Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ ngày 23/1/2025

Việt Thắng (tổng hợp)
Sách
16:32 | 23/01/2025
Baovannghe.vn - Sự kiện mang đến cho người tham dự nhiều cảm xúc khi được sống lại ký ức xa xưa, với những Nghi lễ Tết Cung đình truyền thống
aa

Sống lại trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

Ngày 22/1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ Tống cựu nghinh tân tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Tham dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Vũ Thu Hà, Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam Lê Thị Hồng Vân, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Jonathan Baker, các nhà khoa học, đại diện ngoại giao đoàn và các vị khách quốc tế...

Trong không gian ngập tràn sắc Xuân, sự kiện mang đến cho người tham dự nhiều cảm xúc khi được sống lại ký ức xa xưa, với những Nghi lễ Tết Cung đình truyền thống. Đây là hoạt động nhằm phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể cung đình, góp phần gìn giữ phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Sự kiện mang đến cho người tham dự nhiều cảm xúc với những Nghi lễ Tết Cung đình truyền thống. Ảnh: BTC
Sự kiện mang đến cho người tham dự nhiều cảm xúc với những Nghi lễ Tết Cung đình truyền thống. Ảnh: BTC

Trong Hoàng cung Thăng Long xưa, vào dịp Tết đến Xuân về, những nghi lễ được tổ chức tôn nghiêm, trang trọng thể hiện sự hưng thịnh của quốc gia, sự bình an, no ấm cho Nhân dân. Các lễ trước Tết với ý nghĩa Tống cựu nghinh Tân - tiễn cái cũ đi để đón năm mới về, để góp phần tạo nên sức sống trường tồn cho các di sản văn hóa lịch sử truyền thống.

Tại chương trình, các đại biểu đã trải nghiệm chương trình tái hiện nghi lễ Tống cựu nghinh tân, bao gồm: Lễ Tiến lịch, Lễ ông Công ông Táo, Lễ dựng cây nêu, Nghi thức đổi gác.

Chuỗi hoạt động Tết tại Hoàng thành Thăng Long diễn ra từ ngày 20/1/2025 đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.

Phát huy giá trị Lễ hội Gióng tại Đền Sóc năm 2025

Lễ hội Gióng đền Sóc năm 2025 tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc là một trong những lễ hội lớn nhất của TP Hà Nội, đã được Tổ chức UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2010”.

Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của Đức Thánh Gióng - người có công dẹp giặc đem lại thái bình cho dân tộc Việt Nam. Theo truyền thống, lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng hằng năm, nhằm thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của cha ông.

Hình ảnh đại diện Hương ước các thôn làng rước kiệu, các linh vật, dâng đọc tấu sớ trước sân Rồng tại chính điện trong ngày chính Hội Đền Gióng Sóc Sơn hàng năm. Ảnh: BTC
Hình ảnh đại diện Hương ước các thôn làng rước kiệu, các linh vật, dâng đọc tấu sớ trước sân Rồng tại chính điện trong ngày chính Hội Đền Gióng Sóc Sơn hàng năm. Ảnh: BTC

Năm nay, Lễ hội Gióng đền Sóc sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 3 đến 5-2-2025 (tức ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Lễ khai hội diễn ra từ 6h30 sáng gồm các hoạt động: Dâng hương, rước lễ, tế lễ của các thôn làng. 8 lễ vật theo truyền thống được các thôn làng cung tiến gồm: Giò hoa tre, thần mã (ngựa chiến), voi chiến, trầu cau, ngà voi, cỏ voi, nữ tướng trẻ và cầu húc. Lễ hội Gióng đền Sóc được tổ chức tại quần thể Khu di tích đền Sóc, thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, bao gồm 6 công trình: đền Hạ (tức đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (tức đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia.

Đặc biệt điểm nổi bật khác biệt trong mùa lễ hội Gióng 2025 tập trung vào phần hội. Theo đó, các trò chơi dân gian tiếp tục được Ban tổ chức lễ hội duy trì như: đi cà kheo, đập niêu đất, hội thi nấu cơm, hội thi cầu húc... Đặc biệt, năm 2024 nghi thức “Kéo Mỏ” của thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn (Hà Nội), đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” và sẽ tiếp tục được tổ chức tại Lễ hội Đền Sóc nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương. Cùng với đó là các gian hàng giới thiệu, quảng bá du lịch Sóc Sơn, du lịch Hà Nội, các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của huyện.

Gần 200 ấn phẩm trưng bày ở Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025 tại Quảng Ngãi

Chiều 22/1, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở TTTT, Sở VHTTDL, Sở NN&PTNT và Thư viện Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ khai mạc Hội Báo xuân Ất Tỵ 2025.

Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025 giới thiệu, trưng bày gần 200 ấn phẩm báo, tạp chí của các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ở trong tỉnh, có sự tham gia của các đơn vị: Báo Quảng Ngãi, Đài PT&TH tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh, Sở TT&TT, Thư viện Tổng hợp tỉnh và các đơn vị có ấn phẩm tạp chí, bản tin, đặc san số Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội Báo Xuân. Ảnh: BTC
Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội Báo Xuân. Ảnh: BTC

Hội báo xuân tiếp tục khẳng định, cùng với báo chí cả nước, báo chí truyền thông trong tỉnh đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số báo chí để tối ưu hóa hoạt động, đổi mới mạnh mẽ chất lượng nội dung, chương trình, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, phân phối, kiểm soát nội dung nhằm xây dựng cơ quan báo chí và đội ngũ làm báo “chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Hội Báo xuân Ất Tỵ 2025 tỉnh Quảng Ngãi được tổ chức tại Thư viện Tổng hợp tỉnh, từ ngày 22 – 25/1/2025.

Trong khuôn khổ Hội Báo xuân năm nay, Ban Tổ chức đã mời 11 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có sản phẩm OCOP tiêu biểu tham gia trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm phục vụ Tết.

Chu Chí Thành - những điều may mắn khi là phóng viên chiến trường

Chu Chí Thành - những điều may mắn khi là phóng viên chiến trường

Baovannghe.vn - Vốn là sinh viên Văn khoa trường Đại học Tổng hợp, đang học năm thứ 3, ông cùng rất nhiều bạn bè trong lớp được tốt nghiệp sớm để đi phục vụ chiến trường miền Nam. Đó là năm 1966. Và bắt đầu từ đó, ông chính thức được cầm máy ảnh.
Từ đường ranh giới đến “chuyến tàu ma”

Từ đường ranh giới đến “chuyến tàu ma”

Chỉ trong bảy tuần, một vị luật sư Anh chưa từng đặt chân đến Ấn Độ đã vẽ lại ranh giới cho một tiểu lục địa hàng triệu người — và làm bùng nổ cuộc di cư lớn nhất lịch sử hiện đại.
Giữa núi sông này thống nhất bóng cờ sao - Thơ Anh Thơ

Giữa núi sông này thống nhất bóng cờ sao - Thơ Anh Thơ

Baovannghe.vn - Pháo nổ ran trời lẫn tiếng reo vui/ Ta nắm tay nhau nửa khóc, nửa cười
Tháng Tư thương nhớ. Tản văn của Nguyễn Minh Ngọc

Tháng Tư thương nhớ. Tản văn của Nguyễn Minh Ngọc

Baovannghe.vn - Đùng cái, giữa trưa ngày 30/4/1975, trong cái nắng hè nồng nã, qua radio, chúng tôi biết tin chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng. Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Đại quân ta từ năm cánh đã tràn vào Sài Gòn và cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập…
Tăng thuế thuốc lá góp phần giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá tại Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá góp phần giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá tại Việt Nam

Baovannghe.vn - Ngày 23/4, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam tổ chức tập huấn với chủ đề Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường.