Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự "Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ"

Bùi Quyên
Âm nhạc
10:25 | 01/10/2024
Baovannghe.vn - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam - Mông Cổ đã dự Lễ khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ năm 2024.
aa

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự "Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ"

Chiều 30/9, tại Nhà hát Opera và Ballet, thủ đô Ulan Bator, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Thanh niên Mông Cổ đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ năm 2024.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam - Mông Cổ đã dự Lễ khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ năm 2024

Bản tin Văn nghệ: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự "Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ"
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam - Mông Cổ đã dự Lễ khai mạc Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ

Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Mông Cổ tiếp tục là minh chứng cho hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển.

Ngoài dự lễ khai mạc, thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc tại sảnh Nhà hát, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh cùng Đoàn đại biểu cấp cao hai nước và khán giả đã tham quan không gian triển lãm, trưng bày các tác phẩm nhiếp ảnh ấn tượng về các di sản thiên nhiên, di sản văn hóa tại Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO) ghi danh là di sản thế giới, cùng với một số loại hình, danh hiệu được UNESCO công nhận, đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam… Các di sản thể hiện sự kết nối hài hòa giữa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc với bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế.

Sau lễ khai mạc, các hoạt động văn hóa Việt Nam tiếp tục được tổ chức tại Quảng trường Sukhbaatar, thủ đô Ulan Bator từ ngày 30/9 đến 2/10.

Tuần lễ “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại giữa các nền văn hóa”

Sáng 30/9, tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc chương trình “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại giữa các nền văn hóa”, bắt đầu chuỗi hoạt động về văn hóa và ngôn ngữ Nga tại Việt Nam.

Bản tin Văn nghệ: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự "Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ"
Tuần lễ “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại giữa các nền văn hóa”

Trong khuôn khổ Tuần lễ ngôn ngữ Nga, nhiều sự kiện giáo dục, văn hóa và phương pháp luận được tổ chức, hướng đến các chuyên gia Nga ngữ học Việt Nam, sinh viên và học sinh học tiếng Nga. Các hoạt động bao gồm: giờ giảng mẫu, thuyết trình tương tác về văn hóa ngôn ngữ, tập huấn phương pháp và cuộc thi đọc cá nhân dành cho các chuyên gia Nga ngữ học, phiên dịch viên, cũng như sinh viên tiếng Nga.

Bên cạnh đó, dành riêng cho học sinh phổ thông, chương trình còn tổ chức chuyến tham quan ảo và cuộc thi đồng đội. Những người yêu tiếng Nga cũng có thể tham gia triển lãm đa phương tiện, nơi trưng bày sách giáo khoa, tài liệu phương pháp luận và các tác phẩm văn học Nga.

Chương trình do Trường Đại học Ngôn ngữ Quốc gia Matxcơva, một trong những trường đại học hàng đầu của Nga, tổ chức. Đây cũng là tên gọi mới của Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Quốc gia Matxcơva trước đây mang tên Maurice Therese.

Chương trình “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại giữa các nền văn hóa” kéo dài từ ngày 30/9 đến 8/10, diễn ra tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng./.

107 phim tham gia LHP quốc tế Hà Nội lần VII

Chiều 30.9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông, Trưởng BCĐ LHP quốc tế Hà Nội lần VII (HANIFF VII) đã chủ trì cuộc họp với Cục Điện ảnh và các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ về nội dung tiến độ triển khai công tác tổ chức LHP.

Với khẩu hiệu “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, HANIFF VII sẽ diễn ra từ ngày 7 - 11.11.2024, với chuỗi hoạt động phong phú nhằm giới thiệu và tôn vinh những tác phẩm xuất sắc của nhiều quốc gia trên thế giới.

Xác định chất lượng phim tham dự là yếu tố quyết định thành công, nâng tầm thương hiệu cho một LHP nên từ tháng 3.2024, BTC đã lập Hội đồng sơ tuyển phim tham dự HANIFF VII.

BTC cho biết, đến nay HANIFF VII đã kêu gọi được trên 500 tác phẩm từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia tuyển chọn vào các hạng mục tại LHP.

Tính đến ngày 30.9, trong tổng số trên 500 phim tham gia tuyển chọn, Hội đồng sơ tuyển đã chọn được 107 phim tham gia các hạng mục tại HANIFF VII.

Trong đó, có 11 phim tham gia Chương trình Phim dài dự thi. Chương trình phim ngắn dự thi (phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình có độ dài dưới 60 phút) có 10 phim của các nước và 10 phim Việt Nam.

Chương trình toàn cảnh điện ảnh thế giới (Panorama) có 31 phim tham gia, gồm 20 phim dài và 11 phim ngắn.

Chương trình Phim Việt Nam đương đại có 38 phim tham gia, gồm 20 phim hoạt hình và phim tài liệu, 18 phim truyện.

Chương trình phim tiêu điểm điện ảnh Đức có 7 phim tham dự.

Trong khuông khổ liên hoan, BTC sẽ bố trí hai hội thảo:

Bản tin Văn nghệ: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự "Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ"
Tính đến ngày 30.9, trong tổng số trên 500 phim tham gia tuyển chọn

- Hội thảo thứ nhất với chủ đề “Tiêu điểm điện ảnh Đức”, chia sẻ những góc nhìn, chia sẻ về bài học kinh nghiệm sản xuất phim của điện ảnh Đức; cách khai thác đề tài mang tính con người, xã hội và nhân văn; phân tích cách kể chuyện đa chiều sáng tạo, xu hướng làm phim...

- Hội thảo còn lại có chủ đề “Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học”. Đề cập những vấn đề khi chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh; đổi mới tư duy của các nhà làm phim khi khai thác đề tài lịch sử; giải pháp nâng tầm và phát triển các dòng phim, kinh nghiệm quốc tế…

Ngoài ra, BTC còn bố trí các sự kiện, triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh”; Chợ Dự án phim...

BTC cho biết, sẽ có khoảng 300 đại biểu quốc tế là các nghệ sĩ, đạo diễn, khách mời, các nhà làm phim quốc tế tham dự sự kiện này.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Giải phóng thủ đô

Hà Nội trong tôi vừa được khai mạc tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cũ, 49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, giới thiệu 50 tác phẩm đặc sắc bằng chất liệu màu nước của các họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên: Nguyễn Phương, Chu Quốc Bình, Phạm Thanh Sơn, Bùi Hải Dương, Doãn Đức Tiến, Đặng Thanh Dương, Đoàn Quốc.

Triển lãm đưa người xem tiếp cận những góc nhìn đa chiều đặc biệt về Hà Nội được thể hiện trên chất liệu màu nước nhằm khắc họa một Hà Nội bên dòng thời gian đầy cuốn hút. Hà Nội, nơi không chỉ lưu giữ ký ức, sự chiêm nghiệm mà còn kiến tạo nên những cảm hứng để mỗi người thêm yêu và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của Thủ đô...

Bản tin Văn nghệ: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự "Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ"
Hà Nội trong tôi vừa được khai mạc tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cũ, 49 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, giới thiệu 50 tác phẩm đặc sắc bằng chất liệu màu nước

Cũng chung chủ đề về Hà Nội, triển lãm Hà Nội trong mắt ai tôn vinh 40 trí thức tiêu biểu của Thủ đô cũng được BQL Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Ban vận động Mỹ thuật và ngoại giao văn hóa Việt Nam tổ chức. Hà Nội trong mắt ai gồm 40 tác phẩm của 17 họa sĩ, phần lớn là chân dung các danh nhân sinh ra và lớn lên ở Thủ đô hoặc sinh ra ở nhiều vùng đất khác nhau nhưng đã thành danh ở đất Hà thành, góp phần làm phong phú thêm cho bề dày văn hóa của đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Triển lãm Mặt khác - Otherwise trưng bày hơn 150 mặt nạ điêu khắc được làm từ chất liệu gốm và giấy bồi của 3 nghệ sĩ đang diễn ra tại Hội quán Quảng Đông (22 Hàng Buồm, Hà Nội). Triển lãm được thực hiện dựa trên quan điểm “con người chính là số phận của thành phố” và “con phố, món ăn có thể trở thành một nguyên liệu của nghệ thuật”, nhà điêu khắc Đinh Công Đạt đưa vào tác phẩm tên những con phố và cả những món ăn nổi tiếng của Hà Nội…

Bùi Quyên | Báo Văn Nghệ

-------------

Bài viết cùng chuyên mục:

Bản tin Văn nghệ: 70 năm Giải phóng Thủ đô - những dấu ấn đi cùng năm tháng Bản tin Văn nghệ: Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 (HANIFF VII) 2024 Bản tin Văn nghệ: Khai mạc Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 Bản tin Văn nghệ: Hà Nội - Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Giải Phóng thủ đô 10/10 Bản tin Văn nghệ: Khởi động cuộc thi "Festival piano talent 2025"
Chuyện vãn ở La Thành - Thơ Lê Huy Mậu

Chuyện vãn ở La Thành - Thơ Lê Huy Mậu

Baovannghe.vn- Thi nhân ạ!/ Khó minh định rạch ròi/ Ta đang ở Giới nào trong Tam giới?/ Này thì rượu. Này thì thơ. Này thì em roi rói
Câu chuyện cửa ô xưa

Câu chuyện cửa ô xưa

Hà Nội với 36 phố phường và 5 Cửa ô trong những vần thơ, câu hát đã khắc sâu trong tâm thức biết bao thế hệ người Việt. Cửa ô - danh xưng độc đáo, riêng biệt chỉ có ở Hà Nội, được mở ra tại phần tiếp giáp với sông Hồng, có chức năng như một cửa khẩu buôn bán và được canh phòng cẩn mật. Tuy nhiên, trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, những Cửa ô xưa của đất Kinh kỳ đã chìm dần trong ký ức. Câu chuyện về những Cửa ô của Hà Nội là một nội dung đầy tính hấp dẫn về chính bản thân nó cũng như gắn liền với lịch sử của mảnh đất nghìn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nội.
Hoa Ưu Đàm - Thơ Nguyễn Hoa

Hoa Ưu Đàm - Thơ Nguyễn Hoa

Baovannghe.vn - Bóng nhẫy lời khen/ Bài thơ/ Thiếu dòng mồ hôi nhễ nhại mặt người/ Thiếu hoa vân tay trong hồ sơ lưu trữ
"Đổi Tư Thế" MV nhạc dung tục gây tranh cãi

"Đổi Tư Thế" MV nhạc dung tục gây tranh cãi

Ca khúc "Đổi tư thế" của Bình Gold và Andree Right Hand vừa ra mắt vào ngày 2/10/2024 đang gây sốc và tranh cãi mạnh mẽ trong cộng đồng mạng, MV nhanh chóng xuất hiện trong danh sách âm nhạc thịnh hành. Tuy nhiên, thay vì được đón nhận tích cực, sản phẩm âm nhạc này lại bị lên án vì phần ca từ mang tính tục tĩu và phản cảm, dấy lên những lo ngại về ảnh hưởng của nó đối với khán giả, đặc biệt là giới trẻ.
Viết bằng nước mắt đỏ - Thơ Vương Tùng Cương

Viết bằng nước mắt đỏ - Thơ Vương Tùng Cương

Baovannghe.vn- Vẻ trầm lặng khiêm nhường/ nhưng ánh mắt không phải thế/ ánh mắt của mưa nguồn chớp biển/ có sông Lam bến tuổi thơ sạt lở