Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ: Khởi động cuộc thi "Festival piano talent 2025"

Bùi Quyên
Âm nhạc
15:00 | 30/09/2024
Baovannghevn - "Festival piano talent 2025"; Đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đối với 4 hiện vật, bộ hiện vật quý triều Nguyễn; Triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII Đồng bằng sông Cửu Long...là sự kiện được đón nhận
aa

Đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đối với 4 hiện vật, bộ hiện vật quý triều Nguyễn

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, Hội đồng thẩm định của tỉnh Thừa Thiên Huế đã họp đánh giá và thống nhất hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đối với 4 hiện vật, bộ hiện vật quý thời triều Nguyễn.

Bản tin Văn nghệ: Khởi động cuộc thi
Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng

4 hiện vật gồm: chuông Ngọ Môn; phù điêu bằng đá thời Minh Mạng; ngai hoàng đế Duy Tân; tượng rồng thời Thiệu Trị.

4 hiện vật, được lựa chọn dựa trên những tiêu chí để xác định hiện vật là bảo vật quốc gia, như: tính độc bản, độc đáo; có giá trị đặc biệt đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước hoặc gắn với nhân vật lịch sử…

Đặc biệt, đây là những hiện vật, bộ hiện vật đều có kích thước lớn, chất liệu bền vững và là độc bản, còn nguyên vẹn các bộ phận cấu thành nên hiện vật, các họa tiết hoa văn đầy đủ, sắc nét. Những hiện vật có hình thức thể hiện độc đáo và có giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu…

Chuông Ngọ Môn là chiếc chuông duy nhất (mang tính độc bản), đặt tại cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế. Chiếc chuông này dùng để sử dụng trong các nghi lễ cung đình, được xem là “biểu tượng” của triều Nguyễn.

Phù điêu bằng đá thời Minh Mạng hiện đang được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Đây là hiện vật bằng đá cẩm thạch duy nhất lưu lại dấu ấn của Hoàng đế Minh Mạng, trên 2 mặt của phù điêu có khắc bài thơ “Ngự chế” và bài “Minh”.

Ngai Hoàng đế Duy Tân được triều đình đặc chế riêng cho vị vua này khi ông lên ngôi năm 7 tuổi. Kiểu thức, hoa văn trang trí trên ngai áp dụng kỹ thuật sơn, thếp vẽ vàng cùng kỹ thuật chạm nổi thể hiện sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật điêu khắc gỗ lúc bấy giờ.

Tượng rồng thời Thiệu Trị là bộ hiện vật bằng đồng có giá trị lịch sử, nghệ thuật, văn hóa. Bộ hiện vật này là đỉnh cao của sự tích hợp, mô phỏng hình dáng các chiếc “kim ấn bảo tỉ” được đúc từ thời Minh Mạng đến thời Thiệu Trị với kiểu thức “hình rồng quấn”.

Như vậy, tính đến nay, Thừa Thiên Huế đang có 10 hiện vật, bộ hiện vật với 35 hiện vật đơn lẻ đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Trong đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang quản lý và phát huy giá trị của 8 hiện vật, bộ hiện vật với 33 hiện vật đơn lẻ; 2 bảo vật quốc gia còn lại đang được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh.

Triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII Đồng bằng sông Cửu Long

Triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ 29 năm 2024 vừa được khai mạc tại tỉnh Kiên Giang với trên 200 tác phẩm của gần 180 tác giả tham dự. Đây là lần thứ 3 tỉnh Kiên Giang đăng cai triển lãm mỹ thuật khu vực ĐBSCL.

Bản tin Văn nghệ: Khởi động cuộc thi
Triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII - ĐBSCL, lần thứ 29 năm 2024 sẽ kéo dài đến hết ngày 6.10.2024.

Đây là hoạt động chuyên ngành nhằm hướng tới kỷ niệm 73 năm ngày truyền thống Hội Mỹ thuật Việt Nam (10.12.1951 – 10.12.2024).

Ghi nhận từ BTC, triển lãm đã tôn vinh, ghi nhận những thành tựu nghệ thuật, khuyến khích các họa sĩ, nhà điêu khắc trong khu vực, sáng tạo nhiều tác phẩm mới có giá trị về nội dung và nghệ thuật, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và góp phần làm sôi nổi các hoạt động văn hóa của khu vực trong dịp lễ quan trọng của đất nước. Chính vì vậy, mỗi tác phẩm tham dự triển lãm là một thông điệp cuộc sống từ chính tâm hồn, tình cảm và trách nhiệm của người nghệ sĩ, chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, góp phần tích cực vào việc xây dựng và phát triển nền Mỹ thuật Việt Nam đương đại, mang dấu ấn trong vườn hoa văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Triển lãm Mỹ thuật khu vực VIII - ĐBSCL, lần thứ 29 năm 2024 sẽ kéo dài đến hết ngày 6.10.2024.

Bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Kế hoạch và dự toán tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một. Đây là một phần nội dung của Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Mục tiêu chương trình đặt ra chính là nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, đề cao vai trò năng lực chủ thể văn hóa của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản, người có uy tín và đồng bào dân tộc thiểu số vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay; đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch có hiệu quả trong thời gian tới.

Bản tin Văn nghệ: Khởi động cuộc thi
Mục tiêu chương trình đặt ra chính là nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu, các địa phương phải thực hiện đồng bộ giữa việc nghiên cứu, bảo tồn văn hóa nghệ thuật với tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thống; thường xuyên tuyên truyền, lồng ghép kế hoạch phát triển văn hóa phi vật thể và du lịch vào các chương trình nghiên cứu, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một.

Trong Kế hoạch, Bộ giao Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Vụ Văn hóa Dân tộc và các đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện hỗ trợ, nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy nghề dệt của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền), xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình; Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy hát Páo Dung và thêu trang phục truyền thống của dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Trong đó, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng của nghề dệt tại Hòa Bình, hát Páo Dung và nghề thêu tại Bắc Kạn; đề xuất các giải pháp thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản nêu trên; tổ chức tập huấn, truyền dạy nghề cho các nghệ nhân; chụp ảnh, ghi hình, dựng phim tư liệu về quá trình tổ chức lớp tập huấn, in đĩa DVD phát cho cộng đồng, tuyên truyền tại Bảo tàng và tuyên truyền trên mạng Internet (website Bảo tàng, Youtube, Facebook) nhằm phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số.

Gần 2.000 thí sinh tham gia "Festival piano talent 2025"

"Festival piano talent 2025" do Viện Phát triển Giáo dục và Văn hóa Việt Nam tổ chức với sự đồng hành của Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch) đã chính thức được khởi động.

Bản tin Văn nghệ: Khởi động cuộc thi
Thí sinh nộp hồ sơ trực tuyến từ ngày 1-1 đến hết ngày 30-1-2025

Theo dự kiến, mùa giải 2025 sẽ thu hút 2.000 thí sinh trên khắp cả nước. Năm nay, ban tổ chức cũng sẽ phối hợp với các tổ chức giáo dục trong nước và ngoài nước tổ chức nhiều chương trình hòa nhạc nhỏ, talkshow, trại hè âm nhạc quốc tế… để các thí sinh có cơ hội giao lưu, học hỏi phát triển tài năng.

Thí sinh nộp hồ sơ trực tuyến từ ngày 1-1 đến hết ngày 30-1-2025. Vòng bán kết được tổ chức tại 3 địa điểm: Phòng Hòa nhạc - Nhạc viện TP HCM (ngày 1 và 2-3), Phòng Hòa nhạc - Học viện Âm nhạc Huế (ngày 8 và 9-3) và Phòng Hòa nhạc - Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam (ngày 15 và 16-3). Thí sinh xuất sắc nhất 10 bảng thi tại vòng chung kết sẽ nhận cúp vàng, ngoài ra còn có huy chương vàng, huy chương bạc, huy chương đồng tương ứng cho mỗi bảng thi…

Hội đồng giám khảo cuộc thi gồm các nghệ sĩ nổi tiếng như TS Đào Trọng Tuyên, NSND Phạm Ngọc Khôi, nghệ sĩ Minh Lệ, TS Đặng Ngọc Giang Quân, TS Eun Young Joo, thạc sĩ Trương Ngọc Chiến, nghệ sĩ Trần Viết Bảo, NSND Trung Hiếu.

Bùi Quyên | Báo Văn Nghệ

------------

Bài viết cùng chuyên mục:

Bản tin Văn nghệ: Huyền thoại Michael Learns to Rock đến Việt Nam Bản tin Văn nghệ: 70 năm Giải phóng Thủ đô - những dấu ấn đi cùng năm tháng Bản tin Văn nghệ: Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 (HANIFF VII) 2024 Bản tin Văn nghệ: Khai mạc Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 Bản tin Văn nghệ: Hà Nội - Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Giải Phóng thủ đô 10/10
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về "Chống lãng phí"

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về "Chống lãng phí"

Baovannghe.vn - Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả. Văn nghệ điện tử trân trọng giới thiệu nội dung bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm.
Khéo dư nước mắt. Tạp bút của Đông Trình

Khéo dư nước mắt. Tạp bút của Đông Trình

Baovannghe.vn - Con đường ấy mang tên "Đông - Tây". Đơn giản là nó nối hai phương của một thành phố. Con đường lớn, đẹp, lối đi hai chiều.
Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954-2024)

Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954-2024)

Baovannghe.vn - Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954-2024) là cuốn sách có giá trị tổng quan và sâu sắc về các chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội.
Trầm ngâm quê nhà- Thơ Nguyễn Văn Hòa

Trầm ngâm quê nhà- Thơ Nguyễn Văn Hòa

Baovannghe.vn- Tôi từ thương nhớ mà đi/ Vọng trong ngày cũ xanh rì chiêm bao/ Nam non ướt ngọn mưa rào/ Nồm già nứt vách chênh chao nếp nhà
Chiều đã Chạp - Thơ Nguyên Hậu

Chiều đã Chạp - Thơ Nguyên Hậu

Baovannghe.vn- Chầm chậm nhé trời chiều nay đã Chạp/ Người tha hương đã kịp về đâu/ Ai rửa phèn chua nhàu nhĩ áo nâu/ Rơi giấc phố tiếng dế ngày xa lắc