Văn hóa nghệ thuật

Ghé thăm mảnh "đất lành" của nhà văn đoạt giải Nobel Pearl S. Buck

Nguyễn Quốc Vương
Sách
13:03 | 14/07/2024
Bộ tiểu thuyết "Đất lành"của nhà văn Pearl S. Buck từng giành giải Nobel đã phần nào trở thành một hiện tượng và thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả Việt Nam.
aa

Sau một thời gian ngắn ra mắt, bộ tiểu thuyết Đất lành (NXB Phụ nữ Việt Nam) của Pearl S. Buck - nữ nhà văn người Mỹ từng giành giải Nobel văn học - đã phần nào trở thành một hiện tượng và thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả Việt Nam.

Để có thêm một góc nhìn về bộ ba tiểu thuyết này, xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả bài viết của dịch giả - nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Quốc Vương.

1. Từ nhỏ tôi đã có cơ duyên được tiếp xúc với văn học Trung Quốc. Tôi nhớ cuốn sách đầu tiên tôi đọc là bộ truyện tranh Tây du ký gồm 28 tập của NXB Kim Đồng. Hồi đó muốn mua sách cho tôi đọc, bố tôi phải đạp xe đạp hơn 20km xuống tận hiệu sách nhân dân ở thị xã Bắc Giang. Là giáo viên dạy toán nhưng bố tôi lại rất thích văn chương vì thế quãng những năm 90 của thế kỉ trước trong nhà tôi đã có một thư viện nho nhỏ. Tôi đã đọc một số tác phẩm của các nhà văn Trung Quốc có trong thư viện nhà khi còn là học sinh tiểu học: Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký…

Sau này lớn lên tôi đọc thêm một số tác phẩm của các nhà văn Trung Quốc khác như Trương Hiền Lượng, Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Lão Xá, Cao Hành Kiện… Cho dù là những tác phẩm hư cấu, chúng vẫn cho tôi biết nhiều điều về văn hóa, xã hội Trung Quốc và gợi cho tôi rất nhiều suy ngẫm.

Ghé thăm mảnh "đất lành" của nhà văn đoạt giải Nobel Pearl S. Buck
Bộ tiểu thuyết "Đất lành" - Ảnh: TTVH

Bởi thế khi cầm trên tay bộ ba tiểu thuyết Đất lành của nữ nhà văn Pear S. Buck tôi cảm thấy rất háo hức. Đó là vì tôi muốn biết văn hóa, xã hội, con người Trung Quốc sẽ được phản ánh như thế nào trong con mắt của nhà văn phương Tây.

Pearl S. Buck là nữ nhà văn Mỹ, sinh năm 1892 tại Hillsboro, West Virginia nhưng bà lại sống gần như nửa đầu đời tại Trung Quốc. Là con gái của một nhà truyền giáo hoạt động ở tỉnh Chiết Giang, cả tuổi thơ bà sống tại Trung Quốc cho đến khi trở lại Mỹ học đại học. Học xong đại học Pearl S. Buck trở lại Trung Quốc, kết hôn với mục sư John Lossing và cùng ông đi truyền đạo khắp nơi.

Nhìn vào cuộc sống của Pearl S. Buck có thể thấy cho dù là người Mỹ bà đã có những trải nghiệm rất sâu sắc từ bên trong đối với văn hóa Trung Hoa.

Chính vì vậy, trong sự nghiệp cầm bút của mình, đất nước, văn hóa, lịch sử, truyền thống, phong tục tập quán, con người ở Trung Quốc là mối quan tâm lớn của bà.

2. Trong bộ ba tiểu thuyết Đất Lành (tập 1: Đất lành, tập 2: Đời con, tập 3: Ly tán) Pearl S. Buck đã mô tả và diễn giải rất nhiều thứ thuộc về Trung Quốc mà tôi đã biết đến thông qua sách vở, phim ảnh: quan hệ gia tộc, tục bó chân, tục đa thê, kết hôn mai mối, mua bán nô tì, chế độ gia trưởng, quan hệ chủ tớ, quan hệ nông dân - tá điền…

Trong cái nhìn và sự diễn giải của Pearl S. Buck, những thứ trên vừa chân thực vừa phức tạp, dù bút pháp của bà có vẻ đơn giản. Trong mối quan hệ gia tộc ta sẽ thấy sự phối trộn phức tạp như mớ bòng bong giữa ý thức cùng chung một tổ tiên, có liên quan về huyết thống giữa chú - cháu, anh em ruột, anh em họ với sự tranh giành quyền lợi về đất đai, vị thế cũng như mong muốn sống một cuộc sống độc lập không có sự can thiệp từ gia tộc. Mối quan hệ vừa bền chắc, vừa lỏng lẻo, vừa nhạt nhẽo vừa gắn bó giữa Vương Long và ông chú ruột sau khi bố Vương Long qua đời, mối quan hệ giữa ba người con trai của Vương Long sau khi họ đã có gia đình riêng là những ví dụ sống động nói lên điều đó.

Ghé thăm mảnh "đất lành" của nhà văn đoạt giải Nobel Pearl S. Buck
Pearl S. Buck - nữ tác giả từng đoạt giải Nobel văn học - Ảnh: TTVH

Sự phức tạp, đa chiều có thể thấy ở cả những mối quan hệ khác trong tác phẩm như mối quan hệ giữa Vương Long và vợ- một người vốn là a hoàn trong nhà họ Hoàng được mua về. Ở đấy rất khó định ra rạch ròi giữa tính sở hữu, tính gia trưởng, sự vụ lợi với lòng trắc ẩn, sự đồng cảm, tình yêu thương vợ chồng, sự gắn bó của những người cùng chung số phận…

Cũng tương tự ta sẽ thấy mối quan hệ giữa Vương Long với người thiếp có tên Liên Hoa, giữa Vương Long với a hoàn Lê Hoa, giữa Vương Mãnh Hổ với bố và các anh em họ rất phức tạp, tinh tế, khác xa các mô típ đơn giản, một chiều kiểu phân chia rạch ròi trắng đen, thiện ác.

Những con người - nhân vật với cá tính Trung Hoa cũng được khắc họa rất phong phú và phức tạp. Ở khía cạnh này dường như Pear S. Buck còn có ưu thế hơn cả một số nhà văn Trung Quốc khác. Nhân vật của Pear S. Buck không phải mẫu người có tư duy, hành động và lối sống đơn giản, xuôi chiều, thống nhất từ đầu chí cuối. Rất khó để có thể dùng một vài từ để mô tả những con người này.

Chẳng hạn Vương Long là con người chính trực hay thủ đoạn? Vương Mãnh Hổ là tướng cướp hay anh hùng, dũng cảm hay hèn nhát? A Lan - vợ Vương Long là người nhẫn nhục, cam chịu, ngu đần hay là người phụ nữ quả cảm, có ý chí sắt đá? Vương Nguyên là một thanh niên thế hệ mới có lý tưởng hay chỉ là một công tử vô công rồi nghề hay suy nghĩ viển vông? Rất khó có thể dễ dàng đưa ra kết luận. Và chính điều đó làm nên sức hấp dẫn của bộ tiểu thuyết đồ sộ.

3. Bên cạnh đó, lịch sử Trung Quốc cuối thế kỉ 19 đầu thế 20 cũng được mô tả và diễn giải gián tiếp thông qua bối cảnh và những biến thiên thăng trầm trong cuộc đời của các nhân vật trong tiểu thuyết.

Ghé thăm mảnh "đất lành" của nhà văn đoạt giải Nobel Pearl S. Buck
Bộ tiểu thuyết gồm 3 tập: "Đất lành", Đời con" và "Ly tán" - Ảnh: TTVH

Ta sẽ thấy ở đây những biến động lớn lao của xã hội Trung Quốc trong giai đoạn đó: sự suy tàn của triều đình phong kiến, sự xuất hiện của người phương Tây và sự xâm nhập của văn minh phương Tây, sự cát cứ của các lãnh chúa địa phương khi chính quyền trung ương suy yếu, phong trào duy tân học hỏi phương Tây của thanh niên thế hệ mới, sự thay đổi trong sinh hoạt và giá trị quan của người Trung Quốc khi tiếp xúc với văn minh phương Tây…

Sự mô tả và diễn giải đó cũng tạo ra giá trị của tác phẩm vì ở đây những sự kiện đó được nhìn dưới con mắt của một người phương Tây am hiểu về Trung Quốc và hóa thân thành người Trung Quốc.

Chính vì vậy, cho dù đã quen thuộc với nhiều thứ thuộc về văn hóa Trung Hoa, người đọc Việt Nam khi đọc bộ ba tiểu thuyết Đất lành vẫn có thêm một cơ hội để tái khám phá, tái nhận thức và mở rộng những liên tưởng của mình.

Theo Nguyễn Quốc Vương - Báo Thể thao & Văn hóa

Sách đoạt giải Nobel: Vẻ đẹp trác tuyệt của ngôn từ Phụ nữ và Nobel Văn chương Nobel Văn học 2023: Vinh danh sự khám phá giới hạn của ngôn từ” “Đi tìm” những tác phẩm Nobel văn chương "Ánh sáng trắng" - tiểu thuyết của Jon Fosse, chủ nhân giải Nobel Văn học 2023 - ra mắt bạn đọc Việt tháng 4
thethaovanhoa.vn
Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Baovannghe.vn - Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Baovannghe.vn - Chiến dịch thần tốc như một cơn lốc không ngày không đêm, đơn vị vừa đánh vừa hành quân gần như xuyên dọc theo Quốc lộ 13 hướng về Sài Gòn mỗi ngày một gần thêm.
Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Baovannghe.vn - Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc ngày 22/11 với phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Baovannghe.vn - Mây đen tan. Nắng nhẹ. Hương sen còn sót hòa cùng hương bùn đánh dạt mùi khói xe, đưa nụ cười của hai người đàn ông lấp đầy mi mắt đang nhìn về phía mặt trời.
Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Baovannghe.vn - Bài thơ Thề non nước không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thủy chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người.