm 1972.” |
Biển đảo trong lòng đồng bào là chủ đề hoạt động tháng 10 được tổ chức từ ngày 01 - 31/10/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của huyện đảo Lý Sơn. Ảnh Internet |
Chương trình có các hoạt động điểm nhấn như: Tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; Trình diễn, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam; Hoạt động trưng bày, triển lãm, giới thiệu văn hóa, du lịch Quảng Ngãi; hình ảnh về Đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa; Giao lưu, trải nghiệm tinh hoa ẩm thực truyền thống Lý Sơn và các sản vật địa phương tỉnh Quảng Ngãi.
Ngoài ra, BTC còn bố trí các hoạt động cuối tuần như: Chương trình dân ca dân vũ Hoa tháng Mười"của đồng bào đang hoạt động hàng ngày kỷ niệm 94 năm ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10; Chương trình dân ca dân vũ Buôn làng vào hội của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đang hoạt động hàng ngày tại Làng; hoạt động của các nhóm nghệ nhân đang hoạt động hàng ngày tại Làng.
Đồng thời, tham dự sự kiện, công chúng cũng có thể tham dự các hoạt động hoạt động hàng ngày, cuối tuần của 16 cộng đồng dân tộc, chương trình du lịch trải nghiệm, giới thiệu làm bánh, gói bánh phục vụ du khách, trò chơi dân gian; hoạt động cầu an, chúc phúc tại các không gian tâm linh chùa Khmer, tháp Chăm... nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm tại Ngôi nhà chung của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam./.
Nguyệt Anh | Báo Văn Nghệ
---------
Bài viết cùng chuyên mục: