Sáng tác

Bình chân như vại. Truyện ngắn của Phạm Hải Anh

Phạm Hải Anh
Truyện
08:00 | 21/07/2024
Bố định đặt tên cho tôi là Hồng Vân - áng mây hồng, nhưng mẹ không đồng ý: "Thôi, mây với khói gì. Tôi cứ gọi là nó là con Bình An
aa
Bình chân như vại. Truyện ngắn của Phạm Hải Anh
Bình chân như vại - truyện ngắn của Phạm Hải Anh

Có lẽ mẹ đã mệt mỏi rồi. Hai anh tôi, một là Chi, một là Thăng, nghịch như quỉ sứ. Nhà cửa cứ lộn nhào lên. Mẹ hi vọng tôi là sứ giả hòa bình.

Theo cách nào đó, tôi đã không phụ lòng mẹ. Anh Chi và Thăng chẳng bao giờ xếp hàng mua nổi cho mẹ được một mớ rau muống. Còn tôi, khả năng kiên nhẫn của tôi là vô hạn. Từ hàng gạo quay ra cửa hàng rau, ngày mai là quầy đậu phụ, nước mắm và cá biển. Chỉ cần mẹ ra lệnh là tôi cần mẫn đứng vào hàng người dài dặc để nhích dần đến lượt mình. Nếu nhà nước không xóa bỏ tem phiếu, có lẽ tôi sẽ hình dung ra tương lai mình là một gương mặt nhẫn nại giữa đoàn người, tay nắm chặt mớ tiền lẻ và cầu mong hôm nay mậu dịch về nhiều hàng.

Tôi học vào loại làng nhàng, được cái lúc nào cũng hạnh kiểm tốt. Bố mẹ chỉ việc ngồi ngáp dài trong các buổi họp phụ huynh vì chẳng ai nhắc đến tên tôi, dù là khen hay chê. Rồi tôi cũng ra trường, xin được việc ở một tổ chức phụ nữ. Thỉnh thoảng, tôi viết một hai bài vô thưởng vô phạt đăng báo. Anh Chi bảo văn chương tôi như khoai lang, ăn chán nhưng dễ tiêu. Con tàu của tôi cứ sình sịch lăn đi trên đường ray bố mẹ đã lắp sẵn, chỉ còn thiếu một ông chồng. Thì cuối cùng, anh ta cũng đến. Không sớm, không muộn. Đều đặn tuần ba tối thứ ba, năm, bảy, anh ngồi đúng một cái ghế cố định và cùng gia đình tôi xem đến hết chương trình vô tuyến. Có một lần duy nhất, bất ngờ anh xô ghế đứng lên giữa chừng. Tôi bàng hoàng. Mẹ lo sợ. Nhưng anh chỉ gãi gáy và giải thích là vì mấy con kiến lửa từ trên xà nhà rơi xuống đúng vào cổ áo. Sau đó, anh xin phép mẹ đưa tôi đi chơi, bỏ ngang giữa mục thời sự, mục anh thích nhất trên tivi. Tối hôm ấy, anh cầu hôn tôi. Tôi thầm cảm ơn mấy con kiến lửa. Có lẽ, nó đã làm anh sợ phải ngồi mãi ở cái chỗ cố định ấy, mà chuyển sang chỗ khác thì anh không thể! Tên tôi là Bình An và số phận như đã sắp sẵn cho tôi một tương lai như hồ Hoàn Kiếm, nghĩa là phẳng lặng và chẳng chạy đi đâu được. Nghe đâu người ta cũng nạo vét bùn hồ đôi ba lần, ra lệnh cấm câu cá, đổ rác và phóng uế. Rồi ngày lễ tết lại chăng đèn kết hoa lấp lánh. Đại thể, đời tối thỉnh thoảng cũng chỉ có những biến động tầm cỡ ấy.

Tuần một lần, tôi về thăm mẹ. Mẹ than phiên với tôi biết thế đừng đặt tên hai anh là Chi và Thăng. Bây giờ, hai anh làm mẹ không được một phút yên lòng. Anh Thăng thì suốt ngày lo đánh quả. Châm ngôn của anh là phải sống cho xịn, người ta có Dream thì anh cũng cưỡi Dream, người ta lắp xí bệt thì anh không thể ngồi xổm mà "đi" toa lét được. Căn buồng của anh một năm biến đổi mấy mẫu. Đầu tiên là ve xanh, rồi cạo đi quét vôi vàng nhạt, bây giờ là sơn lăn tường màu trắng đục... Mẹ tôi tiếc, trách anh thừa tiền đổ của xuống sông. Anh Chi tôi cười khẩy, bảo mẹ cứ yên tâm, thời đại đang tiến đến chỗ phục cổ, nó sẽ đập hết đi để dựng nhà sàn, mẹ và vợ nó sẽ được mặc váy thâm, nuôi lợn làm cảnh thay chó Nhật. Anh Chi tôi dị ứng các loại mốt thời đại. Thời thiên hạ chăm chỉ tu dưỡng kiếm một chân biên chế thì anh bỏ đi buôn. Bây giờ người ta đổ ra làm kinh tế, anh lại tìm thầy để học Yoga và Kinh dịch. Mẹ tôi nửa đêm cứ giật thót lên khi nhìn sang giường anh, thấy anh ngồi xếp bằng sừng sững, tay bắt quyết, thở ra hít vào. Gần bốn mươi rồi mà anh chẳng chịu vợ con gì. Mẹ héo hắt cả người thấy anh nay lập ra kế hoạch ăn trường chay, mai lại định nhịn đói dăm ba ngày để thâm tâm trong sạch.

Mẹ chẳng khuyên được anh. Tôi và anh Thăng lại càng không. Dưới mắt anh Thăng, anh Chi thuộc dạng người "rách việc, miễn bàn". Còn tôi, bảng phân loại nhân loại của tôi chỉ có hai mục chính: tốt và xấu bình thường và bất bình thường. Tôi xếp anh Chi vào mục tốt và bất bình thường. Phần còn lại, tôi không lí giải. Xét cho cùng, tôi còn có nhiều việc để bận tâm hơn chứ!

Nhưng đùng một cái, anh Chi bất chợt trở nên nổi tiếng. Một cách hết sức kì quặc. Thoạt nhiên là bà trưởng phòng bỗng đâm bổ đến chỗ tôi giúi cho tờ báo: "Đọc đi, có phải là anh cậu không?" Bài báo viết về anh Chi, một nhà ngoại cảm trẻ có khả năng chuẩn đoán và chữa bệnh bằng nhân điện và đã thành công trong một số trường hợp nan y. Kể từ lúc đó, điện thoại phòng tôi réo liên tục, toàn là bạn bè quen tôi hỏi về anh Chi và nhờ tôi giới thiệu với anh. Cứ như là ai cũng có một bệnh đau đột xuất mà tin về anh Chi làm họ nhói lên và cũng chỉ có anh mới chữa được. Tôi cũng đâm bán tín, bán nghi, định bụng tối nay phải dắt cả nhà xuống gặp anh Chi thử khám bệnh. Dù nhà tôi ăn ngủ khỏe như trâu lăn, chả thấy làm sao.

Buổi tối tôi đến, nhà mẹ đã chật ních người. Chỉ có nhân vật chính là anh Chi thì đi đâu mất. Mẹ cứ ngồi kể đi kể lại về công phu luyện Yoga của anh. Người ngồi nghe nhất loạt gật gù bảo chả trách..., rồi lại khen là nhà có ông ngoại cảm nên ai trông khí sắc cũng hồng hào, chắc hơi ốm là được truyền điện khỏi ngay.

Anh Thăng hứng lên đề xuất bây giờ mà mở ngay phòng khám thì ăn liền, mà có thể kết hợp với cả mát xa dân tộc rồi xông hơi thuốc Bắc, Nam, Đông Tây y kết hợp, cái gì cũng có. Anh còn bảo anh quen cả mấy ông thầy bói giỏi lắm, nếu cộng tác với anh Chi thành nhóm Ykhohubi (Y khoa huyền bí) thì cực mĩ mãn. Tất cả lại ồn lên, mỗi người góp một ý. Tôi thấy tương lai đầy triển vọng, có lẽ chỉ còn lo khoản giấy phép mở văn phòng, mà một khi anh Chi nổi tiếng thế thì thiếu gì người giúp. Nói chuyện mãi đến mười một giờ thì con tôi lăn ra ngủ, nó mệt quá. Chồng tôi cũng đã nén ngáp bốn năm lần. Tôi biết anh nể lắm mới ngồi cố đến bây giờ chứ với anh thì ngoại cảm với dòng điện sinh học là một cái gì từa tựa như làm xiếc, xem cho vui chứ chả ích gì. Tôi đành chào mẹ, đi về mà bụng vẫn tiếc là không gặp anh Chi.

Sôi nổi được vài hôm rồi cũng lắng xuống. Tôi gặp anh Chi, nhờ anh truyền điện chữa bệnh sôi bụng (cứ thỉnh thoảng bụng tôi lại sôi réo cả tràng như sấm rên, cả phòng nghe rõ mồn một, không còn ra thể thống gì). Anh Chi cười bảo tại tôi tiêu hóa quá tốt nên chóng đói, buổi sáng cứ ăn chặt bụng vào là khỏi. Thế thì còn nói gì nữa! Rồi tôi nghe anh cải chính nào là tay viết báo nhiệt tình quá nên hấp tấp, nhiều chuyện như thế nhưng thực tế còn nhiều nguyên nhân phụ, nào là tất cả còn đang ở mức thử nghiệm, vân vân... Tôi nghe chả hiểu gì mấy nhưng cũng thấy chán. Từ đấy, ai có hỏi gì về anh Chi, tôi đều ậm ờ bí hiểm mà rằng anh đang bận nghiên cứu, tập luyện thêm, "nhập thất" gì đấy, không gặp được đâu. Thế là yên chuyện. Anh Thăng tôi đã quên bản kế hoạch về nhóm Ykhohubi. Dạo này anh đang lao vào một mối làm ăn lớn, chả mấy khi nhìn thấy anh. Mà vợ chồng tôi cũng không có thời gian. Tôi phải chăm có mặt ở văn phòng hơn vì cơ quan mới thay giám đốc. Vả lại, tên tôi có trong danh sách tăng lương, lại có thể được đề đạt làm phó phòng... Chồng tôi cũng phấn đấu ghê lắm. Anh rỉ tai tôi cơ quan đang có vài suất đất, hi vọng mình được phân vì thâm niên công tác trên mười năm rồi, lại được lòng đồng nghiệp. Chúng tôi bàn nhau nếu may được phía đất thì bán nhà cũ đi, xây chỗ mới cho khang trang và trích tiền đổi xe cho chồng tôi. Được thế thì nhất! Mẹ mừng lắm. Bà bảo chúng mày cứ cần cù mà ăn chắc như thế là yên phận, như thằng Thăng, tao có ở nhà lầu thì cũng giật mình thon thót, còn anh Chi mày thì chưa biết ra thế nào... Tôi thầm hả hê. Thì cả ba anh em tôi chả ai bảo ai, người nào cũng cho là mình đúng. Cứ để anh Thăng cười vợ chồng tôi keo không mua nổi cái xe xịn mà đi. Cứ để anh Chi chỉ theo những kế hoạch viển vông tầm cỡ thế kỉ. Tôi đã có mẹ là trọng tài. Chồng tôi vẫn nói đá bóng trên sân nhà, lại có trọng tài là người nhà mình thì yên tâm nhất!

Có lẽ mẹ đã mệt mỏi rồi. Hai anh tôi, một là Chi, một là Thăng, nghịch như quỉ sứ. Nhà cửa cứ lộn nhào lên. Mẹ hi vọng tôi là sứ giả hòa bình.

Theo cách nào đó, tôi đã không phụ lòng mẹ. Anh Chi và Thăng chẳng bao giờ xếp hàng mua nổi cho mẹ được một mớ rau muống. Còn tôi, khả năng kiên nhẫn của tôi là vô hạn. Từ hàng gạo quay ra cửa hàng rau, ngày mai là quầy đậu phụ, nước mắm và cá biển. Chỉ cần mẹ ra lệnh là tôi cần mẫn đứng vào hàng người dài dặc để nhích dần đến lượt mình. Nếu nhà nước không xóa bỏ tem phiếu, có lẽ tôi sẽ hình dung ra tương lai mình là một gương mặt nhẫn nại giữa đoàn người, tay nắm chặt mớ tiền lẻ và cầu mong hôm nay mậu dịch về nhiều hàng.

Tôi học vào loại làng nhàng, được cái lúc nào cũng hạnh kiểm tốt. Bố mẹ chỉ việc ngồi ngáp dài trong các buổi họp phụ huynh vì chẳng ai nhắc đến tên tôi, dù là khen hay chê. Rồi tôi cũng ra trường, xin được việc ở một tổ chức phụ nữ. Thỉnh thoảng, tôi viết một hai bài vô thưởng vô phạt đăng báo. Anh Chi bảo văn chương tôi như khoai lang, ăn chán nhưng dễ tiêu. Con tàu của tôi cứ sình sịch lăn đi trên đường ray bố mẹ đã lắp sẵn, chỉ còn thiếu một ông chồng. Thì cuối cùng, anh ta cũng đến. Không sớm, không muộn. Đều đặn tuần ba tối thứ ba, năm, bảy, anh ngồi đúng một cái ghế cố định và cùng gia đình tôi xem đến hết chương trình vô tuyến. Có một lần duy nhất, bất ngờ anh xô ghế đứng lên giữa chừng. Tôi bàng hoàng. Mẹ lo sợ. Nhưng anh chỉ gãi gáy và giải thích là vì mấy con kiến lửa từ trên xà nhà rơi xuống đúng vào cổ áo. Sau đó, anh xin phép mẹ đưa tôi đi chơi, bỏ ngang giữa mục thời sự, mục anh thích nhất trên tivi. Tối hôm ấy, anh cầu hôn tôi. Tôi thầm cảm ơn mấy con kiến lửa. Có lẽ, nó đã làm anh sợ phải ngồi mãi ở cái chỗ cố định ấy, mà chuyển sang chỗ khác thì anh không thể! Tên tôi là Bình An và số phận như đã sắp sẵn cho tôi một tương lai như hồ Hoàn Kiếm, nghĩa là phẳng lặng và chẳng chạy đi đâu được. Nghe đâu người ta cũng nạo vét bùn hồ đôi ba lần, ra lệnh cấm câu cá, đổ rác và phóng uế. Rồi ngày lễ tết lại chăng đèn kết hoa lấp lánh. Đại thể, đời tối thỉnh thoảng cũng chỉ có những biến động tầm cỡ ấy.

Tuần một lần, tôi về thăm mẹ. Mẹ than phiên với tôi biết thế đừng đặt tên hai anh là Chi và Thăng. Bây giờ, hai anh làm mẹ không được một phút yên lòng. Anh Thăng thì suốt ngày lo đánh quả. Châm ngôn của anh là phải sống cho xịn, người ta có Dream thì anh cũng cưỡi Dream, người ta lắp xí bệt thì anh không thể ngồi xổm mà "đi" toa lét được. Căn buồng của anh một năm biến đổi mấy mẫu. Đầu tiên là ve xanh, rồi cạo đi quét vôi vàng nhạt, bây giờ là sơn lăn tường màu trắng đục... Mẹ tôi tiếc, trách anh thừa tiền đổ của xuống sông. Anh Chi tôi cười khẩy, bảo mẹ cứ yên tâm, thời đại đang tiến đến chỗ phục cổ, nó sẽ đập hết đi để dựng nhà sàn, mẹ và vợ nó sẽ được mặc váy thâm, nuôi lợn làm cảnh thay chó Nhật. Anh Chi tôi dị ứng các loại mốt thời đại. Thời thiên hạ chăm chỉ tu dưỡng kiếm một chân biên chế thì anh bỏ đi buôn. Bây giờ người ta đổ ra làm kinh tế, anh lại tìm thầy để học Yoga và Kinh dịch. Mẹ tôi nửa đêm cứ giật thót lên khi nhìn sang giường anh, thấy anh ngồi xếp bằng sừng sững, tay bắt quyết, thở ra hít vào. Gần bốn mươi rồi mà anh chẳng chịu vợ con gì. Mẹ héo hắt cả người thấy anh nay lập ra kế hoạch ăn trường chay, mai lại định nhịn đói dăm ba ngày để thâm tâm trong sạch.

Mẹ chẳng khuyên được anh. Tôi và anh Thăng lại càng không. Dưới mắt anh Thăng, anh Chi thuộc dạng người "rách việc, miễn bàn". Còn tôi, bảng phân loại nhân loại của tôi chỉ có hai mục chính: tốt và xấu bình thường và bất bình thường. Tôi xếp anh Chi vào mục tốt và bất bình thường. Phần còn lại, tôi không lí giải. Xét cho cùng, tôi còn có nhiều việc để bận tâm hơn chứ!

Nhưng đùng một cái, anh Chi bất chợt trở nên nổi tiếng. Một cách hết sức kì quặc. Thoạt nhiên là bà trưởng phòng bỗng đâm bổ đến chỗ tôi giúi cho tờ báo: "Đọc đi, có phải là anh cậu không?" Bài báo viết về anh Chi, một nhà ngoại cảm trẻ có khả năng chuẩn đoán và chữa bệnh bằng nhân điện và đã thành công trong một số trường hợp nan y. Kể từ lúc đó, điện thoại phòng tôi réo liên tục, toàn là bạn bè quen tôi hỏi về anh Chi và nhờ tôi giới thiệu với anh. Cứ như là ai cũng có một bệnh đau đột xuất mà tin về anh Chi làm họ nhói lên và cũng chỉ có anh mới chữa được. Tôi cũng đâm bán tín, bán nghi, định bụng tối nay phải dắt cả nhà xuống gặp anh Chi thử khám bệnh. Dù nhà tôi ăn ngủ khỏe như trâu lăn, chả thấy làm sao.

Buổi tối tôi đến, nhà mẹ đã chật ních người. Chỉ có nhân vật chính là anh Chi thì đi đâu mất. Mẹ cứ ngồi kể đi kể lại về công phu luyện Yoga của anh. Người ngồi nghe nhất loạt gật gù bảo chả trách..., rồi lại khen là nhà có ông ngoại cảm nên ai trông khí sắc cũng hồng hào, chắc hơi ốm là được truyền điện khỏi ngay.

Anh Thăng hứng lên đề xuất bây giờ mà mở ngay phòng khám thì ăn liền, mà có thể kết hợp với cả mát xa dân tộc rồi xông hơi thuốc Bắc, Nam, Đông Tây y kết hợp, cái gì cũng có. Anh còn bảo anh quen cả mấy ông thầy bói giỏi lắm, nếu cộng tác với anh Chi thành nhóm Ykhohubi (Y khoa huyền bí) thì cực mĩ mãn. Tất cả lại ồn lên, mỗi người góp một ý. Tôi thấy tương lai đầy triển vọng, có lẽ chỉ còn lo khoản giấy phép mở văn phòng, mà một khi anh Chi nổi tiếng thế thì thiếu gì người giúp. Nói chuyện mãi đến mười một giờ thì con tôi lăn ra ngủ, nó mệt quá. Chồng tôi cũng đã nén ngáp bốn năm lần. Tôi biết anh nể lắm mới ngồi cố đến bây giờ chứ với anh thì ngoại cảm với dòng điện sinh học là một cái gì từa tựa như làm xiếc, xem cho vui chứ chả ích gì. Tôi đành chào mẹ, đi về mà bụng vẫn tiếc là không gặp anh Chi.

Sôi nổi được vài hôm rồi cũng lắng xuống. Tôi gặp anh Chi, nhờ anh truyền điện chữa bệnh sôi bụng (cứ thỉnh thoảng bụng tôi lại sôi réo cả tràng như sấm rên, cả phòng nghe rõ mồn một, không còn ra thể thống gì). Anh Chi cười bảo tại tôi tiêu hóa quá tốt nên chóng đói, buổi sáng cứ ăn chặt bụng vào là khỏi. Thế thì còn nói gì nữa! Rồi tôi nghe anh cải chính nào là tay viết báo nhiệt tình quá nên hấp tấp, nhiều chuyện như thế nhưng thực tế còn nhiều nguyên nhân phụ, nào là tất cả còn đang ở mức thử nghiệm, vân vân... Tôi nghe chả hiểu gì mấy nhưng cũng thấy chán. Từ đấy, ai có hỏi gì về anh Chi, tôi đều ậm ờ bí hiểm mà rằng anh đang bận nghiên cứu, tập luyện thêm, "nhập thất" gì đấy, không gặp được đâu. Thế là yên chuyện. Anh Thăng tôi đã quên bản kế hoạch về nhóm Ykhohubi. Dạo này anh đang lao vào một mối làm ăn lớn, chả mấy khi nhìn thấy anh. Mà vợ chồng tôi cũng không có thời gian. Tôi phải chăm có mặt ở văn phòng hơn vì cơ quan mới thay giám đốc. Vả lại, tên tôi có trong danh sách tăng lương, lại có thể được đề đạt làm phó phòng... Chồng tôi cũng phấn đấu ghê lắm. Anh rỉ tai tôi cơ quan đang có vài suất đất, hi vọng mình được phân vì thâm niên công tác trên mười năm rồi, lại được lòng đồng nghiệp. Chúng tôi bàn nhau nếu may được phía đất thì bán nhà cũ đi, xây chỗ mới cho khang trang và trích tiền đổi xe cho chồng tôi. Được thế thì nhất! Mẹ mừng lắm. Bà bảo chúng mày cứ cần cù mà ăn chắc như thế là yên phận, như thằng Thăng, tao có ở nhà lầu thì cũng giật mình thon thót, còn anh Chi mày thì chưa biết ra thế nào... Tôi thầm hả hê. Thì cả ba anh em tôi chả ai bảo ai, người nào cũng cho là mình đúng. Cứ để anh Thăng cười vợ chồng tôi keo không mua nổi cái xe xịn mà đi. Cứ để anh Chi chỉ theo những kế hoạch viển vông tầm cỡ thế kỉ. Tôi đã có mẹ là trọng tài. Chồng tôi vẫn nói đá bóng trên sân nhà, lại có trọng tài là người nhà mình thì yên tâm nhất!

--------------------

Có thể bạn quan tâm:

Nơi biển Hồng Vàn Mĩ cảm hiện sinh nét đẹp truyền thống văn chương Nhật Bản Haruki Murakami, người giải phóng văn chương và ngôn ngữ Nhật Bản Tái hiện Ngã ba Đồng Lộc qua "Huyền thoại tuổi thanh xuân" Đêm “Huyền thoại tuổi thanh xuân”
Văn nghệ Trẻ, 7/1995
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị TƯ 10 khoá XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị TƯ 10 khoá XIII

Baovannghe.vn - Trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì Hội nghị lần 10 BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì Hội nghị lần 10 BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Baovannghe.vn - Hội nghị Trung ương lần này diễn ra sớm hơn, ngắn hơn dự kiến và sẽ làm việc cả ngoài giờ hành chính; thảo luận, cho ý kiến về 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược và một số việc cụ thể.
Bản tin Văn Nghệ: Hội tụ và tỏa sáng những tài năng âm nhạc, nghệ thuật

Bản tin Văn Nghệ: Hội tụ và tỏa sáng những tài năng âm nhạc, nghệ thuật

Baovannghe.vn - Ban nhạc The Bootleg Beatles sẽ tổ chức 3 đêm diễn tại Việt Nam trong chuỗi chương trình kỷ niệm 44 năm lưu diễn tri ân người hâm mộ.
Điểm 10. Truyện ngắn của Nguyễn Hữu Hồng Minh

Điểm 10. Truyện ngắn của Nguyễn Hữu Hồng Minh

Baovannghe.vn - Bây giờ khi đã mười chín tuổi, tôi biết yêu, biết hận, biết thương và biết sợ. Tôi thích lang thang một mình vào những buổi chiều xanh xao thả bộ dọc con phố vắng.
Phỏng vấn một nghệ sĩ mở quán ăn

Phỏng vấn một nghệ sĩ mở quán ăn

Baovannghe.vn - Tôi vẫn thế thôi. Nhưng tác phẩm cần sự thẩm định của thời gian, chính mình phát biểu không tiện. Còn món ăn cần sự thẩm định tức thì, ngay miếng đầu tiên.