Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ: Tự hào về Thủ đô anh hùng qua “Hà Nội – Bản hùng ca phố”

Việt Thắng
Âm nhạc
14:30 | 11/10/2024
Baovannghe.vn - “Hà Nội – Bản hùng ca phố”, cho chúng ta thấy một Hà Nội xứng với danh hiệu Thành phố Vì hòa bình, Thành phố đang phát triển trong thời đại mới.
aa

Chương trình nghệ thuật chính luận “Hà Nội - Bản hùng ca phố”

Tối 10/10, tại Trung tâm Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), đã diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) với chủ đề “Hà Nội - Bản hùng ca phố”.

Chương trình do UBND thành phố Hà Nội phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Đây là chương trình đặc biệt trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm, nhằm tái hiện chặng đường hào hùng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Bản tin Văn nghệ: Tự hào về Thủ đô anh hùng qua “Hà Nội – Bản hùng ca phố”
Hà Nội - Bản hùng ca phố gồm 3 chương: Trận địa trong thành phố, 9 năm rừng lòng vẫn Thủ đô, Bài ca Hà Nội. Ảnh TV

Dự chương trình nghệ thuật Hà Nội - Bản hùng ca phố có đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước; đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội...

Đại biểu Thành phố Hà Nội, có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Cùng dự có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã của thành phố; các cựu chiến binh cùng đông đảo nhân dân Thủ đô.

Hà Nội - Bản hùng ca phố gồm 3 chương: Trận địa trong thành phố, 9 năm rừng lòng vẫn Thủ đô, Bài ca Hà Nội

Bằng những hình ảnh chân thực về cuộc chiến đấu 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô, tái hiện hình ảnh những đoàn người tản cư, những chuyến xe chở máy móc, thiết bị rời khỏi thành phố… chương trình đã giúp khán giả hiểu thêm về 60 ngày đêm sử hào hùng bảo vệ Thủ đô của quân và dân Hà Nội.

Tiếp đó, là những năm tháng Hà Nội viết tiếp bản hùng ca những ngày ác liệt, cùng cả dân tộc chống Mỹ, với hàng chục vạn người con Thủ đô xung phong lên đường chiến đấu.

Với sự kết hợp giữa âm nhạc, ánh sáng cùng với trình diễn công nghệ hiện đại 3D mapping, xen kẽ các phóng sự, phỏng vấn nhân chứng lịch sử, Hà Nội - Bản hùng ca phố không những cho khán giả nhớ về những ngày tháng lịch sử anh dũng của Thủ đô mà còn cho chúng ta thấy một Hà Nội xứng với danh hiệu Thành phố Vì hòa bình, Thành phố sáng tạo, đang vươn mình phát triển trong thời đại mới.

Đặc biệt, trong chương trình đã tái hiện lễ chào cờ lịch sử 15 giờ ngày 10/10/1954 tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, trên nền ca khúc Tiến quân ca do ca sĩ Tùng Dương và dàn nhạc Thăng Long trình diễn, mang đến nhiều cảm xúc cho người xem. Cùng với đó, là hình ảnh đoàn quân chiến thắng trở về ngày 10/10 của 70 năm về trước với những cờ hoa rực rỡ, trong sự chào đón hân hoan của nhân dân Thủ đô.

Chương trình chính luận nghệ thuật Hà Nội - Bản hùng ca phố đã góp phần khẳng định Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng những giá trị cao quý, tiêu biểu của dân tộc. Qua đó, chúng ta thêm yêu, thêm tự hào về Hà Nội – trái tim của dân tộc Việt Nam anh hùng!

Khánh thành Nhà trưng bày Xứ ủy Nam Bộ và Văn hóa Óc Eo tại Khu di tích Gò Tháp

Ngày 10/10, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức khánh thành Nhà trưng bày Xứ Ủy Nam Bộ và Văn hóa Óc Eo tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp, huyện Tháp Mười.

Với tổng diện tích 3,24 ha (được khởi công xây dựng vào tháng 8/2022), Khu nhà trưng bày Xứ Ủy Nam Bộ và Văn hóa Óc Eo đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây là nơi trưng bày những hình ảnh, hiện vật lịch sử giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1949 và những giá trị đặc biệt của nền văn hóa Óc Eo tại Khu di tích Gò Tháp.

Các đại biểu cắt băng Khánh thành Nhà trưng bày Xứ ủy Nam Bộ và Văn hóa Óc Eo tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp. Ảnh: TTXVN
Các đại biểu cắt băng Khánh thành Nhà trưng bày Xứ ủy Nam Bộ và Văn hóa Óc Eo tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp. Ảnh: TTXVN

Nhà trưng bày Xứ Ủy Nam Bộ có diện tích 1.390 m2 được trưng bày 3 chuyên đề: Nam Bộ chuẩn bị chống Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai; Xứ ủy Nam Bộ vừa lãnh đạo kháng chiến vừa củng cố xây dựng lực lượng; Từ căn cứ bưng biền Đồng Tháp Mười, Xứ ủy lãnh đạo quân và dân Nam Bộ xây dựng lực lượng để kháng chiến, kiến quốc.

Nhà trưng bày Văn hóa Óc Eo có diện tích 720 m2 với 6 chuyên đề: Giới thiệu về nền văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam tại Nam Bộ; Bộ sưu tập hiện vật về tôn giáo; Bộ sưu tập hiện vật kiến trúc; Bộ sưu tập hiện vật nghề kim hoàn; Bộ sưu tập hiện vật các đồ dùng trong sinh hoạt; Bộ sưu tập hiện vật các đồ dùng trong sản xuất. Hầu hết các hiện vật có niên đại từ thế kỷ thứ II – VIII. Tại đây cũng trưng bày có 2 bản sao tượng thần Vishnu có niên đại thế kỷ thứ VI và thế kỷ thứ VII, khai quật tại di tích Gò Tháp Mười, được công nhận là Bảo vật Quốc gia vào năm 2013 và 2015.

60 giải thưởng được trao tại Liên hoan Ca múa nhạc dân tộc “Giai điệu quê hương” năm 2024

Tối 10/10, tại Nhà hát Bến Thành, Trung tâm Văn hóa TP.HCM đã diễn ra đêm thi cuối cùng và tổng kết, trao giải Liên hoan Ca múa nhạc dân tộc Giai điệu quê hương TP.HCM lần thứ XIX - năm 2024.

Liên hoan năm nay với nhiều hình thức đa dạng, bao gồm đơn ca; song ca, tam ca, tứ ca; tốp ca và múa minh họa; múa độc lập; độc tấu, song tấu, hòa tấu nhạc cụ dân tộc đã quy tụ hơn 500 nghệ nhân, nghệ sĩ đến từ 22 đơn vị Trung tâm Văn hóa, Trung tâm Văn hóa – Thể dục thể thao; Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông của các quận, huyện và TP Thủ Đức tham gia với hơn 100 tiết mục. Cùng với đó là 22 chương trình nghệ thuật với nhiều màu sắc được thể hiện qua nhiều chủ đề riêng biệt, với những loại hình dân gian đang hiện hữu trong đời sống cộng đồng, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.

Ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở VHTT TP.HCM, Trưởng Ban chỉ đạo Liên hoan, trao giải Nhất chương trình cho 3 đơn vị. Ảnh: BTC
Ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở VHTT TP.HCM, Trưởng Ban chỉ đạo Liên hoan, trao giải Nhất chương trình cho 3 đơn vị. Ảnh: BTC

Kết thúc Liên hoan, Ban tổ chức đã trao tặng hơn 60 giải thưởng chương trình, tiết mục cho các tập thể và cá nhân tham gia; bao gồm 22 giải thưởng chương trình, 36 giải thưởng tiết mục và 1 giải thưởng phụ.

Liên hoan Ca múa nhạc dân tộc “Giai điệu quê hương” TP.HCM được diễn ra định kỳ 2 năm/lần. Qua đó, nhằm lan tỏa sâu rộng giá trị quý báu của các loại hình nghệ thuật dân gian đến mọi tầng lớp nhân dân và du khách. Bên cạnh đó, liên hoan cũng nhằm biểu dương, tôn vinh khả năng chuyên môn của các nghệ nhân, nghệ sĩ, các tài năng trẻ đang tham gia sinh hoạt CLB nghệ thuật dân gian tại các thiết chế văn hóa ở TP Thủ Đức và 21 quận/huyện…

Qua liên hoan, giúp cho phong trào sinh hoạt văn hóa - văn nghệ trên địa bàn TP.HCM thêm phong phú và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong đời sống cộng đồng.

Việt Thắng (tổng hợp)

------------

Bài viết cùng chuyên mục:

Bản tin Văn nghệ: “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” và những khoảnh khắc lịch sử Bản tin Văn nghệ: “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô” Bản tin Văn nghệ: Hà Nội tổ chức vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2024 Bản tin Văn nghệ: Hà Nội qua “Lũy hoa” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng Bản tin Văn nghệ: Thêm yêu Hà Nội qua những ấn phẩm đặc biệt
Mắt lá - Thơ Nguyễn Thế Nhân

Mắt lá - Thơ Nguyễn Thế Nhân

Baovannghe.vn- Anh tạo cây thác đổ/ Dòng sông chảy ngược lên trời/ Thác đổ / Cây lớn xuống
Chùm thơ của Bùi Minh Quốc

Chùm thơ của Bùi Minh Quốc

Baovannghe.vn- Mẹ đứng bên con dáng mẹ lưng còng/ Mái tóc bạc tới vai con vừa chạm/ Con lại nhớ ngày tản cư những dặm đường lửa đạn
Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 12, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Baovannghe.vn - Thứ Hai, ngày 04/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười hai (Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Xác định rõ động lực tăng trưởng những tháng còn lại năm 2024 và cả năm 2025

Xác định rõ động lực tăng trưởng những tháng còn lại năm 2024 và cả năm 2025

Baovannghe.vn - Ngày 4/11, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, với nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Các đại biểu cũng đề nghị đề nghị xác định rõ các động lực tăng trưởng những tháng còn lại năm 2024 và cả năm 2025 để đạt và vượt các mục tiêu Quốc hội giao.
Quyền lực khán giả và “cái chết” của thần tượng

Quyền lực khán giả và “cái chết” của thần tượng

Baovannghe.vn - Khán giả kết nối với thần tượng (ca sĩ, diễn viên, người nổi tiếng…) thông qua các sản phẩm văn hoá nghệ thuật, giải trí. Bản chất của sự kết nối này luôn đến từ sự hâm mộ, tức những tưởng tượng, vốn có tính hướng thượng (hướng đến giá trị chân thiện mỹ). Điều gì sẽ xảy ra khi một thần tượng sụp đổ hình tượng?