Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ: Tưng bừng hoạt động kỷ niệm Quốc khánh 2/9

Anh Thư
Điện ảnh
14:54 | 28/08/2024
Baovannghe.vn - Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9), trên khắp cả nước đã diễn ra nhiều hoạt động Văn hóa, nghệ thuật chào mừng vô cùng ý nghĩa
aa

Ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM

Kỷ niệm 45 năm ngày thành lập và đánh dấu 95 năm ra đời của Bảo tàng Blanchard de la Brosse - bảo tàng đầu tiên của miền Nam, nay là Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Bảo tàng đã ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới và trưng bày Cổ Đổng Kỳ quan - nơi hội tụ các nền văn hóa, với thông điệp "ôn cố, tri tân".

Bản tin Văn nghệ: Tưng bừng hoạt động kỷ niệm Quốc khánh 2/9
Gần 100 năm Bảo tàng Blanchard de la Brosse - Bảo tàng Lịch sử TP.HCM có bộ nhận diện mới. Nguồn Internet

Bộ nhận diện thương hiệu của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM mượn cảm hứng từ họa tiết kiến trúc đặc trưng, như một tia sáng từ ngàn xưa lóe lên giữa thế kỷ hiện đại, thể hiện tinh thần khát khao khám phá trong mỗi con người. Biểu tượng được thiết kế giữa những sắc màu rực rỡ trong mỗi cổ vật khắp mảnh đất quê hương, đề cao tính di sản nhưng cũng đồng thời điểm xuyết nét chấm phá riêng biệt. Hình ảnh còn thể hiện sự đóng góp, xây dựng của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; mở rộng giao lưu với khu vực và thế giới; Đồng thời, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa nhân loại; kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; dân tộc và quốc tế trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

Bộ nhận diện thương hiệu mới của Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, cũng góp phần khẳng định, bảo tàng chính là nơi lịch sử sẽ không bao giờ Cũ.

Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước

Triển lãm do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL) tổ chức nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9. Triển lãm diễn ra từ ngày 30.8 và diễn ra đến ngày 8.9.2024.

Bản tin Văn nghệ: Tưng bừng hoạt động kỷ niệm Quốc khánh 2/9
Tác phẩm Mẹ và người lính của họa sĩ Trịnh Hoàng Tân, Giải thưởng Nhà nước. Nguồn Internet

Theo đó, triển lãm giới thiệu 47 tác phẩm, gồm 26 tác phẩm mỹ thuật, 21 tác phẩm, cụm tác phẩm nhiếp ảnh của 26 tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng. 3 tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh gồm: họa sĩ Bùi Trang Chước, NSNA Võ Nguyên Nhân, Chu Chí Thành.

23 tác giả được tặng Giải thưởng Nhà nước gồm các họa sĩ Nguyễn Văn Chung, Trần Đông Lương, Nguyễn Tài Lương, Nguyễn Minh Mỹ, Nguyễn Văn Giáo, Hoàng Sùng, Đinh Gia Thắng, Trịnh Hoàng Tân, nghệ nhân Nguyễn Đăng Sần.

Các NSNA được tặng Giải thưởng Nhà nước được trưng bày tác gồm Nguyễn Á, Nguyễn Xuân Át, Nguyễn Đặng, Nguyễn Hữu Lộc, Lâm Hoàng Thanh Liêm, Ngô Minh Nhật, Nguyễn Hoàng Nẫm, Trần Văn Giác, Lương Huệ Quân, Hồ Sỹ Sô, Đinh Quang Thành, Phạm Văn Thính, Trần Văn Tuấn, Lê Vấn).

Chia sẻ về triền lãm, đại diện BTC đánh giá, đây là những tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh mang giá trị nghệ thuật cao, nội dung tư tưởng sâu sắc, phản ánh chân thực, đậm nét cả những giai đoạn mang tính lịch sử của dân tộc.

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024

Kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô và 79 năm Quốc khánh 2/9, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội đã quyết định tổ chức sự kiện Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 với các chủ đề về mùa thu Hà Nội.

Bản tin Văn nghệ: Tưng bừng hoạt động kỷ niệm Quốc khánh 2/9
Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 với các chủ đề về mùa thu Hà Nội. Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Chương trình dự kiến diễn ra trong 4 ngày (12/9/2024 đến 15/9/2024) tại khu vực vườn hoa Đền Bà Kiệu, phố Đinh Tiên Hoàng, khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ (sân 3 trước Tượng đài Lý Thái Tổ, Nhà Bát Giác), phố Lê Thạch, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội và một số quận, huyện trên địa bàn Thành phố.

BTC cho biết, điểm nhấn của Festival thu Hà Nội mùa 2 chính là Chương trình nghệ thuật "Thu Hà Nội- mùa thu lịch sử" từ 20h00- 22h00 ngày 13/09/2024. Địa điểm: Tại sân khấu khu vực vườn hoa đền Bà Kiệu.

Đồng thời, trong khuôn khổ Festival, thành phố Hà Nội dự kiến tổ chức một số hoạt động như:

- Hoạt động diễu hành, trình diễn của Thành Đoàn và 30 quận, huyện, thị xã (múa lân sư rồng của huyện Thanh Oai, rước đèn trung thu của huyện Sơn Tây, trình diễn diều Đông Anh, hoa Mê Linh, trình diễn múa rối cạn Tế Tiêu - Mỹ Đức...).

- Hoạt động giới thiệu văn hóa ẩm thực của người Hà Nội: Giới thiệu nghệ thuật chế biến và thưởng thức trà sen Hồ Tây, các sản phẩm từ cốm truyền thống của Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, bánh cốm Hàng Than, ô mai Hàng Đường, xôi Phú Thượng, nem Phùng, bánh dày Quán Gánh, bánh tẻ Phú Nhi, giới thiệu ẩm thực truyền thống của người Hà Nội xưa và nay.

Hoạt động dân vũ, khiêu vũ thể thao: trình diễn thời trang áo dài; hoạt động diễu hành của thiếu nhi, vẽ tranh thiếu nhi và triển lãm tranh thiếu nhi.

Hoạt động giới thiệu sản phẩm, điểm đến văn hóa du lịch diễn ra tại sân khấu và tại các gian hàng, tập trung vào một số quận, huyện có tiềm năng phát triển du lịch.

Trưng bày, giới thiệu Hà Nội qua ảnh theo chủ đề "Thu Hà Nội - mùa thu lịch sử" giới thiệu ảnh tư liệu và ảnh phóng sự về Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô tại sân 3 phía trước tượng đài Lý Thái Tổ.

Trưng bày chuyên đề: "Báu vật champa - dấu ấn thời gian"

Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Hội Di sản văn hóa Việt Nam và Nhà sưu tập Đào Danh Đức tổ chức Trưng bày chuyên đề nói trên nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Bản tin Văn nghệ: Tưng bừng hoạt động kỷ niệm Quốc khánh 2/9
Cổ vật được trung bày gồm 2 phần chính: “Tượng và linh vật tôn giáo” & “Đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng tôn giáo và quyền uy hoàng tộc”. Ảnh Internet

Trưng bày gồm 2 phần:

- Phần 1 chủ đề “Tượng và linh vật tôn giáo”, giới thiệu một số hiện vật tiêu biểu như: Tượng thần Shiva, tượng nam thần, nữ thần, tượng thần Ganesha, tượng Phật, tượng Bồ tát Avalokitesvara, đầu thần Shiva, tượng bò thần Nandin… bằng chất liệu vàng, bạc gắn đá quý.

- Phần 2 chủ đề “Đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng tôn giáo và quyền uy hoàng tộc”, giới thiệu những hiện vật thuộc loại hình đồ trang sức và vật dụng mang biểu tượng quyền uy hoàng tộc và tôn giáo gồm: Khuyên tai, nhẫn, dây chuyền, trâm cài tóc, lược, vòng tay, bao tay, thắt lưng, hộp đựng đồ trang sức, các đồ đội dạng mũ, vương miện, bịt tóc...được trang trí những biểu tượng mang tính tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống của nghệ thuật Champa, đặc biệt là các vị thần Hindu giáo như: Thần Brahma, thần Visnu, thần Shiva, thần Ganesha, bò thần Nandin, chim thần Garuda, rắn thần Naga…

Chia sẻ với đại biểu, khách tham quan, đại diện Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết, việc thực hiện trưng bày chính là mong muốn công chúng trong và ngoài nước có cơ hội thưởng lãm các cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc và hiểu biết sâu sắc hơn về một giai đoạn của lịch sử văn hóa của Champa dường như còn ít được biết tới, từ đó, biết trân trọng, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Trưng bày diễn ra đến tháng 10-2024.

Tiếp tục hành trình bảo vệ công lý với “Độc đạo” trên VTV

Trung tâm sản xuất phim Đài Truyền hình Việt Nam (VFC) vừa tổ chức họp báo giới thiệu bộ phim hình sự “Độc đạo”.

Bản tin Văn nghệ: Tưng bừng hoạt động kỷ niệm Quốc khánh 2/9
Cảnh trong phim " Độc đạo". Nguồn Internet

Bộ phim khai thác những vấn đề về tội phạm. Cụ thể là giữa sự đấu tranh thiện - ác, các vấn đề buôn bán ma túy, vận chuyển hàng cấm... trong gia đình ông Lê Toàn, một chủ doanh nghiệp tư nhân có tiếng ở bản Mộc. Xuyên suốt bộ phim là các cuộc đấu trí giữa lực lượng cảnh sát và nhóm tổ chức tội phạm nguy hiểm ở biên giới phía Bắc mà các thành viên trong gia đình ông Toàn là những mắc xích quan trọng.

"Độc đạo" do Đạo diễn Phạm Gia Phương, đồng đạo diễn Trần Trọng Khôi thực hiện. Chia sẻ tại họp báo, e kíp làm phim cho biết, sở dĩ “Độc đạo” chọn bối cảnh quay phim ở khu vực miền núi phía Bắc chính là để thực hiện những cảnh quay đắt giá. Đó là sự bao la rộng lớn của núi rừng, là những con đường đèo ngoằn ngoèo, những bản làng xa xôi - nơi những cuộc đấu tranh giữa thiện - ác diễn ra căng thẳng, gay cấn giữa tội phạm và lực lượng chức năng trong cuộc chiến một mất một còn.

"Độc đạo" có sự góp mặt của dàn diễn viên gạo cội: Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Chí Trung, NSƯT Hoàng Hải, diễn viên Doãn Quốc Đam, Hà Việt Dũng... hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả rừng thước phim giàu cảm xúc.

“Độc đạo” phát sóng vào khung giờ 21 giờ 40 phút thứ 2, thứ ba và thứ 4 hằng tuần trên kênh VTV3, bắt đầu từ 2-9.

Anh Thư | Báo Văn Nghệ

--------

Bài viết cùng chuyên mục:

Bản tin văn nghệ: Thúc đẩy đầu tư và phát triển công nghiệp văn hóa Bản tin Văn nghệ: Yếu tố dân gian nâng tầm nghệ thuật Bản tin Văn nghệ: Sắc màu Hội họa - chuyên sâu và ấn tượng Bản tin Văn nghệ: Nghệ sĩ trẻ và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo Bản tin Văn nghệ: Khẳng định những giá trị nghệ thuật đỉnh cao
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.