Sáng tác

Chuyến xe buýt Mơ-Vọng. Phần 1

Nguyễn Tiến Thanh
Truyện 08:08 | 01/07/2025
Chuyến xe buýt Mơ-Vọng là một bản hòa âm phức điệu giữa ký ức, thân thể và ngôn ngữ thi ca. Câu chuyện không đặt nặng cốt truyện, mà vận hành bằng không khí, bằng tinh tế của những chuyển động vi mô, nơi thân thể trở thành ngôn ngữ thứ hai. Chuyến xe buýt Mơ-Vọng gợi nhớ tới L'amant của Marguerite Duras, tới Mối tình đầu của Turgenev, nhưng mang bản sắc riêng, một Hà Nội nghèo, cũ, nhưng đầy ám ảnh; một kiểu yêu không thể lặp lại, không thể gọi tên, chỉ có thể sống một lần, trọn vẹn trong lặng im.
aa

Chuyến xe buýt Mơ-Vọng - Phần 1

Không phải mọi lần yêu nhau đều bắt đầu bằng một nụ hôn.

Có một lần, với Vy, điều đó bắt đầu bằng… một chuyến xe buýt sáng mùa thu năm 1985, khi Hà Nội còn se lạnh và một bàn tay lạc vào vùng da thịt chưa từng được ai đánh thức.

Hà Nội năm ấy là thành phố của những người sống không kịp lưu lại. Của mẹ cô, buổi sáng gội đầu bằng nước mưa, tóc xõa, tay cầm tem phiếu. Của cha cô, người viết lặng lẽ bên cạnh ánh đèn yếu – mà vẫn viết như thể ánh sáng nằm ở trong câu chữ.

Của cô, sinh viên năm thứ nhất khoa Văn Đại học Tổng hợp, không có nhiều hơn một đôi guốc gỗ và một áo len màu mận chín – nhưng có thể cất giữ cả một vũ trụ trong tim, chỉ vì ai đó đặt tay gần xuống cạnh vạt áo mình.

Vy không sống trong một thành phố của thông tin, mà trong một thành phố của tín hiệu. Và cô luôn tin, những ai đủ tinh tế để nghe được tín hiệu đó – là những người còn đủ rung cảm để yêu. Một tiếng thở dài của người phụ nữ ngồi sau xe đạp. Một tiếng ho bật lên trong buổi xếp hàng mua dầu hỏa. Một tiếng tàu điện khua qua lòng phố như thể đang đánh thức những giấc mơ chưa đủ can đảm để thành hiện thực.

Hà Nội năm ấy không giống bây giờ. Không ồn ào, không phát sáng. Nhưng cũng vì thế mà những gì lặng lẽ hơn lại phát tiếng. Những tín hiệu mong manh như hơi thở vương trên cổ áo len sợi thô, như ánh nhìn vụt qua nhau trên bậc đá thư viện, như mẩu giấy ai đó đánh rơi nhưng kịp in một câu thơ không ai rõ nguồn.

Hà Nội của năm ấy là thành phố sống bằng những đường gân mảnh – những con ngõ gấp khúc như những mạch máu trầm tư, những vệt sáng xiên qua mái ngói cũ mỗi chiều, những bóng người đạp xe ngược chiều gió, như thể họ đang chống lại cả thời gian.

Không có những dòng trạng thái, nhưng mỗi ánh mắt là một bản tin nội tâm. Không có hình ảnh để chia sẻ, nhưng chỉ cần một đôi bàn tay thoáng chạm – cũng đủ để gấp lòng mình thành một bức thư không bao giờ gửi. Đó là thành phố của những người sống nhiều mà không nói nhiều. Của những người mẹ đội mưa mang tem phiếu đi xếp hàng, và những người cha lặng lẽ đọc báo dưới ánh đèn 15W. Của những đứa trẻ đạp xe đến trường trong cái đói rỗng mà vẫn cười vì một câu hát. Và của những sinh viên – nhất là sinh viên Văn – sống bằng thơ, bằng ý nghĩ chưa thành lời, và bằng những rung động không dám chạm.

Hà Nội không có nhiều cửa hàng. Nhưng lại là thành phố của những cánh cửa khép hờ. Ai đi qua cũng có thể thấy một phần đời người khác – qua tiếng radio, qua tiếng bát đũa chạm vào nhau, qua mùi gạo mới thoảng ra từ bếp. Thành phố ấy như một cuốn sổ tay chép nháp, nhàu, mờ, đôi khi lem mực – nhưng đầy những điều không ai nỡ xé bỏ.

Thành phố ấy – không thuộc về những người ồn ào. Mà thuộc về những ai dám giữ lại một cái nhìn lặng lẽ, một lần đợi không thành, một câu thơ chưa ai kịp hiểu. Hà Nội năm ấy – là thành phố của những người biết cách sống âm thầm mà sâu sắc.Và biết cách yêu – không phải bằng lời, mà bằng việc ngồi cạnh ai đó một chiều cuối thu, chỉ để cùng nghe tiếng tàu điện vọng xa như tiếng ký ức chưa xảy ra. Vì Hà Nội những năm tám mươi sống bằng tĩnh lặng – không phải im lìm, mà là sự tĩnh lặng có âm vang. Một cái nhìn có thể vang cả tháng. Một lần vô tình đứng cạnh nhau cũng đủ để một cô gái viết mười trang nhật ký không tên.

Một thành phố không có mạng xã hội – nhưng một câu thơ gấp trong vở cũng có thể khiến ai đó thao thức suốt đêm.

Vy từng là người thao thức như thế. Và có lẽ, vẫn còn là người như thế, chỉ khác ở chỗ bây giờ cô thao thức vì một ánh nhìn chưa rõ mặt, một vai áo không tên, một mùi tóc cũ kỹ như thể đã thuộc về trí nhớ cô từ rất lâu rồi.

Và nếu phải chọn một nơi đã gom cả thành phố ấy lại trong vài mét vuông rung động, Vy sẽ chọn… xe buýt.

( 2)

Chuyến xe buýt Mơ-Vọng. Phần 1
Suudelma. Tranh của William Rosenberg.

Xe buýt thời bao cấp giống như một thành phố xếp chồng – không phân biệt ngõ phố, giai tầng, mà gom tất cả vào một khoang run rẩy, ọp ẹp, đầy hơi người. Ở đó, một bác lao công có thể dựa vào vai một sinh viên năm ba mà không cần xin lỗi. Một anh chàng mặc áo dạ thô bạc màu có thể ngồi cạnh một cô gái guốc gỗ – như Vy – và chẳng cần mở lời, vẫn khiến tim ai đó đánh nhịp lệch đi.

Chuyến xe buýt hôm đó đi từ Mơ sang Vọng. Từ một cái tên như trò đùa của số phận, đến một khúc phố chẳng rõ tên, nhưng ánh nắng ở đó lại rọi đúng vào chỗ trái tim chưa kịp phòng bị.

Vy ngồi cạnh cửa sổ, ghế chênh với bánh xe nên lúc nào cũng rung nhẹ như thể cả thế giới đang thở hắt qua vai mình. Nắng xiên chéo qua lớp bụi kính, tạo thành những vệt sáng đứt đoạn như dòng hồi ức chưa từng kịp ghép nối. Vũ ngồi bên cạnh – một dáng người im lặng, có vẻ như đang nghĩ gì đó cao xa, nhưng lại không che giấu nổi cảm giác vừa bối rối, vừa thích thú khi vô tình… hoặc cố ý… chọn ngồi cạnh cô.

Vy liếc sang, đủ lâu để biết anh cũng đang chờ một cú chạm từ ánh mắt, rồi cất giọng, nhẹ hơn cả tiếng phanh xe phía trước:

– Hình như anh cũng là sinh viên khoa Văn?

Vũ quay nhẹ, cười nửa miệng – kiểu cười của những người vừa đọc xong một truyện ngắn buồn mà vẫn cố làm ra vẻ mình ổn:

– Ừ. Em nhận ra vì mùi sách cũ, hay vì cái mặt hơi giống người vừa lạc ra khỏi một câu thơ không vần?

Cô cười khẽ, ngẩng lên, như thể đang kiểm tra xem câu đùa đó có bị gió cuốn mất không:

– Em nhận ra vì cách anh nhìn mọi thứ. Người học Văn thường nhìn phố xá như thể… đó là câu mở đầu của một truyện ngắn chưa viết xong. Hoặc một vở kịch chưa có hồi kết.

Vy gật đầu, không nhanh, như thể đang sửa lại một dấu chấm phẩy trong suy nghĩ:

– Còn người viết truyện ngắn thì thường nhìn người lạ như thể họ vừa bước ra từ một ký ức chưa từng xảy ra. Dù chưa từng gặp… vẫn thấy quen.

Cô nghiêng đầu, vai áo khẽ chạm vào cánh tay anh, giọng hơi trêu:

– Có khi… em với anh đã từng là nhân vật phụ trong truyện của nhau, nhưng chưa đến đoạn được gọi tên?

Vũ chớp mắt, nửa đùa nửa thật:

– Em là cô gái ngồi cạnh cửa sổ. Còn anh là người luôn cố tình chọn ngồi gần, dù xe còn rất nhiều chỗ khác.

Xe khẽ xóc. Một cô bé bán vé lách qua, đôi guốc nhựa phát ra tiếng cộc cộc nhịp đều như những câu thơ dở dang gõ lên lòng bàn tay. Bên ngoài, phố Đại La trôi ngang qua như một đoạn phim câm: áo trắng học sinh, bà bán chuối nướng, tiếng rao “ai đi Nước Ngầm không”, và mùi xăng cũ nồng lên như một đoạn ký ức không ai muốn giữ lại nhưng chẳng thể xoá.

Cô tựa đầu vào lưng ghế, ánh mắt vẫn nhìn về phía trước nhưng giọng thì đã rơi vào khoảng lặng giữa hai đoạn văn:

–Em biết tên anh, Vũ thi sĩ ạ. Đã từng nghe anh đọc thơ. Anh có bao giờ thấy mình… lạc giữa khoa Văn không?

Anh không quay sang, nhưng Vy cảm nhận rõ luồng suy nghĩ từ phía anh đang trôi về phía mình:

– Có. Như một người vẫn viết thơ trong một thời đại chỉ muốn viết giấy nợ.

Rồi anh ngừng một nhịp, nói tiếp – nhẹ như gió va vào cổ áo:

– Nhưng mà lạc cũng thú vị. Nếu không lạc… làm sao tìm được nhau?

Vy quay đầu, lần này là để nhìn thật, không né tránh, không ẩn dụ:

– Tìm nhau…Phải chăng là khi một người trượt khỏi bài giảng, còn người kia bước lạc khỏi một vần thơ?

Vũ khẽ nghiêng đầu, mắt không rời Vy

– Có khi… chỉ cần một cú xóc nhẹ của xe buýt là đủ để hai người ngồi cạnh nhau một đoạn đời.Và anh cũng biết em, Vy ạ. Một bông hồng có gai hay rực lên trong nắng thì ai chẳng đã từng ngắm nhìn?

Không dài, nhưng đủ nhớ.

Hai người im lặng.

Tay không chạm, nhưng như có một luồng sóng tĩnh điện dịu dàng giữa hai vùng da đang sưởi nhau bằng từ trường kín đáo. Nắng chạm vào mi mắt cô. Cô ngẩng lên, vành tai ấm dần, rực lên như một bông hoa bị nắng đánh thức:

– Em không tin vào tình yêu sét đánh. Nhưng em tin vào cảm giác… rằng có một người khiến mình muốn im lặng cùng. Không cần cố nói điều gì, chỉ cần hiện diện – là đủ.

Vũ không trả lời ngay. Chỉ nhìn xuống tay cô– rồi nhìn lên mắt cô– rồi khẽ mỉm cười, như thể câu anh sắp nói không phải là một câu, mà là một mệnh đề lơ lửng:

– Nếu vậy…Có lẽ em đang ngồi cạnh người đó rồi

Tiếng động cơ gằn lên, ai đó ho, một gói quà rơi xuống sàn – tất cả đều xảy ra – nhưng không âm thanh nào đánh bạt được tiếng im lặng đang hiện hữu giữa cô và anh.

Rồi anh nói. Không quay sang. Không nhìn. Chỉ nói, như thể đang nói với gió.

– Em hay đi tuyến này?

Vy không giật mình. Không ngạc nhiên. Chỉ đáp, như thể đã chờ sẵn câu hỏi đó từ rất lâu.

– Không hay. Nhưng hôm nay thấy cần.

Một sự thật không có lý do. Nhưng đúng. Anh khẽ gật đầu, không rõ là đồng tình hay đơn giản là để giữ một tiết tấu nhịp nhàng cho sự hiện diện lặng lẽ này.

Vy quay đầu, chậm thôi – để không phá vỡ trạng thái mong manh mà một câu thừa cũng có thể làm rạn.

– Còn anh?

– Anh không cần tuyến xe. Nhưng cần một quãng đường đủ dài để kịp ngồi cạnh ai đó.

Vy nhìn ra ngoài cửa kính. Những ngọn cây phố Vọng đang lùi về phía sau. Nhưng trong tôi, chúng đang tiến lại gần – từng chiếc lá một – như những lời chưa nói kịp từ một giấc mơ nào đó cũ lắm.

Cô hỏi, giọng vừa đủ nghe, không rõ là hỏi anh hay hỏi chính mình:

– Có những người ngồi cạnh nhau mà không bao giờ nhớ nổi. Nhưng cũng có những người… chỉ cần một lần, mà nhớ mãi. Anh tin vào kiểu thứ hai không?

Anh không đáp ngay. Gió lọt qua khe cửa sổ như một tiếng thở nhẹ của thành phố.

– Anh không biết mình tin vào điều đó… Nhưng anh đang sợ – sợ rằng chuyến xe này rồi cũng sẽ dừng.

Vy bật cười. Nhỏ như một khe nắng lọt qua tay áo. Rồi nói, rất khẽ, như nói vào một trang vở cũ gập lại: “Nhưng biết đâu… nó chưa kịp dừng đâu. Có khi, nó chỉ mới bắt đầu”.

Tín hiệu của một người dành cho một người khác đôi khi không phát ra bằng tiếng nói, mà bằng sự hiện diện bất thường trong một khoảnh khắc rất bình thường. Một cú nghiêng nhẹ không lý do. Một khoảng im lặng dài hơn cần thiết. Một lần ngồi gần hơn logic cho phép. Chúng mỏng như sương, trôi như gió, và dễ bị bỏ lỡ bởi những ai sống quá vội.

Và cô luôn tin, những ai đủ tinh tế để nghe được tín hiệu đó – là những người còn đủ rung cảm để yêu.

Tuyến xe này – lắc lư, ám mùi khói xe và mồ hôi – chẳng có gì đặc biệt. Nhưng khi Vy ngồi cạnh một người xa lạ mà cảm giác gần hơn cả những gì đã quen, cô biết: có điều gì đó đang xảy ra – nhưng không cần ai tuyên bố.

Cô đã biết tên anh. Nhưng cô cũng đã tự đặt tên cho khoảnh khắc này: một trạm dừng vô hình giữa hai vùng cô đơn, một buổi chiều không thuộc lịch sử, một cảm giác không cần ngôn ngữ.

(3)

Chuyến xe buýt Mơ-Vọng. Phần 1
Embrace của Mikuláš Galanda.

Chiếc xe buýt Mơ – Vọng hôm đó là loại Ikarus đã bạc màu, thân sắt lấm lem bụi và sơn đỏ vàng nhạt loang lổ từng mảng. Mỗi khi xe phanh, cửa kính run lên một tiếng khẽ như tiếng ho của một người già. Ghế bọc nỉ đỏ sờn, vết cháy thuốc lá chấm đen trên vài chỗ tựa tay, mùi mồ hôi, mùi nhựa nóng, mùi dầu mỡ – tất cả hòa vào nhau thành một thứ không khí rất sống, rất thật, rất Hà Nội.

Ghế ngồi chật, người đứng đông. Có bà cụ ôm rổ rau, có ông thợ hồ mang chiếc thước gỗ dài, có hai cô sinh viên mặc áo len xanh cổ lọ thì thầm điều gì đó rồi cười khúc khích. Một cậu bé ngồi bệt dưới sàn, vừa chơi chiếc xe nhựa vỡ vừa ngước nhìn mọi người bằng đôi mắt tròn đen lay láy. Cô soát vé đi qua, hờ hững như một cái bóng, in tấm lưng gầy mòn trong đồng phục cũ.

Và giữa tất cả sự xô bồ, vội vã, ngột ngạt ấy – Vũ và Vy ngồi sát nhau, yên như thể họ thuộc về một thực tại khác.

Anh mặc chiếc áo sơ mi màu xám tro, cổ áo hơi nhăn, tóc xoăn nhẹ, đôi mắt dài lúc nào cũng như đang chờ một câu thơ sẽ rơi xuống đâu đó. Gương mặt gầy nhưng sáng. Vai gầy nhưng cứng. Những đầu ngón tay của anh dài, khớp xương lộ rõ – bàn tay của một người vừa viết nhiều, vừa giữ lại rất nhiều điều không viết ra.

Không ai chắc tên thật của Vũ là gì. Họ chỉ biết rằng cái tên ấy vang lên như tiếng gió qua những buổi chiều đầy bóng cây xà cừ và thơ rơi kín trên bãi cỏ sau thư viện. Có người bảo anh trước khi học Văn, anh từng học Vật lý, nhưng bỏ ngang vì một câu thơ ám vào não. Mà cũng có thể không học gì cả, chỉ đi ngang qua một ngày mùa thu và để lại một huyền thoại.

Vũ sống như thể chỉ có thể tồn tại trong những đoạn phim quay chậm: dáng cao gầy, gương mặt sáng nhưng lúc nào cũng như phủ một lớp bụi thời gian, đôi mắt ướt lạnh và xa xôi như vừa khóc trong một bài thơ không ai biết tên. Áo sơ mi xám tro bao giờ cũng nhăn nhúm, như thể chưa bao giờ anh ngủ một giấc ngon, quần vải bạc màu, tóc rối như cỏ non gặp gió.

Cái huyền thoại về Vũ không đến từ những điều cụ thể. Mà đến từ những câu như thế này:

“Anh ấy từng ngồi đọc thơ ở cổng Khoa trong một đêm mất điện, và cả khu Mễ Trì im phăng phắc.”

“Có lần Vũ làm một bài thơ dài 49 câu, không vần, không gieo, nhưng khiến một cô gái học Hán Nôm ngất ngay trong giờ Ngữ âm.”

“Anh ấy uống rượu một mình, nhưng thơ thì có vẻ được viết bởi cả một thế hệ.”

Và rồi, những câu thơ như dấu hiệu sống của một thời đã lặng im, bắt đầu lan truyền từ những tờ giấy gấp tư, được sao chép tay giữa các buổi học Văn học Trung đại:

“Anh không đến từ phía nào của thế giới,

Nhưng cứ mỗi lần em ngồi xuống – gió thổi ngược về anh.”

“Có một sợi tóc của em, từng mắc lại trong thơ,

Anh giữ nó như giữ một lý do để còn sống.”

“Đừng khóc nếu mai này ta không còn bên nhau,

Bởi chúng ta chưa từng rời nhau trong một câu thơ nào cả.”

Vũ là người có thể uống rượu rẻ nhất trong quán Mễ Trì mà khiến chủ quán thầm để dành cho anh chai ngon nhất. Là người có thể bước vào thư viện mà không cần mượn sách – chỉ ngồi một góc và viết. Các thủ thư nói, mỗi khi Vũ ngồi viết, thì những con chữ xung quanh lặng đi như đang lắng nghe một cuộc mặc khải.

Không ai từng thấy Vũ khóc, nhưng ai từng đọc thơ anh đều tin rằng: anh đã khóc thay họ. Có người nói anh từng yêu một cô gái học Sử, rồi cô ấy đi lấy chồng ở Nga. Vũ không buồn. Chỉ viết đúng một câu trong nhật ký: “Tôi gửi một bài thơ thay sính lễ. Người ta không nhận. Nhưng trời đổ tuyết giữa tháng Bảy.”

Chính vì những thứ không ai xác nhận được ấy mà Vũ tồn tại như một biểu tượng: của tự do, của nỗi buồn dịu dàng, của thứ thơ không cần cứu ai – nhưng cứu được chính người viết.

Có lần trong một đêm thơ tổ chức ở giảng đường C2, khi điện cúp, Vũ đã đứng giữa cầu thang, đọc thơ bằng giọng khàn đặc sau cơn sốt:

“Thế giới này đã hết lần đầu tiên,

Em có thể yêu tôi bằng lần thứ hai không?”

Và giữa bóng tối, ai đó bật khóc. Không biết vì thơ hay vì chính họ – đã đánh mất cái lần đầu tiên của mình mà không nhận ra.

Vũ không đẹp trai, nhưng có một vẻ quyến rũ đến từ sự bất cần dịu dàng. Lãng tử, nhưng chưa bao giờ là kẻ vô trách nhiệm. Và trong tất cả những lời đồn về anh, điều đúng nhất là: ai đã từng đi qua một chiều Hà Nội có Vũ, đều mang theo một chút dư vang – không chỉ của người, mà của một thứ thơ chưa từng thành chữ.

Vy thì khác. Có những người con gái bước qua thanh xuân như một vệt sáng điềm nhiên giữa mùa đông xám, khiến ngay cả thời tiết cũng phải chậm lại vài nhịp để lắng nghe tiếng guốc mộc trên hè phố. Vy là một người như thế. Cô là một bông hồng khu tập thể thời bao cấp, thứ hương sắc đã ngấm sâu vào từng khoảnh sân mọc đầy phượng vĩ và bằng lăng, từng ô cửa sổ của ngôi biệt thự kiểu Pháp bị chia nhỏ – nơi cô sinh ra, lớn lên, và thấm nhuần một thứ khí chất riêng: vừa tinh tế vừa gai góc, vừa cổ điển vừa biết đâm thủng mọi vỏ bọc giả tạo bằng một nụ cười nửa miệng và một câu nói châm chọc đầy duyên dáng.

Vy nổi tiếng vì sắc đẹp – điều ấy ai cũng biết. Nhưng cô thật sự nguy hiểm bởi trí tuệ và ngôn ngữ của mình. Cô gái nhỏ nhắn ấy từng khiến không ít sinh viên nam khoa khác ngẩn ngơ, và từng khiến một thầy giảng thơ phải ngập ngừng trước câu hỏi: “Thưa thầy, thơ lục bát có cần ràng buộc không, hay nó chỉ ràng buộc khi trái tim không còn đủ tự do?”

Vy yêu thơ. Không phải như cách những nữ sinh thường chép vội vài câu tình si vào nhật ký, mà như một kẻ chọn thơ là ngôn ngữ đầu tiên để hiểu thế giới. Vy đọc Xuân Diệu không vì lãng mạn, mà vì thứ đam mê sắc thịt được chế ngự bằng ngôn từ. Cô đọc Lorca để hiểu vì sao “giấc mơ có hình kèn đồng”. Và cô đã từng cười nhạt khi nghe một gã trai tập tành làm thơ nhắc đến “ánh trăng lạc bước trên mái tóc”: “Trăng thì trăng, tóc thì tóc, sao cứ phải đánh nhau thế?”

Vy biết mình nguy hiểm, và không giấu điều đó. Cô như một bông hồng có gai – không vì che chắn mà vì thách thức. Mỗi lần xuất hiện, Vy đều khiến không khí trong giảng đường như đổi mùi: mùi xà phòng Hương Bưởi thơm nhè nhẹ, mùi giấy cũ pha lẫn nước hoa Nga đọng lại trong khăn tay, và cái mùi riêng – mùi của thông minh, tỉnh táo và một nỗi buồn đã biết cách ngẩng đầu. Ở Vy có một thứ ánh sáng khiến người khác không dám lại gần. Một vầng thông minh vây quanh cô như vầng hào quang lặng lẽ bao quanh các pho tượng đá trong chiều hoàng hôn: đẹp, lạnh và thách thức. Cô hay thả tóc, lùa ra sau tai bằng một động tác khẽ khàng. Một lần, Vũ đã viết về cử chỉ ấy trong một mẩu giấy không ai biết, gửi kèm bài thơ vào ngăn bàn nàng:

“Em vuốt tóc – cả mùa thu lặng lại

Hương cổ tích vỡ giữa tay người”

Không ai dám chắc cô đã đọc, càng không ai dám hỏi cô có hiểu bài thơ của Vũ không. Nhưng mấy hôm sau, trong một buổi uống nước ở quán cà phê Cây Sấu, Vy bỗng đọc to hai câu ấy khi Vũ đang ngồi lặng lẽ ghi chép. Không nhìn anh, không nhắc đến tên anh. Chỉ đọc, rồi bảo: “Lãng mạn một cách… khá thật thà đấy.”

Đám sinh viên trong ký túc nói rằng Vy có ba tầng phòng thủ: ánh mắt khinh khỉnh, giọng nói châm biếm, và tài đọc thơ nhanh hơn cả thầy Vĩnh - người dạy Folklore “mang tâm hồn thời đại”. Nhưng nếu vượt qua được ba lớp ấy, sẽ thấy nàng là một người con gái rất… người. Không ai biết Vũ đã làm điều đó bằng cách nào – chỉ biết rằng lần đầu tiên người ta thấy Vy cúi đầu khi một gã mặc áo vải thô, mang dép cao su và đeo túi vải chéo (mà sinh viên thường gọi là “bố của thơ”), đứng trước cổng trường và hát khẽ:

“Em đi ngang tuổi trẻ tôi – không dừng

Chỉ để lại mùi hương trong trí nhớ

Như cây bàng đỏ một lần rất thực

Mà sau này… là huyền thoại trong tôi”

Có lẽ, chỉ những ai biết sống bằng cái đẹp và chịu đau vì cái đẹp, mới dám để một người con gái như Vy bước vào trí nhớ mình như một vết rạch không bao giờ khép miệng.

Còn hôm nay, trên chuyến xe buýt này, Vy như một người khác. Cô mặc chiếc áo dài tay màu be, quần vải đen. Tóc cô buộc thấp, vài sợi xõa ra như cố tình mà không trau chuốt. Làn da trắng một cách nhẹ nhõm, không cố gắng. Gương mặt không đẹp theo kiểu cổ điển – nhưng đầy góc cạnh mê hoặc: sống mũi nhỏ nhưng dứt khoát, môi mỏng, đôi mắt sắc – có ánh sáng của một người luôn sẵn sàng nói thật.

Vy ngồi gần cửa sổ. Ánh nắng xiên từ hàng cây phố Đại La chiếu lên má trái, khiến làn da ấy như phát sáng từ bên trong.

Vũ ngồi bên cô – không quá gần, nhưng cũng không có khoảng trống. Lúc ấy, giữa hai người không có gì ngoài một luồng điện âm thầm. Không ai quay sang. Không ai bắt chuyện. Nhưng chỉ một cú nghiêng người theo nhịp xe, đùi họ chạm nhau – và toàn bộ không gian dường như lặng đi một nhịp.

Bên trong xe buýt, tiếng máy rền như tiếng muỗi vo ve. Mùi dầu, mùi người, mùi phố… tất cả là nền cho thứ mùi da thịt của người bên cạnh – thứ hương gần gũi đến mức khiến anh không dám thở mạnh.

Và rồi tay họ – như trong một vở kịch không đạo diễn – từ từ rơi sát nhau. Không nắm. Chỉ sát. Và nhiệt độ từ làn da ấy – thứ nhiệt không có trong bất kỳ tiết học vật lý nào – khiến từng dây thần kinh trong người anh chao đảo.

Và rồi – như thể chuyển động của một cánh chim trong mơ – bàn tay anh khẽ trượt. Không mạnh. Không gấp. Không cố ý. Chỉ là một làn sóng ấm nhẹ, đi dọc đùi cô – tới ranh giới mong manh giữa bản năng và tự chủ. Không ai trong hai người cử động. Không ai lên tiếng. Chuyến xe vẫn lắc lư, những gương mặt mệt mỏi lướt qua ngoài cửa kính – không ai hay rằng ngay trong lòng cái xe chật hẹp và cũ kỹ này, đang có một khoảng không gian rộng mở ra giữa hai con người chưa từng thuộc về nhau.

Tay Vũ trượt xuống như thể không cố ý, như thể chỉ là một dòng chảy lạc giữa hai bờ yên tĩnh. Nhưng dòng chảy ấy – ấm nóng, sống động – đã tìm đúng một vùng đất âm thầm, ẩn mật, mềm mại đến ngơ ngác. Vy không tránh. Không phải vì bất ngờ, mà vì cả cơ thể nàng đang dừng lại, như để lắng nghe chính mình. Một tiếng nói chưa thành lời, nằm đâu đó giữa cảm giác ẩm ướt và sự rung lên lặng lẽ nơi đáy bụng. Còn Vũ – ngón tay chạm khẽ như gió, nhưng toàn thân thì như một vầng trăng căng tròn không thể kìm. Có một loại căng cứng không đến từ dục vọng, mà từ niềm khao khát nguyên sơ nhất – được thấy, được chạm, được thấu hiểu. Như thể cơ thể họ đang trò chuyện bằng một thứ ngôn ngữ xưa cũ hơn cả ngôn từ, như thể có một bài ca được ngân lên từ trong máu, không thể viết ra giấy.

Ngón tay anh không đi sâu. Chỉ dừng lại ở nơi mà làn vải mỏng nhất vẫn không thể ngăn nổi tiếng vọng âm từ nhịp đập run rẩy dưới da thịt Vy. Cô không gạt tay anh ra. Chỉ hơi nín thở – như thể chính mình cũng bất ngờ với điều đang diễn ra. Và bất ngờ hơn nữa, khi nhận ra rằng… mình không muốn điều đó dừng lại.

Đó không phải là một cú chạm thô ráp. Nó nhẹ đến mức nếu người ta nhìn vào, sẽ nghĩ anh đang đặt tay lên thành ghế. Nhưng chỉ cô biết – vùng cơ thể vừa được bàn tay ấy đi qua – bỗng dưng thức dậy như thể chưa từng sống thực trước đó.

Trong khoảnh khắc ấy, cô không nghĩ đến đạo đức. Không nghĩ đến danh xưng. Chỉ cảm thấy như toàn bộ thân thể mình vừa được viết lại – bằng một thứ ngôn ngữ chỉ người kia đọc được.Và giữa tiếng động cơ đều đều, giữa mùi mồ hôi, mùi bụi, mùi phố… nàng thấy có gì đó đang tuôn chảy lặng lẽ trong bụng dưới.

Không rõ ràng là dục vọng. Cũng không hẳn là tình yêu. Chỉ là một cơn sóng tràn qua, mang theo cảm giác mình vẫn đang sống – theo cách mãnh liệt nhất mà một người đàn bà có thể sống trong đời.

Cô không biết bắt đầu từ lúc nào – có thể là khi vai họ chạm khẽ, hoặc khi nhiệt độ từ bàn tay anh lan qua như một làn hơi nóng dịu – nhưng cô biết rõ, có gì đó vừa vỡ tung trong bụng dưới mình.

Không phải cơn đau. Không phải khoái cảm. Mà là một trận mưa rào đổ xuống nơi chưa từng ai bước tới, làm mềm toàn bộ những gì cô từng siết chặt trong nỗi dè chừng.

Cô ngồi bất động. Cổ họng khô. Nhưng ở giữa thân thể – một thứ gì đó bắt đầu tuôn chảy. Không ai thấy. Không ai nghe. Nhưng cô biết – biết rõ như khi vừa được gọi đúng tên mình lần đầu tiên. Lớp vải dưới thân giờ đây như một tấm rèm mỏng, che chắn không nổi cảm giác lặng lẽ trào ra từ một nơi mềm sâu chưa từng gọi thành lời.

Đó không phải là dục vọng – theo cách người ta vẫn gọi. Đó là tiếng vọng đầu tiên của thân thể – thứ mà các bài giảng đạo đức chưa từng chạm đến. Một sự sống khác. Một cánh cửa khác. Và anh – không cần biết – vừa là người gõ cửa, vừa là cơn gió cuốn tung cánh cửa đó ra.

Cô run. Nhưng không lùi lại. Không sợ hãi. Chỉ lặng lẽ cuộn mình trong sự nở rộ, như thể toàn thân vừa được viết lại – bằng một thứ ngôn ngữ chỉ riêng anh biết đọc.

Và giữa tiếng rền của động cơ, giữa những nhịp rung lắc bình thường của xe, cô đang bước vào một cuộc thay da lặng lẽ – ngay giữa phố đông người, ngay giữa đời thường xô lệch.

Không ai biết.

Chỉ có cô – và phần sâu nhất trong cô – đang được sinh ra lần đầu, không máu, không nước mắt, không tội lỗi. Chỉ có một cơn ướt át dịu dàng – và cái biết nguyên thủy: mình đang là đàn bà – từ khoảnh khắc này.

Cô khẽ nghiêng đầu, không nhìn anh. Chỉ để ánh nắng xuyên qua cửa sổ kính rọi lên nửa gương mặt. Đó là ánh sáng duy nhất trong ngày hôm ấy – và mãi về sau, cô luôn nhớ: không phải bàn tay ấy đã chạm đến giữa hai chân cô mà là giữa hai tầng tồn tại – một phần mang tên thể xác, phần kia là cõi đang bừng nở tên mình

Đó là chiếc xe buýt cũ kỹ, chật chội, nóng và xộc xệch. Nhưng với hai con người đang chạm khẽ nhau – nó chính là chiếc thuyền đi giữa giấc mộng và khát khao.

( 4 )

Oh my god. Chuyến xe phanh gấp. Cả không gian như nghiêng đi trong một cú thở khẽ của định mệnh. Và trong khoảnh khắc mọi thứ mất thăng bằng ấy, bàn tay Vũ– không chủ đích, không cưỡng cầu – trượt xuống và dừng lại nơi sâu thẳm nhất giữa tôi.

Một nơi không ai từng đặt tên. Một vùng mềm hơn cả lụa, tối hơn cả ý nghĩ, ấm hơn cả lòng bàn tay. Không phải nỗi xấu hổ, cũng không phải sự ngẫu nhiên – mà là một hình thức của tín hiệu. Một tín hiệu da thịt. Một thứ mật mã mà chỉ những người còn biết cảm được bằng toàn bộ cơ thể mới giải được.

Tôi vẫn ngồi nguyên. Không nhích lại. Không lùi ra. Chỉ giữ cho mình đừng rơi xuống cái điều gì đó vừa chớm mở ra dưới lớp vải mỏng.

Tôi đang là ai lúc này?

Một cô gái còn chưa từng nắm tay ai quá một cái siết nhẹ? Một sinh viên năm đầu, mặc áo sơ mi trắng đi học mỗi sáng và viết thơ buồn trong nhật ký? Hay là một người đàn bà – vừa được đánh thức? Không phải bằng lời tỏ tình, không phải bằng một cái hôn – mà bằng một luồng điện vô hình vừa chạm tới phần không ai từng gọi tên trong tôi.

Tôi nghe thấy tiếng nhịp tim mình. Không phải trong ngực – mà ở bụng dưới, nơi vừa rùng mình khe khẽ, như thể tôi vừa để một ai bước vào bằng một cánh cửa chưa từng biết mình có. Tôi không sợ. Tôi chỉ thấy… sống. Sống một cách đẫm, một cách lặng, một cách đầy. Sống như chưa từng sống.

Chưa ai từng nói cho tôi biết rằng cơ thể cũng có thể nói, mà không cần ai hỏi. Chưa ai từng dạy tôi rằng có một thứ ham muốn không dính gì đến tội lỗi – mà là một cách để nhận ra chính mình. Tôi đang nhớ lại hình ảnh các nữ thần trong tranh. Không phải vì tôi nghĩ mình đẹp như họ – mà vì lần đầu tiên, tôi hiểu vì sao họ luôn được vẽ đang nhắm mắt. Vì khi một người đàn bà được chạm tới bằng ánh nhìn, sự im lặng, và nhiệt độ từ bàn tay không chạm, cô ấy sẽ tỏa sáng bằng chính cái phần mềm nhất, kín nhất, và thật nhất của mình.

Tôi nhìn thẳng ra cửa kính xe. Những hàng cây phố Đại La chạy ngược lại như một cuộn phim xưa. Không ai trên xe biết, một người con gái vừa trở nên ẩm ướt, thậm chí tuôn tràn, không vì ai đi vào, mà vì một khoảnh khắc chưa đi tới mà đã chạm vào tận cùng. Anh có nghe thấy không…? Tiếng im lặng giữa chúng ta đang run lên. Không phải vì e ngại. Không phải vì xấu hổ. Mà vì một thứ rung động cổ xưa vừa được đánh thức, như thể từ kiếp nào đó – nơi tôi đã từng ngồi thế này, cạnh một người chưa từng gọi tên… nhưng biết rất rõ về tôi.

Tay Vũ đặt hờ. Nhưng nhiệt từ da thịt anh đang viết lại từng lớp da tôi – từng lớp da mà tôi vẫn nghĩ là đã thuộc về tôi một cách vô điều kiện, cho đến lúc này. Tôi không biết anh có người yêu chưa, đã từng đau đớn vì ai chưa. Nhưng tôi biết rất rõ: khoảnh khắc này – chính khoảnh khắc này – là một lời gọi. Không ai cất lên, nhưng to đến mức toàn bộ thân thể tôi đều nghe được.

Tôi không phải là cô gái biết nhiều về đàn ông. Không biết trò chơi ánh mắt, không biết làm sao để ngồi gần mà vẫn khiến người ta muốn lại gần hơn. Tôi chỉ biết… ngay lúc này, tôi thấy mình đẹp nhất. Không phải vì tôi trang điểm. Không phải vì tôi cố gắng. Mà vì có một người ngồi bên chỉ đánh rơi một bàn tay nhưng khiến cả thân thể tôi nở hoa.

Tôi cũng không đẩy ra. Không co lại. Chỉ thấy toàn thân mình hoá thành một cánh cửa vừa mở hé – không mời gọi, nhưng không khép lại.

Tôi không còn là một cô gái ngồi trên xe buýt sáng mùa thu năm ấy. Tôi trở thành một bản thể hoàn chỉnh – sống, rung, mở ra như một đoá hoa đang lắng nghe từng đầu ngón tay. Giữa hai chân tôi – nơi vẫn được giấu kỹ sau lớp vải, sau biết bao mùa dè chừng và giữ gìn – bỗng vang lên một ngôn ngữ không cần âm thanh.

Tôi không thể diễn tả nơi đó bằng chữ. Chỉ biết rằng, trong giây phút bàn tay anh dừng lại ở đó – cơ thể tôi không còn là của tôi nữa, mà là của một thế giới sẵn sàng yêu, dâng hiến và giữ gìn cùng lúc.

Không ai nhìn thấy chúng tôi. Nhưng tôi tin, có một thực thể vô hình nào đó – một vị thần của những rung động đầu tiên – đang nghiêng mình qua cửa kính, thì thầm: “Đừng sợ. Đây không phải sự trượt tay. Đây là cánh cửa.” Và tôi, người ngồi im trong khoang xe lắc lư, chỉ biết khẽ nghiêng đầu, tựa vào bờ vai gần nhất – như một dấu chấm mềm mại kết lại câu thơ không ai dám viết

Tôi ngồi im, như một cách thở. Không phải thở vì mệt, mà để giữ nguyên trạng thái chưa định nghĩa được đang lan ra từ vùng vai chạm nhẹ, từ khoảng cách của hai bàn tay chỉ cách nhau một khe ghế. Có thể nếu xe phanh gấp hơn, tôi đã tựa đầu lâu hơn. Hoặc nếu xe lắc ít hơn, tôi đã giữ được thăng bằng và không cần phải nghiêng vào anh. Nhưng không có “nếu” nào đúng hơn khoảnh khắc đang xảy ra. Và điều kỳ lạ là: tôi không muốn thoát ra khỏi nó.

Tôi không nghĩ mình đang yêu. Tôi chỉ thấy rõ một điều: nếu xuống xe ngay lúc này, có thể tôi sẽ không bao giờ gặp lại người này nữa. Nhưng nếu cứ ngồi im như thế này, chỉ im thôi – tôi đã đủ sống một ngày sâu sắc hơn cả những năm tháng vội vàng sau này.

Có những thành phố chỉ hiện ra khi ta không cố nhớ. Có những con người chỉ sống trong ta bằng một lần chạm – không cần lặp lại.Và có những năm tháng không phải để kể lại, mà để giữ như một mạch nước ngầm –rất khẽ,

Rất riêng, rất thật.

Tôi cúi đầu xuống, để mái tóc che đi đôi mắt đang rực lửa. Không phải lửa của đam mê đơn thuần, mà là thứ lửa đã âm ỉ trong tôi từ rất lâu – từ những đêm dài nằm co lại trong tấm chăn cũ, tự hỏi liệu một ngày nào đó mình có được yêu bằng đúng thân thể của mình, bằng đúng tiếng gọi đàn bà của chính mình, mà không thấy hổ thẹn?

Chiếc xe vẫn lao đi trong chiều Hà Nội. Ngoài cửa kính, phố xá trôi qua như những thước phim bị nhòe mờ bởi sương và ham muốn. Nhưng trong tôi, mọi chi tiết trở nên sắc nét đến nhói lòng: đường chỉ quần Vũ áp nhẹ vào đùi tôi, hơi thở anh lướt ngang tai tôi, và bàn tay vẫn ở đó – lặng lẽ, nghiêm cẩn, như thể không chạm để chiếm đoạt, mà để được thấu hiểu.

Tôi đã từng nghĩ, phụ nữ chỉ nên “cho đi” cơ thể mình khi yêu. Nhưng có lẽ, cơ thể tôi không cần yêu để biết nó cần được sống. Nó có linh hồn riêng. Nó biết sợ, biết nhớ, biết nhói, và cả biết mở cửa khi gặp một kẻ gõ đúng nhịp. Lúc ấy, tôi không yêu Vũ. Nhưng tôi yêu cách bàn tay ấy không hỏi, không đòi, không sấn sổ – mà chỉ ở đó như một nốt nhạc trầm lặng, vỗ nhẹ vào thành bản thể tôi, khiến tôi nghe thấy chính mình.

Phải, tôi đã ẩm ướt. Thậm chí đã tuôn tràn. Nhưng không phải như một đáp ứng rẻ tiền. Mà là như thể vùng đất trong tôi vừa gặp lại được mạch nước thiêng của tuổi thiếu nữ. Nơi từng mầm sống đã định úa tàn, nay bỗng nhú lên xanh rờn chỉ vì một cái vuốt khẽ.

Tôi không biết anh có cảm nhận được điều đó không. Nhưng tôi thì có. Rõ ràng như tiếng tim mình đập. Và cả thứ âm thanh mơ hồ vang lên từ nơi sâu nhất – nơi từng người đàn bà đều có một căn phòng riêng không ai được vào, trừ người biết lặng thinh. Tôi không đẩy bàn tay ấy ra. Nhưng tôi cũng không giữ chặt lấy. Tôi để nó ở đó như một bài thử, như một cánh cửa chỉ hé khi bên ngoài không có gió.

Có thể sau này tôi sẽ hối hận. Nhưng nếu được quay lại, tôi vẫn sẽ để bàn tay ấy đi lạc vào tôi. Bởi tôi đã quá lâu rồi chỉ sống trong lý trí. Tôi đã quá lâu rồi không dám để cơ thể mình được nói. Và khoảnh khắc đó, giữa một chuyến xe bình thường, giữa một thành phố bụi bặm, cơ thể tôi đã hát lên một khúc hát cổ xưa, đầy nguyên sơ, đầy đàn bà – không ai dạy tôi, nhưng tôi vẫn biết cách hát.

Tôi quay mặt đi, nhưng trong lòng thì mở ra. Và tôi nghe thấy giọng mình, trong đầu, rất khẽ: “Nếu không phải tình yêu… thì là gì?”.

Là một lần sống.

Là một lần dám để chính mình bị chạm.

Là một lần dám thừa nhận rằng: tôi – cũng là một thân thể khao khát được dịu dàng bước vào.

(5)

Chuyến xe hôm đó đông, nhưng tôi lại nhớ đến nó như một khoảnh khắc có khoảng trống rất lớn –khoảng trống đủ để một lần chạm khẽ giữa hai cơ thể thành một trận bão nhỏ trong lồng ngực.

Tôi lên xe muộn, chen vào đúng hàng ghế Vy đang ngồi một mình.Vy xích sang, và khoảng cách giữa chúng tôi chỉ còn là một mép vải – mỏng đến mức nghe được cả hơi thở của nhau xuyên qua áo.

Khi xe bắt đầu lăn bánh qua những nhịp xóc đầu tiên, tôi cảm thấy Vy khẽ nghiêng người. Một chuyển động rất khẽ. Nhưng chính từ cái khẽ đó, như một tiếng lá khô rơi xuống nền trời mùa đông, cả thân thể em dường như nghiêng về phía trong – không phải về phía tôi, mà về phía chính mình. Về phía một khoảng chưa từng được đặt tên. Tôi cũng nghiêng theo. Vai, đùi chạm nhau… Cũng không ai chạm đến giới hạn nào cả, nhưng chúng tôi – bằng cách nào đó – đã tan vào nhau ngay giữa một chuyến xe đông đúc giữa Hà Nội mùa gió. Cơ thể của hai người trẻ tuổi bắt đầu lắng nghe chính mình, một phần nào đó sâu bên trong, tưởng đã được dạy phải yên lặng, nay bỗng ngân lên – như dây đàn chạm gió.

Tôi không biết bàn tay mình đã đặt xuống từ lúc nào. Có thể là sau cú xóc nhẹ của con đường gập ghềnh, cũng có thể là sau một nhịp thở mà tôi không nghe thấy rõ. Chỉ biết, khi da thịt tôi chạm vào lớp vải phủ lên đùi Vy – làn vải mỏng của một mùa chưa sang đông – tôi thấy như đang đặt tay lên một vùng ký ức chưa từng được gọi tên.

Em không quay lại. Không né tránh. Cũng không bất động kiểu miễn cưỡng. Em chỉ ngồi đó – như thể trong khoảnh khắc ấy, chúng tôi là hai người đã biết nhau từ kiếp trước, và bàn tay tôi đơn giản là đang trở về đúng chỗ của nó.

Tôi không còn nghe tiếng xe, không nhìn rõ những khuôn mặt xung quanh, không nhớ nổi phố phường đang lướt qua ngoài cửa kính. Chỉ có một tiếng rì rầm rất khẽ bên tai – như sóng vỗ từ bên trong mình. Bởi nơi bàn tay tôi chạm tới, cơ thể em không co lại, mà khẽ mở ra, như một bông hoa đang học cách tin tưởng ánh mặt trời.

Tôi run. Không phải vì sợ. Mà vì thấy mình quá gần với một điều thiêng liêng đến mức nếu không giữ trọn lòng thành, nó sẽ lặng lẽ khép lại như chưa từng xảy ra. Và rồi, giữa tất cả những dòng người, những đoạn phố, những tiếng rao chiều, những cơn gió bụi chưa kịp gọi tên – tôi bỗng hiểu ra điều này: Không phải mọi va chạm đều là dục vọng. Không phải mọi im lặng đều là né tránh. Có những bàn tay – khi được đặt đúng chỗ – sẽ mở ra một vùng ánh sáng không ai có thể chạm tới bằng bất cứ điều gì khác.

Tôi không nắm tay em.

Vì tôi biết, nếu làm thế… tôi sẽ phá vỡ sự rực rỡ mà chính mình đang được ban tặng.

Tôi không nói gì. Chỉ nhìn ra cửa sổ, nhưng bàn tay tôi lại đang đặt lên đùi Vy một cách không vô tình. Em không lùi lại. Không nhúc nhích. Nhưng tôi cảm giác đó là thứ đụng chạm làm cho tất cả các cơ trong người Vy dựng lên một cách bản năng, như hoa cỏ rùng mình khi trời chuyển gió. Tôi sờ thấy cơn rùng mình nhè nhẹ của Vy, sờ thấy độ nóng của da thịt em qua lớp vải mỏng mùa thu. “Cảm giác cơ thể mình dường như đang bị đọc – không bằng mắt, mà bằng nhiệt độ”- nhiều năm sau, khi gặp lại, Vy nói với tôi bằng hồi ức của một phụ nữ trưởng thành.

Có một khoảnh khắc – không ai biết rõ nó bắt đầu từ đâu – chỉ biết rằng không khí trên xe bỗng trở nên đặc quánh như sắp có giông. Không có lời nào giữa chúng tôi. Không một ánh mắt nhìn thẳng. Nhưng sự im lặng ấy có sức nặng của một bản thánh ca chưa được viết.

Tôi và Vy đều cảm nhận rõ – có điều gì vừa bước qua ranh giới. Không phải là xúc chạm. Mà là một thứ… được thấu hiểu, bằng trực giác thân thể. Bằng hơi nóng mơ hồ của một bàn tay không cố tình, nhưng cũng không rút về.

Trong nhịp rung khe khẽ của chiếc xe cũ kỹ, có một cơn sóng dâng lên ở vùng bụng dưới – nơi trước nay chỉ biết đến sự e dè. Giờ đây, lại dào dạt cảm giác được sống. Không rõ đó là dục vọng, hay là nỗi nhớ đang thành hình. Vy không cần định nghĩa. Chỉ biết… có gì đó trong cô vừa mở ra. Như một đoá hoa lần đầu được chạm ánh nắng. Như một khung cửa sổ vừa bật mở vào khoảnh khắc không ai nghĩ tới.

Lúc đó, tôi cũng thấy cơ thể mình không còn hoàn toàn là của mình nữa.

Nhịp rung nhẹ của xe buýt cũ làm mọi thứ như đang trôi, mà thứ không trôi được – lại là lòng bàn tay. Nó ở nguyên đó, trên vùng da ấm như một tín hiệu lặng lẽ mà Vy không từ chối. Sự bất động của em, cái bất động căng thẳng đến nỗi khiến tôi nghe rõ cả nhịp tim mình đang đập trong lưng bàn tay.

Tôi biết mình không nên để yên như thế. Nhưng cũng biết: chỉ cần tôi nhúc nhích – tất cả sẽ vỡ ra. Và vỡ ra không phải vì dục vọng, mà vì một điều còn mong manh hơn – đó là thứ đang được sinh ra trong im lặng. Vải quần Vy mềm, mỏng, có mùi nắng. Tôi cảm nhận được từng chuyển động nhỏ nhất của cơ đùi em, co lại rồi giãn ra, như thể cơ thể ấy đang tự viết một đoạn độc thoại mà tôi chỉ là người tình cờ đọc được. Bàn tay tôi trượt sâu hơn – như một sự trôi dạt của con thuyền giữa biển, nhẹ nhàng cập vào bờ cảng bí ẩn giữa hai chân Vy. Cơn sóng từ trong cô đang dâng lên, tôi cảm thấy rõ, như mặt nước run rẩy trước một luồng hải lưu nóng ấm.

Tôi không nhớ đoạn đường hôm đó đi qua những phố nào. Nhưng có lẽ… cũng không phải là quên. Mà là vì mỗi phố đều hóa thành một lớp nền mờ nhòe, tan vào cái nóng âm ấm của lòng bàn tay tôi – thứ nhiệt mà cả đời sau này, tôi không tìm lại được nữa, ngay cả khi chạm vào những thân thể khác, trong những đêm gần gũi tưởng như đã “đi đến tận cùng”.

Có thể hôm đó xe đi qua phố Nguyễn Du – nơi những cây xà cừ đổ bóng như vệt mực dài. Có thể vòng qua Lê Duẩn – mùi mồ hôi pha lẫn với mùi hoa sữa cuối mùa làm không khí như đặc quánh lại. Rồi quẹo qua Đại Cồ Việt, nắng xiên trên kính xe khiến từng hạt bụi trong ánh sáng cũng như đang run lên vì một cơn rạo rực nào đó không gọi tên.

Xung quanh, tiếng xe rền rĩ. Một bà cụ tay xách làn mây, đầu đội nón rơm cũ kỹ, đứng vịn vào thanh sắt thở gấp. Một đứa bé gối lên vai mẹ ngủ mê. Một nam sinh viên- có vẻ học Đại học Kiến trúc - với cuộn giấy đặc trưng đeo trên vai ngồi phía trước đang đọc giáo trình, mắt díu lại từng nhịp xóc.

Không ai nhìn chúng tôi. Mà nếu có nhìn, cũng không thể hiểu được điều đang xảy ra. Vy vẫn ngồi yên, không nhúc nhích. Môi khép, nhưng tôi biết toàn bộ cơ thể cô đang nghiêng nhẹ về phía tay tôi – như bông hoa nghiêng về một làn gió ấm.

Tôi nhìn ra cửa kính, thấy bóng người loáng qua, thấy những nhịp giao thông lộn xộn, thấy thành phố trôi như một cuốn phim quay chậm. Nhưng sâu bên trong – tôi nghe thấy một nhịp khác: nhịp tim của em, nhịp căng giãn của từng sợi cơ trong đùi, nhịp hô hấp rất khẽ ở bụng dưới – tất cả như một dàn nhạc không lời mà tay tôi là người đang giữ nhịp.

Tôi bối rối. Vy bối rối. Nhưng giữa hai sự bối rối đó, có một thứ đang nở ra – dịu dàng và nóng hổi. Không phải dục vọng. Không hẳn là tình yêu. Mà là sự sống. Là khoảnh khắc ta biết mình đang sống – thật sự sống – không phải bằng ý chí hay suy nghĩ, mà bằng làn da.

Xe buýt chậm lại ở một điểm dừng gần ga Trần Quý Cáp. Có ai đó bước lên, ai đó xuống. Mùi đường phố ùa vào qua khe cửa hở – mùi than tổ ong, mùi nước mưa còn đọng trong hốc vỉa hè, mùi cây dại mọc giữa rãnh nước. Một thành phố cũ. Một chiếc xe buýt cũ. Nhưng với chúng tôi, hôm đó, nó là nơi thiêng liêng hơn cả một căn phòng.

Và tôi biết – nếu hôm đó em quay sang nhìn tôi, tôi sẽ hôn em. Ngay trên xe. Giữa những người xa lạ. Nhưng em không nhìn. Chỉ để tôi nghe thấy mình – bằng chính sự im lặng của em

Không ai để ý đến chúng tôi. Mà dẫu có một ánh nhìn nào đó lướt qua, thì cũng chỉ như một làn khói mỏng chạm vào cửa kính đã mờ. Bởi những gì đang xảy ra giữa chúng tôi không phải là một hành động – mà là một chấn động vi tế của cảm xúc, mảnh đến nỗi nếu chạm tay vào sẽ tan, nếu gọi tên sẽ biến mất như sương đầu ngõ.

Cô gái ngồi bên tôi – im lặng như một tán cây vừa thở dài sau cơn gió. Không nhúc nhích, nhưng tôi cảm nhận được cả thân thể ấy đang nghiêng về phía tay tôi – không phải bằng trọng lượng, mà bằng một loại nghiêng khác: nghiêng của tâm hồn, của mạch máu, của vùng sâu dưới lớp vải.

Môi em khép, nhưng tôi không cần một lời nào để biết: cơ thể ấy đang lặng lẽ mở ra – không cho tôi, mà cho khoảnh khắc. Một khoảnh khắc quá mong manh để giữ, quá đẹp để phá vỡ, và quá thật để không ghi khắc suốt đời.

Bàn tay tôi không siết. Chỉ đặt đó – nhẹ như thể mình đang lần mò một câu thơ không kịp chép lại. Nhưng tôi biết, chính sự không vội vã ấy làm cho lòng em chao đảo. Như cỏ mềm rùng mình khi sương rơi. Như cánh cửa khẽ hé cho ánh sáng bước vào mà không kêu một tiếng.

Nếu có điều gì được gọi là tình yêu ở khoảnh khắc ấy, thì đó không phải là khát vọng chiếm hữu, mà là sự thấu cảm đến mức… chạm được nhau bằng yên lặng.

Chuyến xe tiếp tục lăn qua những dãy phố cũ. Bánh xe nghiến nhẹ lên mặt đường lổn nhổn ổ gà, khiến cả thân xe rung lên từng đợt. Mỗi lần như vậy, vai tôi và vai em lại chạm khẽ – như hai bức tượng đang học cách sống động trong tĩnh lặng.

Tôi không nhúc nhích. Em cũng không.

Bàn tay tôi vẫn đặt yên giữa hai chân em – không dịch chuyển, nhưng có cảm giác như da tôi đang bám rễ vào da em qua từng thớ vải mỏng. Một thứ trí nhớ đang được ghi lại bằng nhiệt độ, không cần ngôn từ, không cần sự chứng kiến.

Xe đi qua đoạn đường sắt cũ gần ga Văn Điển. Một cú xóc mạnh. Bàn tay tôi trượt nhẹ hơn vài phân. Em khẽ nín thở. Tôi nghe rõ tiếng thở ấy – không phải bằng tai, mà bằng toàn bộ những dây thần kinh đang chờ nổ tung dưới lớp da mỏng.

Khoảnh khắc ấy, tôi biết, mình vừa để lại một vết hằn – không phải là dấu vết vật lý, mà là thứ gì đó âm ấm, âm ỉ, như một ngọn lửa được cắm sâu vào trí nhớ cơ thể, ở nơi mà dù năm tháng có làm mờ đi gương mặt nhau, chúng tôi cũng không thể quên được.

Em không rút tay tôi ra. Chỉ khẽ nghiêng đầu nhìn ra cửa kính. Nhưng qua phản chiếu, tôi thấy mắt em hơi long lanh. Không rõ là nắng, là bụi, hay là một cơn sóng rất khẽ đang trào lên từ một nơi em chưa từng đặt tên.

Gió từ ô cửa sổ hở thổi lùa vào tóc em, mang theo mùi hương tóc lẫn mùi da thit. Em khẽ kéo tay áo che phần cổ, như thể sợ ánh mắt tôi nhìn sâu vào trong hàng khuy. Nhưng rồi lại thôi.

- Em nghĩ… nếu xe không đông như thế, chắc anh đã không ngồi gần em.

- Có thể.

- Vậy… đông cũng có cái hay.

-Ừ. Đông… làm cho người ta phải chọn một người để nghiêng vào.

Vy quay sang lần đầu tiên. Ánh mắt ấy – mỏng, nhưng sắc như mép giấy – nhìn tôi như thể đang cắt một khe nhỏ trong không khí để giấu một câu gì đó không nói thành lời.

-Sau này… nếu nhớ lại chuyến xe này, anh sẽ nhớ gì?

- Mùi mồ hôi, mùi phố…

- Thế còn khoảnh khắc lúc nãy và bây giờ…. Có phải anh cố tình không?

-Không.

-Thật không?

-Thật.

(Nhìn xuống)

- Nhưng nếu em nghĩ là “có” – thì cũng không sai.

Cô im lặng một lúc. Rồi cất giọng nhỏ như sương, lẫn trong tiếng máy xe:

-Có những thứ… không cần cố tình cũng xảy ra. Và có những thứ… cố tình rồi vẫn vờ như không.

Rồi nhẹ nhàng, không ai hay, cô nghiêng về phía tôi thêm một chút nữa – như thể khoảng trống giữa hai cơ thể, dù chỉ còn là một mép vải, cũng là quá xa cho một thứ gì đó sắp vỡ ra bên trong.

- Có vẻ… em ngồi một mình khá lâu trước khi tôi đến?

- Cũng không lâu lắm. Nhưng đủ để thấy… có những chiếc ghế trống vẫn rất chật.

- Còn bây giờ?

- Bây giờ thì… hình như em đang ngồi trong một khoảng im lặng có hình người.

- Có vẻ em nghe được cả tiếng chạm, dù chưa có gì chạm thật.

- Không phải “nghe”. Mà là… “biết”.

- Biết gì?

- Biết rằng… có những điều không nên nói ra sớm, kẻo nó vỡ mất.

- Vậy… tôi nên giữ im lặng?

- Không. Chỉ cần… đừng dịch chuyển. Cái gần như chạm ấy, đôi khi còn nhiều hơn cả một cái ôm.

Vy nhìn sang tôi, ánh mắt chạm nhau rất khẽ, rồi lại né đi

- Nếu đây là một khúc nhạc, em nghĩ chúng ta đang ở nốt lặng.

-Nốt lặng thì không nghe thấy.

-Nhưng nó làm cho tất cả những nốt khác trở nên đáng nhớ.

-Lúc anh ngồi xuống, em đã nghĩ… nếu chuyến xe này không đi đến đâu cả, em vẫn không muốn xuống.

Vy khẽ nghiêng đầu. Không cười. Nhưng ánh mắt như vừa gõ nhẹ vào lồng ngực tôi.Vy quay sang nhìn tôi . Lần này, thật lâu. Không ai nói gì thêm. Chỉ có hơi ấm bàn tay đã ngấm qua cả mép vải – như một lời thì thầm chưa bao giờ thành tiếng.

Tôi không nhớ đã bắt đầu nói câu đầu tiên lúc nào. Có lẽ là khi tay tôi chạm vào tay em, hoặc chỉ là khi một bên vai áo khẽ động vì xe ôm cua. Em không quay sang, chỉ nghiêng đầu, ánh mắt nhìn ra cửa kính phủ bụi – nhưng tôi biết em nghe. Và biết cả cách em đang giữ yên cánh tay để tôi không phải rụt lại.

“Có thể vì… không ai muốn xuống, khi còn đang ngồi cạnh một người như em.” – Tôi nói tiếp, mà không hiểu vì sao, giọng mình khẽ đến thế.

Em cười, nhưng không hẳn là vui. Giống như một nhịp đàn ngân giữa hai tiếng nấc đã nuốt lại.

-Anh hay nói vậy với tất cả các cô gái

Em hỏi, không nhìn tôi. Chỉ đặt câu hỏi vào khoảng trống.

-Không - tôi nói, “chỉ với những người mà hơi ấm của họ chạm vào tôi trước cả khi họ chạm tay.”

Gió lọt qua khe kính sau, mùi mồ hôi, mùi dầu máy và bụi đường quyện lại, đọng trong lớp vải sơ mi mỏng dính. Tôi tưởng mình đang ngồi trong một cái kén bằng thời gian – và chỉ có em là thật.

“Có thể anh chỉ đang thiếu một nơi ấm trong đời.”– Em nói. “Một cánh tay, một ngực mềm, một chút thương.”

“Có thể.” Tôi nhìn xuống tay mình. “Nhưng em là lần đầu tiên tôi không muốn phân biệt điều đó.”

Chiếc xe khựng nhẹ. Chúng tôi lắc theo quán tính. Đùi chạm đùi, vai chạm vai. Tôi không dịch ra. Em cũng không.

“Anh có sợ nếu chuyến xe này không dừng lại không?” – Em hỏi.

“Sợ chứ,” tôi đáp. “Tôi sợ mình sẽ xuống xe, và không dám tin rằng từng có một chuyến xe như vậy.”

Tôi không biết mình nói điều đó cho em, hay cho chính tôi – người đang run lên vì một thứ nhiệt không phải của động cơ xe, mà từ nơi làn vải mỏng nhất giữa hai người.

“Em từng sợ,” giọng em trầm xuống, “sợ những đụng chạm sẽ làm mình mất đi điều gì đó… không thể lấy lại.”

Tôi không biết nói sao. Tôi chỉ nghĩ đến cách bàn tay mình đang đặt, rất khẽ, lên phần mềm mại ở giữa hai chân nàng. Chỉ khẽ. Không động vào. Nhưng tôi nghe thấy trái tim mình đang gõ.

“Còn anh?” – Em hỏi.

“Tôi từng nghĩ im lặng là cách giữ phẩm giá.” Tôi khẽ nói. “Nhưng lúc này, tôi lại tin… có những im lặng khiến người ta không còn biết mình là ai.”

Em quay sang. Mắt chúng tôi chạm nhau. Trong khoảnh khắc đó, tôi không còn biết đâu là ý thức, đâu là bản năng. Chỉ thấy… toàn thân như một phím nhạc vừa chạm đúng tần số.

“Chúng ta đang làm gì thế này?” – Em hỏi. Tôi không trả lời. Chỉ nhìn em, thật sâu. Thật lâu. Và nói một câu mà tôi đã giữ trong lòng từ khoảnh khắc đùi mình chạm vào em: “Có lẽ… chúng ta đang học lại cách được chạm vào nhau, mà không làm mất đi điều gì cả.”

Tôi không nhìn em. Nhưng tôi biết ánh mắt em đang đặt lên tôi – không phải trên khuôn mặt, mà trên chính bàn tay tôi, đang nằm im nơi ấm áp ấy, như một chiếc lá vừa chạm xuống mặt nước, không gợn sóng mà khuấy động lòng hồ.

Cơ thể tôi căng lên. Không theo kiểu bốc cháy, mà theo kiểu bị lấp đầy bởi thứ ánh sáng mình không dám nhìn thẳng. Một loại bừng tỉnh. Một cơn động đất yên lặng trong xương sống.

Chúng tôi vẫn ngồi sát nhau, tay tôi vẫn chưa rời đi. Em vẫn không tránh. Không nhúc nhích. Nhưng tôi biết, có một điều gì đó trong em đang mở ra – không phải đôi chân, không phải nhục cảm, mà là một cánh cửa vô hình nơi đáy bụng, nơi tất cả những cô gái chưa từng yêu thật lòng đều giữ khóa.

Và tôi biết mình vừa được bước qua.

Tôi nghe thấy cả thế giới chung quanh: tiếng bánh xe nghiến lên mặt đường như tiếng kim loại gãy, tiếng thở dài của người ngồi sau, tiếng mưa vừa bắt đầu đâu đó trên mái xe buýt. Nhưng những tiếng ấy đều mờ đi – vì trong tôi đang có một tiếng gọi khác: không rõ ràng, nhưng thôi thúc. Như thể ai đó từ bên trong đang gõ nhịp từng đốt ngón tay vào thành tim, bảo tôi hãy nhớ. Hãy nhớ lấy khoảnh khắc này. Hãy khắc nó vào máu.

Tôi từng tưởng mình sẽ làm nhiều hơn thế. Sẽ cúi xuống, chạm môi vào em, sẽ nói một câu gì đó. Nhưng tôi không làm.

Tôi chỉ để tay mình ở đó, đủ sâu để nhận ra vùng ẩm ướt vừa hé nở dưới vải, nhưng không tiến thêm một ly nào. Không phải vì tôi sợ. Mà vì tôi biết – nếu đi xa hơn, tôi sẽ đánh mất điều đang xảy ra. Và tôi không muốn nó biến thành một hành động. Tôi muốn nó ở lại – như một lễ hiến tế vô ngôn.

Không phải thân thể em làm tôi mê mẩn. Mà là cách em để yên cho tôi sống lại chính mình. Trong ánh sáng dịu của một buổi chiều vàng, nơi chiếc xe buýt không tên đang chạy qua phố Bạch Mai, rẽ vào Đại Cồ Việt, rồi trườn chậm lên dốc Nguyễn Du.

Tôi sẽ không bao giờ hỏi em rằng em đã cảm thấy gì. Vì tôi biết – những điều thiêng liêng nhất không cần lời xác nhận. Chỉ cần một tiếng thở khẽ. Một khe hở giữa hai đầu gối. Một im lặng đủ dài để tim đập đến vỡ. Và một bàn tay, ấm, còn run, nhưng đã đặt đúng chỗ – nơi sự sống bắt đầu được gọi bằng tình yêu.

Tôi khẽ siết bàn tay lại – không phải để giữ, mà để biết mình vẫn đang sống trong khoảnh khắc ấy. Một khoảnh khắc mà nếu tiến thêm một ly sẽ trở nên trần tục, mà nếu rút lại sẽ thành tiếc nuối.

Chúng tôi không nói.

Nhưng tôi biết – tay tôi đang giữ một vết hằn sẽ không bao giờ biến mất. Và em – có thể suốt đời – cũng sẽ mang theo cái âm ấm đó dưới da, như một vùng ánh sáng chỉ người đó từng chạm đến.

( 6)

Xe lắc một cú khi rẽ vào phố Bạch Mai. Bàn tay anh rơi xuống tay tôi –và lần này, anh giữ nguyên. Tôi vẫn im lặng. Nhưng toàn thân tôi rực lên một loại tín hiệu chỉ có cơ thể mới hiểu. Chúng tôi không nắm tay nhau. Chỉ để tay chạm vào tay – như hai đường dây điện vừa tìm được mạch kín.Tôi quay sang, bắt gặp ánh mắt anh. Không có cười. Không có giễu cợt. Chỉ có một thứ nhìn – sâu, ấm, và ngầm hỏi: “Em cũng cảm thấy giống anh, đúng không?”- Tôi không trả lời.

Chỉ nghiêng đầu tựa nhẹ vào vai anh – như thể nếu có ai hỏi lý do, tôi cũng không biết phải gọi tên là gì. Nhưng trong lòng, tôi nghĩ: “Chuyến xe từ Mơ sang Vọng…hóa ra không ngắn như người ta tưởng. Nó dài bằng một đời rung động.”

– Anh có biết sinh viên gọi tuyến này là gì không?- Tôi hỏi nhỏ, mi mắt không mở hẳn, chỉ hé một khoảng đủ để thấy bầu trời nhạt nắng ngoài cửa kính.

– Gọi là gì? – anh quay đầu lại, hơi thở lướt ngang trán tôi.

Tôi nhoẻn cười, khẽ:

– Mong Vợ. Một cách nói lái của Mơ -Vọng

Anh khẽ bật cười, như thể không muốn phá vỡ không khí lặng lẽ giữa hai trạm dừng.

– Có em ngồi thế này, chuyến Mong Vợ cũng thành được Vợ.

Tôi không đáp, chỉ chạm nhẹ đầu gối vào đùi anh – như một câu trả lời mà chính tôi cũng không dám nhìn thẳng vào.

Tôi không nhìn anh. Chỉ nhắm mắt lại – như thể có một giấc mơ nào đó đang mở ra, trong khi tôi vẫn còn thức.

Bàn tay ấy… không lầm lẫn được. Không gấp gáp, không tham lam – nhưng lại chạm vào tôi như thể anh đã từng ở đó, từ rất lâu rồi, từ trước khi tôi biết mình là một người con gái. Tôi không thấy sợ. Điều khiến tôi run lên không phải là đụng chạm, mà là sự dịu dàng đến mức tàn nhẫn của nó.

Tôi cảm thấy mình như một cánh hoa khô được nhúng vào nước ấm – nở ra trong im lặng, từng thớ cánh bung ra, không còn cách nào để trở về trạng thái cũ.

Tôi không hiểu vì sao mình không đẩy tay anh ra. Có lẽ vì tôi chưa bao giờ được chạm vào như thế. Không phải trên thân thể – mà trên phần tâm hồn hay e ngại nhất: nơi tôi chưa từng dám gọi bằng tên, nhưng vẫn âm thầm lắng nghe nó lớn dần, ướt dần, mong mỏi được gọi lên.

Bàn tay anh đang kể một câu chuyện mà tôi không biết mình đã thuộc lòng từ bao giờ. Tôi không nghe thấy ai trong xe. Không còn thấy ghế, không còn thấy phố. Chỉ có một điều đang rì rầm trong người tôi – như suối, như khói, như một bài hát ru không lời: “Hãy để em được sống, ngay bây giờ. Dù chỉ là một lần.”

Và tôi ngạc nhiên khi thấy mình… không thấy tội lỗi. Không vì tôi chưa từng yêu ai. Không vì tôi chưa từng bị yêu. Mà vì chưa từng ai dừng lại đúng lúc như anh. Chưa từng ai xem tôi là một không gian thiêng liêng cần lặng lẽ cúi đầu. Bàn tay ấy dừng ở ngưỡng biên – nơi thân thể bắt đầu đổi tên thành lòng tin.

Tôi không thể gọi tên điều này là gì.Nhưng tôi biết: Sau hôm nay, tôi sẽ không còn là một cô gái như trước nữa. Dù tôi chưa “thuộc” về anh. Dù anh không “chiếm lấy” tôi. Chính vì thế… tôi đã thuộc về anh, theo cách mà không ai khác có thể.

Xe chậm lại ở ngã tư gần phố Lò Đúc. Mùi khói xe, mùi quà sáng còn vương từ mấy gánh hàng rong, mùi tóc tôi lẫn trong mùi áo len của anh – tất cả tạo nên một thứ không khí đặc quánh, khiến tôi muốn thở mà không dám thở mạnh.

Anh hỏi, vu vơ, như không cần trả lời:

– Nếu không có tuyến xe này, em nghĩ ta có còn tình cờ chạm nhau lần nữa?

Tôi im lặng. Nhưng trong đầu, tôi đã nói: “Nếu không có xe buýt, em sẽ đi bộ. Nếu không có phố Mơ, em sẽ đi lạc vào giấc mơ khác, miễn là có anh đứng ở cuối đường.”

Bàn tay anh đặt im lặng trên vùng ẩn mật nhất giữa chân tôi, không di chuyển. Nhưng chính sự im lặng ấy mới làm tôi run hơn bất cứ chuyển động nào. Da tôi nóng lên, ẩm nhẹ như sương buổi sớm. Tôi giữ tay anh lại – một cách dịu dàng – như thể đang từ chối, nhưng thật ra là đang nài xin: “Xin anh, đừng dừng lại. Nhưng cũng đừng đi quá nhanh…”

– Em có lạnh không? – anh hỏi, giọng khẽ như lông chim rơi xuống vai áo.

– Không. Nhưng nếu có, thì cũng chỉ lạnh ở phía không có anh ngồi.

Lúc tôi nói xong câu đó, tôi biết mình vừa để lộ một điều gì không thể rút lại. Nhưng anh chỉ im lặng, bóp nhẹ bàn tay tôi đang nắm lấy tay anh.Tôi nhìn xuống hai bàn chân đang không chạm đất – vì ghế xe buýt cao hơn chiều tôi ngồi. Một cảm giác bấp bênh lan ra trong bụng dưới. Không rõ vì yêu, vì nhớ, hay vì một hình ảnh thoáng hiện, như một giấc mơ bảng lảng: Chiếc ghế gỗ cũ ở thư viện, bàn dài kê ở cạnh cửa sổ hướng tây, ánh nắng cuối ngày rọi lên gương mặt ai đó đang đọc thơ cho tôi nghe, trong khi tay kia đặt vào nơi chưa ai từng chạm đến. Tôi không nhìn rõ ai đó. Ai đó có phải là anh không?

Tôi hỏi, như thể hỏi chính mình:

– Anh nghĩ cơ thể có trí nhớ không?

Anh không trả lời ngay. Rồi khẽ:

– Có. Nhất là những vùng chưa từng được ai gọi tên.

Tôi cười khẽ, nhưng nước mắt ứa ra lúc nào không rõ. Không phải buồn. Chỉ là… mọi giác quan đều đang mở ra cùng lúc.

Chiếc xe buýt vẫn rền rĩ như một con thú già tuổi, ì ạch len giữa dòng người, dòng phố. Bên trong, không khí đặc quánh mùi xăng dầu trộn với mùi vải áo chưa kịp khô, mùi bánh mì xách theo từ sáng sớm và một thứ mùi nhè nhẹ, ẩm nóng của người – thứ mùi mà chỉ xe buýt thời bao cấp mới có. Nó không dễ chịu, nhưng lại rất thật. Như một cái chợ nhỏ, biết đi, biết rung, biết chở theo những mệt mỏi thường nhật và cả những bí mật rất người. Và giữa tất cả những vệt đời ấy – là tôi và anh.

Xe lắc. Những tiếng lách cách từ trục bánh sau. Mỗi lần xóc qua ổ gà là một lần cả thân xe dội lên, dội cả những suy nghĩ đang chạm đến rìa nhục cảm. Những tiếng rì rầm chuyện trò. Tiếng rao của người bán kẹo lạc bước lên từ trạm Giải Phóng. Một đứa trẻ khóc thét rồi lại nín bặt. Không ai để ý đến họ – như một cặp ghế bình thường giữa hàng ghế cũ.

Nhưng chính trong sự thờ ơ của đám đông đó, một thế giới nhỏ đang mở ra. Tay áo họ chạm. Đùi họ áp nhẹ. Hơi thở rượt đuổi nhau qua lớp vải sơ mi. Và mọi âm thanh ngoài kia – tiếng xe, tiếng rao, tiếng người – đều trở thành nền mờ, như để tô đậm hơn thứ đang âm thầm xảy ra: một cơn dâng trào không hình, không tên, không ai khác chạm vào được ngoài hai người đang ngồi kề vai.

- Anh có nghe thấy không? Tim em đang đập như một cánh chim lạc vào lòng bàn tay ai đó – vừa muốn bay, vừa muốn ở lại. Anh không nói gì, nhưng em nghe được tiếng thì thầm từ làn da anh, từ lòng bàn tay nóng lên từng phút. Nếu anh tiến thêm một chút, em sẽ vỡ. Nếu anh rút lại, em cũng sẽ vỡ.

-Em đang run – nhưng không né. Em im lặng – nhưng đang trò chuyện bằng hơi thở. Em đang để tôi chạm vào mình như thể chính em đang là người chạm lại – vào một phần của em chưa từng mở ra.Nếu tôi giữ lâu hơn, em có oán không? Nếu tôi buông, liệu em có bao giờ tha thứ cho tôi – vì đã để cả hai suýt chạm đến một điều không thể nói bằng lời?

- Đừng xin lỗi. Đừng vội rút tay lại. Đừng giả vờ như không có gì đang xảy ra. Chỉ cần anh giữ nguyên như thế. Chúng ta sẽ đi hết chuyến xe này như hai kẻ đang chạm vào rìa của vĩnh cửu, mà không cần phải có ngày mai.

Anh không cần đi xa hơn. Vì ngay giây phút này – khi em không rụt lại, khi em ngồi yên như thế –Anh đã biết: “Không ai từng chạm vào em trước anh. Và có thể cũng sẽ không ai chạm được em như cách bàn tay anh đang chạm vào chính sự im lặng của em.

Em sẽ không hỏi: vì sao anh làm thế. Không đòi: anh phải làm gì tiếp theo. Em chỉ muốn giữ nguyên mình như thế – như một cánh đồng vừa được một cơn gió chạm vào, chưa kịp thở, chưa kịp nở hoa…Nhưng đã biết – mình là cánh đồng.

Dù em không nói, em đang trả lời anh bằng toàn thân thể. Dù em không quay sang, anh đang nhìn thấy em rõ hơn bất kỳ lúc nào khác.

Không phải bằng mắt.Mà bằng cảm giác mình đang đứng trước một điều thiêng liêng – cần được cúi đầu.

Tuyến “Mong Vợ” dừng ở một ngã ba không rõ tên. Tôi vẫn chưa muốn xuống, nhưng anh đứng dậy.

-Em có muốn xuống không?

-Không. Nhưng nếu anh xuống, thì em sẽ đi theo.

Anh chìa tay ra, không nói gì. Và tôi nắm lấy. Không phải để đứng dậy – mà để tiếp tục chuyến đi ấy, dài bằng một đời người

6

Tôi đã ngồi bên nhiều cô gái. Những lần ngồi sát như thế này, trên xe buýt chen chúc mùa thu Hà Nội, không thiếu. Nhưng hôm ấy… không phải như những lần trước.

Tôi nhớ mình đứng chờ xe ở đầu chợ Mơ. Gió thổi nhẹ, mùi cốm non vương vất trong không khí. Lúc xe tới, tôi lên sau, len vào hàng ghế cuối cùng còn trống nửa chỗ – bên cạnh một dáng người nhỏ nhắn, tóc buông tự nhiên, và ánh mắt không né tránh.

Cô gái của mộng ảo. Vy ngồi đó, gọn gàng như một nốt lặng giữa bản nhạc loạn. Khi tôi ngồi xuống, đùi tôi chạm vào đùi cô ấy. Chạm như thể chạm vào một luồng điện. Không tê. Chỉ âm ỉ nóng, rồi lan dần lên sống lưng, tràn xuống hai đầu gối, và dội ngược vào lồng ngực.

Tôi không rút chân lại.

Cô ấy cũng không.

Chúng tôi cứ ngồi thế, như thể giữa hai thân thể ấy, có một thỏa thuận thầm – rằng sự im lặng sẽ là lời nói thật nhất.

Xe xóc khi đi qua ngã tư Đại La.Tay tôi rơi xuống.Và tay cô ấy cũng nằm đó – ngay bên cạnh.Tôi không cầm. Không dám. Nhưng tôi để yên.Và tôi cảm nhận rõ, từ đầu ngón tay – một loại hơi ấm mảnh như tơ, nhưng có thể đốt cháy mọi phòng tuyến của lý trí.Tôi không nghĩ đó là tình yêu ngay lập tức.

Nhưng tôi biết, đó là khoảnh khắc đầu tiên tôi muốn tan ra – không bằng ý nghĩ, mà bằng da thịt. Tôi không nói gì. Chỉ lén nhìn nghiêng. Cô ấy đang nhìn ra cửa sổ, nhưng tôi biết –cơ thể cô không ở đó. Cơ thể cô đang chạm vào tôi, và nói với tôi những điều cô không bao giờ viết ra được thành thơ.

Khi xe chuẩn bị đến phố Vọng, tôi nói khẽ, không quay đầu: “Đây là xe Mơ – Vọng. Em ngồi cạnh anh, có phải là mơ? Hay anh sắp chạm tới điều mình chưa từng dám vọng?”. Vy cười. Một nụ cười không rõ ràng, nhưng đủ để tôi biết: mình sẽ nhớ chuyến xe ấy đến hết phần còn lại của cuộc đời.

Tay tôi rơi xuống như thể vô tình, nhưng rồi, như một dòng nước được dẫn bởi chính địa hình khát khao, nó trượt nhẹ qua bên tay cô, rồi chạm vào một nơi mềm mại và sâu kín đến mức cả thế giới bỗng như ngừng lại trong một nhịp thở. Ngón tay trỏ của tôi vô thức ấn nhẹ vào miền đất vun cao dưới lớp vải quần. Nó cảm nhận được sự ấm nóng, không phải da thịt, mà là một thứ gì đó khác – sâu hơn cả làn da, một sự ẩm ướt khiến tôi không còn là tôi, và Vy – không còn là một cô gái ngồi im bên cạnh, mà là khúc mở đầu của một bản giao hưởng về sự sống.

Tôi cảm thấy cơ thể mình căng lên – như một mũi tên được kéo đến tận cùng dây cung, chỉ chờ một cái chạm nhẹ để bắn vào cõi mơ hồ nơi sự thật và ham muốn đánh lừa nhau. Còn Vy – cô run nhẹ, nhưng không rụt lại. Như thể có một bàn tay thứ ba, của chính linh hồn cô, đang khẽ giữ tay tôi lại, rồi thì thầm: “Cứ để đó…”.

Trong khoảnh khắc ấy, tôi bỗng hiểu rằng có những rung động không cần dẫn giải, có những ranh giới không cần vượt qua – chỉ cần đứng rất gần và lặng lẽ thở vào nhau bằng nhịp tim. Giữa ẩm ướt và căng cứng, có một ngôn ngữ mà tất cả các nhà thơ đều mơ viết ra, nhưng không ai viết được – bởi nó là thơ ngay khi còn chưa thành chữ.

“Chỉ một ngón tay…” – Tôi thì thầm, rất khẽ, như thể sợ câu chữ có thể làm vỡ khoảnh khắc đang nở ra giữa tôi và em.

– Ừ. Chỉ một ngón tay. Nhưng… em mở ra như cả mùa xuân vừa gõ cửa.

Và em không bật khóc bằng tiếng. Mà bằng một thứ rùng mình mảnh như cánh phấn, lặng như gió đi qua đáy hồ.

Một giọt gì đó không chảy ra ngoài, mà vỡ bên trong – âm ấm, và mãi mãi.

Em ngồi yên. Nhưng trong em có một cơn chuyển động của những tầng địa chất bị đánh thức. Không ai nhìn thấy. Không ai gọi tên. Nhưng có một ngón tay – chỉ một – đã đi vào không phải để chiếm giữ, mà để trả lại. Trả lại em một nỗi tin cậy mơ hồ rằng: thân thể này vẫn còn khả năng mở ra – không vì dục vọng, mà vì ánh sáng. Vì một ai đó biết dừng lại. Vì một ai đó đã không đi xa hơn – để vùng ẩn mật trong em được giữ nguyên như một đền thiêng vừa mới hé cửa.

Và nếu anh hỏi: “Lúc đó em nghĩ gì?”Em sẽ không nói. Không thể nói. Vì ngôn ngữ không được sinh ra để diễn tả những cơn nở rộ không lời như thế.

Chỉ có hơi thở, và khoảng cách giữa hai nhịp tim – nơi em đã biết mình từng là một cơn bão, từng là một thung lũng đang chín, từng là một đoá hoa nở rộ trong tay người không hái. Và có thể… chính vì anh không hái, nên mùi hương ấy vẫn còn mãi – ngay cả sau rất nhiều năm. Mỗi lần em nghĩ về nó, không phải là dục tính hiện về, mà là phẩm giá của một cơ thể từng được nhìn – thật sự được nhìn – bằng một ánh mắt không gấp gáp. Từng được chạm – mà không bị chiếm. Đó là thứ khiến em khóc.Không phải vì mất đi.Mà vì đã từng có – một cách đẹp đẽ đến mức… không thể lập lại lần thứ hai.

Gió qua cửa sổ xe buýt thổi lất phất tà áo em. Nhưng bên trong, một luồng gió khác – âm thầm hơn, nóng bỏng hơn – vừa chạy qua bắp đùi và dừng lại ở nơi sâu nhất giữa em.

– Em có sợ không? – Anh hỏi, bàn tay vẫn không động đậy.

– Không. Em chỉ ngạc nhiên. Rằng nơi từng được dạy phải giữ gìn – lại là nơi đầu tiên biết hát khi được ai đó lắng nghe bằng im lặng.

– Nơi ấy… em gọi là gì?

– Em không gọi. Em chỉ… để nó nở. Và nó đã nở bằng chính độ ẩm của mình, không cần ai xin phép.

– Anh không vào. Chỉ chạm.

– Và chính vì thế… em đã để anh vào. Không bằng thân thể, mà bằng một mạch cảm xúc sâu hơn. Như nước chảy dưới da. Như hương thoát khỏi hoa.

– Em biết không… – Anh khẽ nghiêng đầu, môi gần tóc tôi – khi anh trượt vào, anh không tìm khoái cảm. Anh tìm một vùng đất chưa ai dám bước tới bằng chân trần.

– Và anh đã bước bằng… một bàn tay, một ngón tay.

– Như người hành hương cúi đầu trước điện thờ.

Cơ thể em rung khẽ. Không ai thấy. Chỉ tôi– và em. Chỉ hai người biết rằng giữa bao hành khách, giữa tiếng xóc của chiếc xe cũ kỹ, có một cuộc giao cảm đang diễn ra – không bằng da thịt, mà bằng sự chấp thuận vô ngôn của một người đàn bà đang rụng cánh mà không thấy buốt.

– Em mở ra rồi… – Tôi thì thầm.

– Không phải cho anh. Mà cho chính em.– Em không là gái ngoan, cũng chẳng là kẻ buông mình. Em chỉ là người vừa dám tin rằng âm hộ của người phụ nữ cũng có linh hồn.

Tôi run lên. Không phải vì dục vọng. Mà vì chưa ai từng nói với tôi bằng ngôn ngữ của ánh sáng như thế.

– Và anh biết… anh phải rút tay về.

– Đúng. Ngay khi cơn mưa đầu tiên vừa chạm đất, đừng ở lại để làm vũng lầy. Hãy để em ướt. Và tự hong mình.

Xe dừng. Như hai dấu lặng trong một bản nhạc đã biết rằng chính sự im lặng là thanh âm đẹp nhất của một lần chạm đúng. Một cú khựng nhẹ, rồi tiếng phanh rít lên kéo dài như một cái thở dài không ai muốn thốt. Người trên xe bắt đầu lục cục đứng dậy. Những bước chân chen lấn. Những tiếng gọi nhau vội vã. Mùi gió tràn vào qua cánh cửa mở rộng. Nhưng họ – hai người trẻ ngồi cạnh nhau – vẫn bất động. Như hai nét mực chưa khô.

Vũ vẫn ngồi nguyên. Bàn tay đã rút lại. Không chạm nữa. Nhưng cảm giác về cái chạm ấy vẫn còn ở đó – như một vệt sáng sau khi ánh chớp qua đi. Cơn căng cứng không còn ở cơ bắp, mà chuyển hẳn vào lồng ngực – nơi tim anh đập một cách ngu ngốc, thô lậu, hỗn loạn, như thể vừa làm điều gì không nên – nhưng lại không hề hối tiếc.

Vy cũng không động đậy. Áo cô hơi nhăn nơi anh từng tựa vai, tà áo bị xô nhẹ, nhưng cô không chỉnh lại. Cô cứ ngồi như thế – gương mặt thả lỏng, ánh mắt nhìn xa xăm qua cửa kính đã mờ bụi, nơi những hàng cây xếp đều bên vỉa hè đang bị cắt nhỏ bởi nắng và tiếng còi.

Khoảnh khắc đó – nếu ai nhìn vào – sẽ chỉ thấy hai người trẻ, ngồi cạnh nhau, như hai hành khách ngẫu nhiên chưa kịp bước xuống. Nhưng nếu có ai từng biết yêu bằng từng thớ da thịt, bằng từng hơi thở không phát thành tiếng… thì sẽ hiểu: họ đang sống trọn trong giây phút mà mọi ngôn ngữ đều trở nên thừa thãi.

Không ai nói “Mình xuống thôi”.

Không ai nhìn sang người kia.

Chỉ là – trong sự tĩnh lặng giữa dòng chuyển động ồn ào – có một điều gì đó đã kịp lớn lên, nở rộ, rồi lặng lẽ thở ra giữa hai đùi, hai tim, và một khoảng cách tưởng chừng chỉ là mép vải.

Và như thế, họ ngồi bên nhau thêm một nhịp nữa – như thể, nếu đứng dậy quá nhanh, điều vừa xảy ra sẽ bị cuốn trôi, sẽ biến mất, sẽ bị phủ định như một giấc mơ không ai nhớ nổi khi tỉnh dậy.

Vy không bước xuống xe khi xe dừng. Chỉ ngồi yên – như một dấu lặng chưa kịp đặt tên. Người bên cạnh cũng không cử động. Như thể, nếu nhúc nhích, mọi phép màu vừa xảy ra sẽ vỡ tan thành tiếng động.

Cô không nhìn anh. Nhưng cô biết rất rõ rằng… anh đang nhìn ra ngoài cửa kính – nơi một buổi sớm đang nhòe đi trong hơi sương và bụi. Cô nghe được cả nhịp tim mình lạc đi một nửa – nửa kia chắc đang nằm trong bàn tay ấy. Bàn tay vừa rời khỏi cô, nhưng dư âm thì còn ở lại – như một vết phấn mềm chưa bị lau khỏi bảng đen ký ức.

Cô đứng dậy sau anh nửa nhịp.

Không ai nói gì. Không ai chạm thêm. Chỉ có một thứ gì đó trong cô – giống như… một bông tuyết đầu mùa, vừa rơi xuống giữa ngực, và tan ra mà không để lại vết ướt. Không phải vì dục vọng. Mà vì một điều khác – sâu hơn, dịu hơn, gần với sự sống hơn: cảm giác rằng cô đã được ai đó nghe thấy, bằng cách chạm vào phần im lặng nhất của cô.

Có lẽ… chính sự dừng lại của anh, đã cứu lấy cô. Nếu anh đi xa hơn, có thể mọi thứ sẽ lãng quên như một cuộc phiêu lưu.

Nhưng chính vì anh không đi xa hơn – mà cô giữ lại được cả một cơn rung động trong veo, như một đoá hoa không hái. Và từ đó, cô học được cách yêu một người – không cần sở hữu. Yêu – như một lần biết ơn thân thể mình đã từng là một thánh đường được bước vào… bằng ánh mắt và lòng tay. Cô nhắm mắt. Không phải để nhớ. Mà để cảm.

Có gì đó nơi bụng dưới Vy vẫn đang ngân lên, một tần số lặng. Một lời gọi không thành tiếng, nhưng vang như chuông – không để ai nghe, mà để cô biết: cô vừa sống, vừa được đánh thức, theo cách không ai khác có thể làm.

Bàn tay ấy… không còn ở đây. Nhưng thứ nó chạm vào – không phải chỉ là cô, mà là phần cô đã từng ngủ yên quá lâu. Nơi ấy – sâu trong thân thể đàn bà – chưa từng được ai đánh thức bằng lặng thinh. Chưa từng được ai đi tới, rồi dừng lại – như thể sợ làm vỡ một đoá hoa đang nở đúng mùa.

Vy tựa đầu vào thành cửa sổ. Thành phố trôi qua như một cuốn phim mờ cũ.

Cô không còn biết xe đi đâu. Chỉ biết, có một Vy khác đang ngồi đây – ướt sũng, rạng rỡ, không cần đến tiếng gọi, không cần đến lời yêu. Và nếu ai đó hỏi Vy, rằng cô đã làm gì trong sáng hôm ấy – cô sẽ không nói: em được chạm. Mà cô sẽ nói: Em được nghe thấy, bằng da thịt. Em được tôn vinh, bằng cách không ai khác từng làm. Em đã nở rộ – rồi được giữ lại đúng lúc.

– Nếu em khóc…

– Thì đó là nước mắt của một vùng đất vừa biết mình còn sống.Và không ai nhìn thấy. Chỉ có một ngón tay – mang theo ký ức của một mùa – vừa bước qua ranh giới của thể xác, để chạm vào… trái tim chưa từng gọi .

7

Trong suốt bốn năm đại học, tôi đã đọc hàng trăm bài thơ, hàng trăm đoạn văn viết về thân thể, tình yêu, sự trao gửi và cả sự phản kháng.

Nhưng chưa một lần tôi hình dung được điều này: rằng chỉ một ngón tay – không đi xa – cũng có thể làm tôi bật mở.

Cảm giác ấy không giống bị chạm vào. Mà như bị đánh thức khỏi một giấc ngủ kéo dài trong chính cơ thể mình. Tôi không biết khuôn mặt tôi lúc ấy ra sao. Tôi không dám nhìn anh. Tôi chỉ nhớ rõ, có một giọt mồ hôi rơi xuống ngực áo mình – không rõ từ trán, từ cổ, hay từ một nơi nào khác sâu hơn.

Giữa tất cả những người trên chiếc xe buýt ấy, chỉ có hai chúng tôi – đang như ngừng thở.

Không ai biết.

Không ai nhìn.

Không ai chạm đến sự thầm lặng đang rung lên giữa hai cơ thể đang ngồi cạnh. Và anh – như thể cảm được toàn bộ độ ẩm đang dâng lên từ nơi tôi khép lại – đã rút tay lại.

Rất khẽ. Rất chậm.

Như thể chưa từng chạm.

Nhưng tôi biết rõ – và anh chắc cũng biết –chúng tôi đã bước vào một điều gì đó không ai có thể lùi khỏi được nữa.

Tôi đã đi qua rất nhiều chuyến xe buýt khác sau ngày hôm ấy.

Có xe đông đến mức mồ hôi người này dính sang cổ áo người kia. Có xe vắng như nỗi buồn trong chiều thứ bảy không ai đón đưa. Có chiếc hiện đại, mát lạnh, vô cảm. Có chiếc cũ, kêu gào như con thú bị ép phục vụ đến hơi thở cuối cùng.

Có xe chở tôi đi làm, xe chở tôi qua những cơn buồn nôn thai kỳ, xe chở tôi về nhà sau một cuộc cãi nhau dai dẳng với chồng chỉ vì… nước mắm hết.

Nhưng không có chiếc nào khiến tôi nhớ như chiếc xe ngày đó – Chiếc xe buýt màu đỏ vàng cũ, không số, không tên – nhưng có một bàn tay lạc đường đã đặt tôi vào bản đồ cơ thể của chính mình.

Tôi cũng đã đi qua nhiều người đàn ông.

Người biết yêu. Người biết làm tình. Người biết nói lời ngọt ngào trước và sau cuộc ái ân như thể tình dục là một lễ nghi cần được ban phước.

Có người đi vào tôi như thể đang viết một bản trường ca bằng dương vật – dài, dồn dập, trau chuốt, nhiều chương đoạn. Có người bước vào tôi như thể chỉ cần đánh dấu chủ quyền – nhanh, gọn, như một cơn gió mạnh đập vào mái nhà mùa bão.

Nhưng không một ai khiến tôi run lên – như ngày ấy – chỉ vì một cái trượt tay không chủ đích. Không một ai – kể cả người tôi đã sinh con cùng – làm tôi ẩm ướt mà không cần cởi áo.

Tôi đã cố lý giải.

Tôi đã tự hỏi: có phải vì không đi đến tận cùng nên tôi mới nhớ dai? Có phải vì không “hiến dâng” nên cảm giác ấy mới còn rạo rực?

Nhưng không. Chính vì anh dừng lại, mà cơ thể tôi được ở nguyên vẹn trạng thái rực rỡ nhất – trước khi mọi tấm màn bị vén lên. Chính vì bàn tay ấy chỉ đặt vào rìa mép một giấc mơ, mà toàn thân tôi được quyền tưởng tượng phần còn lại – không bị chiếm đoạt, cũng không bị bào mòn.

Nhiều đêm – khi chồng tôi nằm gối lên đùi tôi, thở đều sau một cuộc yêu đã quá quen thuộc – tôi ngửa mặt lên trần nhà tối om, và thấy… giữa hai chân tôi vẫn còn vùng ánh sáng chưa ai từng đến. Tôi từng nghĩ “hiến dâng” là tận cùng của nữ tính. Nhưng giờ, tôi biết: có những điều chỉ có thể sống trọn khi không dâng trọn.

Và có những ngón tay – chỉ vì không đi tiếp mà biến cả thân thể tôi thành một bản kinh nguyện – giữa chiếc xe buýt ồn ào, oi bức, và bốc mùi người.

Tôi yêu anh – không phải bằng tình yêu có thể đặt tên, mà bằng một ký ức sống trong từng tế bào ẩm ướt của tôi, dù nhiều năm sau, thân thể tôi đã thuộc về người khác. Nhưng có một phần trong tôi – vùng đất đầu tiên nở hoa khi bị chạm khẽ – chưa từng là của ai cả.

Tôi chưa bao giờ kể cho ai về anh. Không phải vì đó là một bí mật. Mà vì tôi biết, có những điều nếu kể ra – sẽ trở thành một phiên bản tầm thường của chính nó.

Có người đàn bà nào đi qua hết một đời sống, trải qua đủ những lần yêu – đủ để biết rằng tình yêu không phải lúc nào cũng là thứ xảy ra khi hai thân thể quấn vào nhau, mà đôi khi, nó chỉ là một cái chạm khẽ… chưa kịp lặp lại?

Anh không là người yêu cũ. Không là tri kỷ. Không là kẻ tình cờ đi qua. Anh là ngón tay đầu tiên đã khiến tôi run lên vì một điều tôi chưa từng gọi tên. Chúng tôi không hẹn hò. Không làm tình. Không nhắn cho nhau một câu nào sau hôm trên xe buýt. Nhưng tôi đã nhớ anh… bằng một dạng ghi nhớ không cần chữ – như cách người ta nhớ hương da của chính mình, trong lần đầu tiên dám để người khác chạm vào.

Tôi đã từng có những đêm rực cháy, những người đàn ông đắm đuối, những lần lên đỉnh tưởng như không thể quên. Nhưng rồi… tôi đã quên. Còn anh – và khoảnh khắc chưa hoàn thành ấy – thì không.

Tôi đã sống tốt.Tôi có chồng. Có con. Có công việc. Tôi cười đủ nhiều, khóc đủ nhiều. Tôi trưởng thành. Nhưng tôi không bao giờ còn rung động theo cách ấy nữa. Một dạng rung động không cần tiến thêm – mà vẫn khiến người ta trọn vẹn.Và giờ đây – khi đã hơn một nửa đời người – tôi chỉ muốn thì thầm một câu, không gửi ai, không mong hồi âm: Cảm ơn anh.Vì đã không đi tiếp.Vì đã biết dừng lại – đúng lúc em cần tin rằng mình vẫn có thể rực rỡ…mà không cần phải hiến dâng

Tôi từng nghĩ, tình dục là một đường thẳng—càng đi sâu, càng gần gũi. Nhưng hoá ra, có những khoảnh khắc lại là một vòng tròn lặng lẽ—nơi điểm bắt đầu và kết thúc không cách nhau bao xa, chỉ khác nhau ở việc ta có kịp gọi tên được cảm xúc vừa trôi qua hay không.

Chồng tôi là một người đàn ông tử tế.

Anh ấy chạm vào tôi bằng sự chăm chút, từng cử chỉ như học thuộc cơ thể này qua nhiều năm sống chung. Đêm nào ân ái, anh vẫn hôn từ trán, xuống cổ, xuống bụng… như thể đang mở từng cánh cửa thân thể tôi bằng những chìa khóa đã quen tay. Tôi không lạnh lùng. Tôi đáp lại. Có những lúc còn rên lên, còn bấu lấy vai anh, còn khẽ gọi tên anh như một thói quen cứu rỗi.

Nhưng rồi, khi đèn tắt. Khi tiếng thở đều trở lại. Khi tôi nằm nghiêng sang một phía, tấm ga dưới người còn âm ấm hơi da thịt…thì chính lúc ấy, một cái lạnh nhè nhẹ lại bắt đầu lan ra từ sâu bên trong.Tôi không cảm thấy trống rỗng. Chỉ thấy mình chưa từng đầy.Và trong khoảng tối mơ hồ ấy, bàn tay kia – bàn tay đã từng trượt khẽ qua nơi nhạy cảm nhất của tôi mà không cần chạm hẳn – lại trở về.

Không rõ ràng. Không vồn vã. Chỉ là một cảm giác da thịt cũ chưa từng bị thay thế. Một thứ ấm áp nhẹ như tơ, khiến tôi không thể xác định: đó là một ký ức, một ham muốn, hay là một nỗi tiếc không bao giờ thành tên.

Chồng tôi ngủ say.Tôi đặt tay lên ngực anh, rồi lặng lẽ rút lại.Vì bất giác, tôi nhận ra: tay mình vẫn nhớ rất rõ kích cỡ bàn tay của một người đàn ông khác. Không phải để đo đạc. Mà là để so sánh cái gì từng khiến mình… run lên như thế.

Không phải vì người ấy đi xa. Mà vì người ấy đã dừng lại, đúng lúc – khiến tôi có thể giữ lại phần rực rỡ nhất trong mình, chưa cần ai lấy đi.

Mời các bạn đọc tiếp: Chuyến xe buýt Mơ-Vọng - Phần 2 tại đây.

Chiến thắng nhìn từ phía bên kia

Chiến thắng nhìn từ phía bên kia

Baovannghe.vn - Cuồn cuộn Sê Pôn là cuốn tiểu thuyết mới nhất, viết về đề tài mà nhà văn Vũ Quốc Khánh vô cùng tâm huyết và đã dành được những thành công nhất định: lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng.
Giấc mơ cột chống - Thơ Hà Đức Hạnh

Giấc mơ cột chống - Thơ Hà Đức Hạnh

Baovannghe.vn- Cái cây ấy đã một thời/ Vươn cao cành nhánh, cho đời bóng râm
Qua đền Công ghi chuyện cũ - Thơ Thạch Quỳ

Qua đền Công ghi chuyện cũ - Thơ Thạch Quỳ

Baovannghe.vn- Những mảnh nắng trắng như lông ngỗng/ rơi đầy dưới lối phi lao
Đà Nẵng - Hành trình trở về với dấu xưa

Đà Nẵng - Hành trình trở về với dấu xưa

Baovannghe.vn - Ngày 11/7, Bảo tàng Đà Nẵng chính thức khai mạc triển lãm chuyên đề "Đà Nẵng - Dấu xưa vang vọng", với sự tham gia của hàng loạt nhà sưu tập tâm huyết từ Bắc chí Nam.
Đọc truyện:  Phù sa mặn - Truyện ngắn của Tạ Thị Thanh Hải

Đọc truyện: Phù sa mặn - Truyện ngắn của Tạ Thị Thanh Hải

Baovannghe.vn - Giọng đọc và hậu kỳ: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương