Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ: "Đến bờ bên kia" của tác giả Nguyễn Huy Thiệp lên sân khấu kịch

Anh Thư
Điện ảnh
14:00 | 06/09/2024
Baovannghe.vn - Mới đây, sân khấu Thiên Đăng đã quyết định dựng vở "Chuyến đò định mệnh" từ kịch bản "Đến bờ bên kia" của tác giả Nguyễn Huy Thiệp
aa

Ngoài sân khấu Thiên Đăng quyết định dựng vở Chuyến đò định mệnh từ kịch bản Đến bờ bên kia của tác giả Nguyễn Huy Thiệp, nhiều sự kiện Văn hóa, nghệ thuật diễn ra trong những ngày tiếp theo được kỳ vọng sẽ được công chúng - người dân đón nhận.

"Ngày hội Văn hóa vì hòa bình"

Bản tin Văn nghệ:
Ngày hội Văn hóa vì hòa bình là dấu ấn đặc biệt của thành phố trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô. (Ảnh MH)

Được tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" (16/7/1999-16/7/2024) diễn ra vào sáng 6/10/2024. Đây là chương trình quy mô lớn, lần đầu tiên tổ chức dưới hình thức không gian văn hóa, lịch sử - sân khấu thực cảnh tại Vườn hoa tượng đài vua Lý Thái Tổ và không gian phố đi bộ Hoàn Kiếm, với khoảng 10.000 người là nghệ nhân và nhân dân của 30 quận, huyện, thị xã; các nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công và các tầng lớp nhân dân Thủ đô, bạn bè quốc tế tham dự.

Chương trình được tổ chức tại với 3 phần nội dung, gồm: Phần 1 - Mở đầu: Thực cảnh tái hiện hình tượng và biểu diễn liên khúc “Truyền thuyết Hồ Gươm - Người Hà Nội - Cảm xúc tháng 10 - Khí phách Hà Nội - Hát vang lý tưởng tuổi trẻ”. Phần này sẽ có sự tham gia của 500 chiến sĩ, tái hiện đoàn quân tiếp quản Thủ đô năm 1954; Phần 2: Khai mạc ngày hội; Phần 3: Trình diễn, diễu hành chủ đề “Hà Nội ngày về chiến thắng”, “Hà Nội - dòng chảy di sản”, “Hà Nội - Thành phố hòa bình - Thành phố sáng tạo”.

Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề “Thu Hà Nội – Mùa Thu lịch sử”

Đây là một trong những sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch trọng điểm của Thành phố chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Bản tin Văn nghệ:
Chương trình Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024. Ảnh: HPA

Chương trình “Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024” sẽ diễn ra tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và một số điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội từ ngày 12 đến 15/9, với nhiều nội dung phong phú, đặc sắc: Mô hình Cổng chào tái hiện hình ảnh Hà Nội nhộn nhịp ngập trong rừng cờ hoa chào đón đoàn quân chiến thắng trở về, mô hình “Cột cờ Hà Nội”, “Ga Hàng Cỏ - Chuyến tàu lịch sử”, “Ô Quan Chưởng”, “Vườn ánh sáng” được sắp đặt, dàn dựng thành các không gian trưng bày, tiểu cảnh giới thiệu các điểm đến du lịch hấp dẫn vào mùa thu như Cầu Long Biên, phố cổ Hà Nội; Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội tại khu vực nhà Bát Giác với các món ăn truyền thống như cốm làng Vòng, bánh cốm Hàng Than, trà sen Tây Hồ, cà phê phố cổ, bánh mì Phố, nem nắm Chương Mỹ..., kết hợp các hoạt động trình diễn tinh hoa ẩm thực...

Ngoài ra, BTC còn bố trí một số hoạt động trưng bày, giới thiệu Hà Nội qua ảnh theo chủ để “Thu Hà Nội - Mùa thu lịch sử” hoạt động nghệ thuật đường phố; Chương trình khảo sát và tọa đàm “Điểm đến du lịch Thu Hà Nội”.

BTC cũng cho biết, điểm nhấn của Festival Thu Hà Nội là sự tham gia của các làng nghề truyền thống. Đặc biệt, Đêm hội Trung thu cho em sẽ diễn ra vào ngày cuối cùng của sự kiện, mang đến không khí vui tươi, ấm áp cho trẻ em và gia đình tham gia.

“Cô dâu ma” đánh dấu hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan

Cô dâu ma xoay quanh câu chuyện của cô gái trẻ Việt Nam (Rima Thanh Vy thủ vai) đến Thái Lan ra mắt gia đình vị hôn phu giàu có (Jaylerr thủ vai). Tại đây, khi thử chiếc váy cưới truyền thống của Thái Lan, cô bất ngờ “chạm trán” với một hồn ma cô dâu khác. Từ đây, cô dần khám phá được những bí mật đen tối về gia đình nhà chồng. Phim có sự tham gia của các diễn viên Việt Na và Thái Lan như: Rima Thanh Vy, Jun Vũ, Công Dương...

Bản tin Văn nghệ:
Các diễn viên Việt Nam và Thái Lan tại buổi đóng máy Cô dâu ma - Ảnh: ĐPCC

Chia sẻ về quá trình thực hiện Cô dâu ma (bắt đầu từ tháng 7/2024), đạo diễn Lee Thongkham và nhà sản xuất Hằng Trịnh khẳng định họ sẽ tận dụng chất liệu về cảnh sắc, văn hóa giữa Thái Lan và Việt Nam để đưa lên phim nhằm quảng bá cho du lịch của hai đất nước.

“Việt Nam luôn là một trong những thị trường lớn nhất của phim kinh dị Thái Lan. Tôi rất vui mừng về sự hợp tác này để mang đến một câu chuyện kinh dị độc đáo pha trộn các yếu tố văn hóa Thái Lan và Việt Nam, được thể hiện bởi dàn diễn viên và đoàn làm phim tài năng.

Bộ phim không chỉ dành cho khán giả 2 nước mà còn cho cả khán giả quốc tế” - đạo diễn Lee Thongkham chia sẻ.

Ngoài ra nhà sản xuất Hằng Trịnh cũng cho biết Cô dâu ma là dự án nhằm kết nối những khoảng cách văn hóa giữa hai quốc gia và góp phần thúc đẩy thị trường điện ảnh ở cả hai nước. Phim dự kiến ra mắt vào đầu năm 2025.

"Đến bờ bên kia" của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được làm mới trên sân khấu

Mới đây, sân khấu Thiên Đăng - sân khấu kịch nói chuyên nghiệp của TP.HCM đã quyết định dựng vở Chuyến đò định mệnh từ kịch bản Đến bờ bên kia của tác giả Nguyễn Huy Thiệp. Vở kịch do NSND Trần Minh Ngọc làm đạo diễn.

Bản tin Văn nghệ:
Poster vở Chuyến đò định mệnh - Ảnh: Sân khấu Thiên Đăng

Đến bờ bên kia kể câu chuyện gói gọn trên một chuyến đò. Trên đó, có người đàn bà lái đò trông rất bình thản và có phần bí ẩn. Ai lên đò cũng được bà yêu cầu đeo mặt nạ và không được mang vác nặng. Lần lượt từng người bước lên chuyến đò ấy: nhà thơ, thầy giáo, nhà sư, đôi tình nhân trẻ, cặp mẹ con, gã nhà thầu, kẻ cướp...Tất cả họ đeo mặt nạ, bình thản lên đò mang theo những suy tính, những câu chuyện cuộc đời khác nhau.

Đạo diễn NSNDTrần Minh Ngọc cho biết, ông rất kỳ vọng vào Thiên Đăng và tin rằng với những thể nghiệm mới trong hình thức để vở kịch hấp dẫn, nhẹ nhàng và có thể đem đến những tiếng cười cho khán giả.

Từ tiếng cười bật ra những suy nghiệm về cuộc sống, vở Chuyến đò định mệnh sẽ là món quà dành tặng những người yêu mến Nguyễn Huy Thiệp và sân khấu Thiên Đăng.

Đạo diễn NSNDTrần Minh Ngọc cũng cho biết, trong kịch bản quy định nhân vật mang mặt nạ nhưng sân khấu đã có những thử nghiệm làm khác đi, sử dụng những hình thức cách điệu để không làm khác đi nguyên mẫu mà vẫn giúp người xem cảm nhận được những chi tiết, hình dáng chiếc thuyền trên sân khấu. Ngoài ra, các nhân vật cũng có sự thay đổi để đẩy vai trò của họ lên như một điển hình xã hội để từ đó bật ra những thông điệp sống sâu sắc. Đây cũng chính là sự đặc biệt và giá trị nghệ thuật riêng có trong những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp.

Anh Thư | Báo Văn Nghệ

-----------

Bài viết cùng chuyên mục:

Bản tin Văn Nghệ: Dấu ấn lịch sử và những giá trị vượt thời gian Bản tin Văn Nghệ: Những giá trị Văn hóa - Nghệ thuật vượt thời gian Bản tin Văn Nghệ: Vang mãi những bản Anh hùng ca Cách mạng Bản tin Văn nghệ: Sự trở lại và lan tỏa những giá trị truyền thống Bản tin Văn nghệ: Công tâm, chính xác - nâng tầm điện ảnh Quốc gia và Quốc tế
Tổ chức triển lãm 80 năm văn hóa, nghệ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổ chức triển lãm 80 năm văn hóa, nghệ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam

Baovannghe.vn - Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức Hội nghị triển khai và rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm 80 năm văn hóa, nghệ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam
Nguyễn Đình Thi - Thơ Nguyên Hùng

Nguyễn Đình Thi - Thơ Nguyên Hùng

Baovannghe.vn- Sinh ở Lào nhưng là người Hà Nội/ Một nghệ sĩ hào hoa sắc sảo đa tài
Triển lãm nghệ thuật "Sắc màu bừng nở"

Triển lãm nghệ thuật "Sắc màu bừng nở"

Baovannghe.vn - Từ ngày 23/11 đến ngày 15/12/2024, tại Nguyen Art Gallery (Hà Nội), sẽ diễn ra triển lãm tranh màu nước Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở của nhóm 6 họa sĩ trẻ.
Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Baovannghe.vn- Như những mũi lao cắm vào vùng ngập mặn/ Mầm sống gieo trên sóng nước hoang sơ
Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Baovannghe.vn - Và ta cứ yên trí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: Tổn thương là rỉ máu.