Trong cuốn "Người đàn ông đổi vợ mình lấy chiếc mũ", Oliver Sacks đã viết về hai anh em sinh đôi tự kỷ có nhận thức phi thường về các con số. Sacks kể lại rằng trong một buổi điều trị, có một hộp diêm rơi khỏi bàn, đồ bên trong đổ ra, và hai anh em hét lên "111", thật bất ngờ, đó chính xác là số que diêm nằm trên sàn. Sau đó họ giải thích rằng họ không đếm các que diêm, mà có thể "nhìn thấy" có bao nhiêu que. Sacks kết luận: "Những đứa trẻ sinh đôi sống hoàn toàn trong thế giới tư duy của những con số. Chúng không quan tâm đến những vì sao đang chiếu sáng, hay trái tim của con người."
![]() |
Bìa cuốn "Nine Minds" |
Daniel Tammet chỉ đề cập đến Sacks một lần trong cuốn sách mới của mình - "Nine Minds", nhưng những bài viết của nhà thần kinh học người Anh này vẫn gây ám ảnh về những bức chân dung những người tự kỷ trong sách. Giống như những đứa trẻ sinh đôi, bản thân tác giả Tammet cũng là một người tự kỷ, anh có thể thực hiện các phép tính phức tạp một cách phi lý trong đầu và có thể sống trong "thế giới tư duy của những con số". Nhưng bên cạnh đó, anh cũng là một nhà văn với trí tưởng tượng và tư duy logic vô cùng tuyệt vời.
Và trong cuốn sách mới nhất của mình, anh cho rằng ngày nay người ta thường cho rằng tự kỷ và khả năng đồng cảm không thể cùng tồn tại. “Nine mine”, một mặt đã minh chứng cho khả năng văn học và sự đồng cảm của anh với những người tự kỉ, mặt khác là lời giải cho những giả định trong trường hợp của Sacks; đồng thời, anh cũng tôn vinh những món quà và tài năng của những người tự kỷ trong khám phá sự phong phú trong cuộc sống, và bộc lộ ước mơ của họ.
Cuốn sách đề cập đến nhiều đối tượng, bao gồm một thám tử điều tra giết người, một nhà toán học lỗi lạc và một bác sĩ phẫu thuật - đều sở hữu những khả năng đặc biệt: họ có thể phát hiện ra các mẫu hình, giải quyết tội phạm và phương trình, sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo. Tuy nhiên, cuộc sống của họ được nhấn chìm bởi những căng thẳng lớn, hoặc là sự đánh đổi liên tục giữa năng khiếu và khó khăn, sự minh bạch và bối rối, khen ngợi và xa lánh, chấp nhận và từ chối.
Daniel Tammet, sở hữu bộ óc phi thường và những trang viết tài hoa, ông là nhân vật chính trong bộ phim tài liệu truyền hình từng đoạt giải thưởng "Cậu bé với bộ óc đáng kinh ngạc", chương trình tài liệu của Đài BBC Radio 4, "Hai nhà thơ" (cùng với Les Murray) và cả trong bài hát Pi của Kate Bush. Ông cũng là tác giả của chín cuốn sách, bao gồm cuốn hồi ký "Born on a Blue Day" - Sách hay dành cho thanh niên của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ (ALA); Hai tập hợp tiểu luận "Thinking in Numbers" - được tạp chí New Yorker gợi ý đọc và "Every Word is a Bird We Teach to Sing" - lựa chọn của Biên tập viên Booklist và Sách của năm của Tạp chí Listener; Tập thơ song ngữ Anh-Pháp "Portraits" và tiểu thuyết tiếng Pháp "Mishenka". Các bài viết của ông xuất hiện trên Esquire, The Times Literary Supplement, The Guardian, Aeon và Quadrant. Sách của ông đã được dịch sang ba mươi ngôn ngữ. Ông được bầu làm thành viên của Hiệp hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh vào năm 2012 và được trao bằng tiến sĩ danh dự từ Đại học The Open University - nơi ông từng theo học, vào năm 2023. Daniel Tammet hiện sống tại Paris |
Tammet kể câu chuyện về Vaughan, một bác sĩ chuyên phẫu thuật bàn tay và cổ tay xuất sắc được mọi người ngưỡng mộ về kỹ năng của mình, nhưng lại không thể nhớ mặt người khác và khó hiểu những gì vợ mình đang nói. “Anh ấy luôn khéo léo - anh ấy có thể nhặt và sửa chữa một chiếc bình vỡ tan, mảnh vỡ từng mảnh, khâu ráp lại một bàn tay, xếp từng mảnh xương một. Nhưng những mảnh vỡ của chính tâm trí của mình, thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Thật khó để nắm bắt và lắp ráp lại chúng. "
Trong cuốn sách, Tammet cũng chỉ ra rằng tự kỷ đặt ra một thách thức đặc biệt đối với việc sử dụng ngôn ngữ một cách cao siêu. Về Dan Aykroyd, diễn viên hài, Tammet viết: "Anh ấy không lắng nghe bạn diễn trên sân khấu như những người khác; anh ấy tập trung vào những từ cụ thể trong mỗi một tiểu phẩm mà mình có mặt, chúng thường được viết sẵn hoặc anh sẽ diễn ngẫu hứng ngay tại thời điểm đó, hòa vào dòng liên tưởng mà chúng tuôn chảy bên trong tâm trí rối bời. "
![]() |
Diễn viên Dan Aykroyd, trong tác phẩm nổi tiếng Ghostbusters (1984) |
Cũng như Aykroyd và bất cứ đối tượng được nghiên cứu nào khác của Tammet, họ thường không lắng nghe như những người bình thường, mà là họ lắng nghe và cảm nhận theo cách của họ. Đây là một tiết lộ mang tính cách mạng dù lặng lẽ. Song nói lên bản chất của căn bệnh thần kinh đa dạng (neurodiversity): nếu có một sự thiếu hụt trong xã hội thì nó không nằm ở sự khác biệt về nhận thức của một người tự kỷ, mà nằm ở những giả định thần kinh điển hình chi phối các mối quan hệ giữa người với người.
![]() |
Daniel Tammet |
Bản thân Tammet lớn lên trước khi căn bệnh về thần kinh đa dạng phát triển mạnh, và đôi khi cuốn sách của ông được đọc như một lá thư dài gửi cho bản thân và những người trẻ hơn của mình, cậu bé lớn lên trong môi trường ngôn ngữ của khuyết tật chứ không phải sự khác biệt. Giống như một nhà văn chuyên viết tiểu thuyết, anh ấy bước vào đầu của các nhân vật của mình, để tưởng tượng về họ.
Cẩm Tú
Theo The Guardian
------------------
Có thể bạn quan tâm: