Sáng tác

Hàng xóm và người bên cạnh. Tản văn của Lão Tạ

Lão Tạ
Tản văn 18:00 | 23/02/2025
Baovannghe.vn - Tôi sinh ra ở nhà quê, đến năm 20 tuổi thì đi thoát ly. Năm 30 tuổi thành dân phố. Sống ở phố có nghĩa là nhà nào biết nhà ấy.
aa

Đi chỗ khác mà gặp người cùng khu tập thể, cùng phố... mới gật đầu chào nhau, chứ ngày thường không quen. Chào nhau ở nơi khác, chứ khi về đến khu, đến phố... lại như không quen. Tự dưng mình vồn vã không khéo người ta lại cho là mình có mưu đồ gì.

Sống ở đâu mãi rồi cũng quen. Thỉnh thoảng về quê, không biết từ bao giờ tôi ngại đi thăm nhà khác. Buổi tối bà con kéo đến, người cho đấu lạc, mẹt khoai... thấy nhiêu khê quá. Nhận làm phép chứ quý hoá gì? Đã thế lại cứ lo thay cho người khác. Chẳng hạn tôi cứ hay bị hỏi: "Mẹ con nó có khoẻ không? Cẩn thận bọn trẻ đấy". Rồi: "Anh làm gì mà gầy mà xanh lắm" v. v... Đến phát bực cả mình.

Cách đây vài năm chúng tôi đón bố mẹ ra phố nốt. Thương con các cụ không nỡ từ chối. Vả lại được gần các cháu, ông bà cũng bớt cô quạnh. Nhưng mà lúc nào bố mẹ tôi cũng như người mất của? Mải làm ăn, thỉnh thoảng ngồi với các cụ, tôi chỉ dặn: "Ở phố người ta không thích quan tâm đến nhau như ở nhà quê đâu. Các cụ vào nhà ai phải hỏi con một câu".

Hàng xóm và người bên cạnh
Hình ảnh minh họa. Nguồn pinterest

Bố mẹ tôi chỉ còn biết nghe theo mặc dù các cụ rất lấy làm lạ. Mặc dù được ăn uống sướng hơn, tiện nghi đầy đủ hơn: Các cụ có thể xem tivi, vidéo cả ngày. Vậy mà lạ thay, bố mẹ tôi lúc nào cũng buồn phiền, như là phải chịu đựng một sự thiếu thốn nào đó.

Một hôm, như đã bàn nhau kỹ lưỡng, các cụ ngỏ ý muốn chúng tôi cho các cụ về thăm quê. Mặc dù không có gì khó khăn về thời gian, tôi vẫn nói hắt đi:

- Chúng con bận lắm, bố mẹ thông cảm.

- Nhất định phải cho chúng tôi về, một chốc một lát thôi cũng được.

Tôi lái sang hướng khác:

- Nhà của mình bán rồi, còn ai thân thích đâu mà về, phiền người khác làm gì?

- Chúng tôi sống với nhau cả đời, có như ở phố đâu mà phiền. Nhất định chúng tôi phải về.

Thấy mặt hai cụ đầy vẻ khẩn khoản, tôi vừa ngại, vừa bực, hỏi:

- Hay ở đây chúng con không chu đáo với bố mẹ? Hay bố mẹ thiếu thốn gì?

- Không, các con chu đáo lắm, bố mẹ không nghĩ lại được đầy đủ như thế. Nhưng bố mẹ thèm... hàng xóm quá!

Tôi giật sững người. Thì ra mới ở phố 10 năm tôi đã quên cả từ hàng xóm. Hoá ra ở sát nách nhau vẫn không phải hàng xóm, mà chỉ là người bên cạnh. Chỉ toàn người cùng dãy, cùng khu, cùng phố... mà vẫn thiếu hàng xóm. Hàng xóm là siêu quan hệ, là tình làng nghĩa nước, là sự đùm bọc, chia sẻ, vị tha... Tôi chợt hiểu ra rằng, cuộc sống lạnh lùng, bất an, đáng sợ... bởi chỉ có người bên cạnh mà không có hàng xóm.

Văn nghệ Trẻ, số 42/1998
“Tư liệu Hán Nôm: sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu và khai thác” những vấn đề đặt ra

“Tư liệu Hán Nôm: sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu và khai thác” những vấn đề đặt ra

Baovannghe.vn - Ngày 7/5, Viện Thông tin Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Tư liệu Hán Nôm: sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu và khai thác”. Hội thảo có sự tham gia của nhiều học giả, các nhà nghiên cứu đến từ các viện nghiên cứu trong nước và quốc tế.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 21 sẽ được tổ chức tại Trung Quốc

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 21 sẽ được tổ chức tại Trung Quốc

Baovannghe.vn - Ngày 8-5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh), Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak Liên hợp quốc đã long trọng bế mạc Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 20 năm 2025.
Nghệ An tổ chức triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”

Nghệ An tổ chức triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”

Baovannghe.vn - Triển lãm nhằm tôn vinh và tri ân sâu sắc những công lao và cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.
Đọc truyện: Người tình mã hoá - Truyện ngắn của Mai Văn Phấn

Đọc truyện: Người tình mã hoá - Truyện ngắn của Mai Văn Phấn

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
"Văn học đổi mới" trong hệ hình phản ánh

"Văn học đổi mới" trong hệ hình phản ánh

Baovannghe.vn- Một trong những điểm sôi động nhất của đời sống văn học đổi mới là các phát ngôn biểu thị quan niệm của người viết: quan niệm về tự do sáng tác, tự do ngôn luận; về quyền được thể hiện nỗi buồn, viết về cái tiêu cực; về cái mới trong văn học; về sự công khai dân chủ, tinh thần tranh luận đối thoại, về quản lý văn nghệ, quan hệ giữa văn nghệ và chính trị... và quan niệm về cái chân thật, về hiện thực trong văn học nghệ thuật.