Văn hóa nghệ thuật

Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội

Ngọc Long
Kiến trúc
06:00 | 17/10/2024
Baovannghe.vn - Có thể nói, kiến trúc Pháp là di sản có giá trị về văn hóa, kiến trúc, công năng, đồng thời là điểm nhấn kiến trúc tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội.
aa

Trong gần một thế kỷ ở Việt Nam, người Pháp đã xây dựng nhiều công trình mang phong cách phương Tây, có sự kết hợp với kiến trúc bản địa. Trải qua quá trình du nhập lâu dài, kiến trúc Pháp đã trở thành di sản có giá trị về văn hóa, kiến trúc và công năng ở Hà Nội.

Cho đến nay, phần lớn công trình do người Pháp xây dựng vẫn đang được sử dụng và là điểm nhấn kiến trúc tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội. Có thể kể tới 6 công trình được thiết kế và xây dựng vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 như: Nhà hát Thành phố, Bảo tàng Louis Finot, Sở Bưu điện Hà Nội, Trường Đại học Đông Dương, Nha Tài chính Đông Dương và cầu Doumer.

1. Nhà hát Lớn

Nhà hát Lớn Hà Nội ban đầu có tên là Nhà hát Thành phố (Théatre Municipal), được khởi công năm 1901, hoàn thành năm 1911, do hai kiến trúc sư Broyer và V.Harlay thiết kế năm 1899, trong quá trình xây dựng có sự tham gia sửa chữa của kiến trúc sư F.Lagisquet.

Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Nhà hát Lớn Hà Nội đầu thế kỷ 20 - Ảnh: Tư liệu
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Nhà hát Lớn là điểm đến quen thuộc của các du khách khi tới Thủ đô - Ảnh: Internet
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Phòng khán giả bên trong Nhà hát Lớn - Ảnh: Internet

Sự hòa trộn màu sắc đa phong cách ở Nhà hát Lớn Hà Nội đem lại ấn tượng về một công trình kiến trúc Tân cổ điển kiểu chiết trung với những giá trị không chỉ về mặt kiến trúc mà còn về nghệ thuật trang trí. Có thể nói, đây là nhà hát đẹp bậc nhất trên toàn lãnh thổ thuộc địa Pháp thời bấy giờ.

2. Cầu Long Biên

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên do Pháp xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902. Cầu được đặt tên là Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề.

Cầu dài 2.290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa; hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu.

Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Cầu Long Biên đầu thế kỷ 20 - Ảnh: Tư liệu
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Hoàng hôn trên cầu Long Biên - Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Cầu Long Biên là di sản sống, là hồn cốt của Hà Nội - Ảnh: Internet

Có thể nói, cầu Long Biên - cây cầu hơn trăm tuổi - đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước và dân tộc Việt Nam. Không chỉ đối với các nhà văn hóa, lịch sử, kiến trúc, mà đối với mỗi người dân Thủ đô, cầu Long Biên là di sản sống, là hồn cốt của Hà Nội.

3. Bưu điện Hà Nội

Bưu điện Hà Nội tiền thân là Sở Bưu điện Hà Nội thời thuộc địa. Do nằm cạnh Hồ Gươm - nơi được người Pháp quy hoạch làm không gian trung tâm của Hà Nội từ cuối thế kỷ 19, kể từ khi bắt đầu xây dựng khối nhà đầu tiên vào năm 1893, cụm công trình này tồn tại với tên gọi "Bưu điện Bờ Hồ".

Được kiến trúc sư Henri Vildieu thiết kế và xây dựng từ năm 1894 đến năm 1899, Sở Bưu điện Hà Nội mang phong cách kiến trúc Tân cổ điển; có thiết kế đơn giản với 4 dãy nhà 2 tầng, sử dụng cầu thang gỗ, gắn đồng hồ trên mái và lợp ngói ardoise màu đen; mặt chính nhìn ra đại lộ Francis Garnier (nay là phố Đinh Tiên Hoàng) và mặt còn lại hướng phố Chavassieux (tức phố Lê Thạch).

Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Bưu điện Hà Nội đầu thế kỷ 20 - Ảnh: Tư liệu
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
"Bưu điện Bờ Hồ" là khái niệm đặc biệt của Thủ đô - Ảnh: Internet

Qua thời gian, các tòa nhà của Sở Bưu điện Hà Nội đã được sửa chữa, cải tạo và mở rộng liên tục nên có nhiều thay đổi so với thiết kế ban đầu. Cho đến hiện tại, toàn bộ công trình "Bưu điện Bờ Hồ" vẫn luôn là một khái niệm đặc biệt của Thủ đô trong suốt hơn 1 thế kỷ qua.

4. Trường Đại học Đông Dương

Đại học Đông Dương (Université Indochinoise) được xây dựng từ năm 1923 đến năm 1926 trên phố Lê Thánh Tông, do kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế. Cụm công trình là một di tích văn hóa có giá trị kiến trúc trường học thuộc loại quý hiếm trong kho tàng kiến trúc cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam. Công trình được thiết kế cho một trường đại học nhưng lại gắn kết với một đại lộ lớn, vỉa hè thoáng rộng, hai hàng cây cổ thụ xanh tươi tạo nên một đường phố đô thị hiện đại, văn minh.

Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Trường Đại học Đông Dương đầu thế kỷ 20 - Ảnh: Tư liệu
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Đại học Tổng hợp Hà Nội - Ảnh: Internet

Tòa nhà kết hợp kiến trúc kinh viện châu Âu với giải pháp kiến trúc bản địa, là một điểm nhấn nghệ thuật kiến trúc tại Hà Nội. Sau năm 1954, Đại học Đông Dương được trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội và Đại học Y - Dược tiếp quản; hiện là khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Dược Hà Nội.

5. Nha Tài chính Đông Dương

Nha Tài chính Đông Dương (nay là Trụ sở Bộ Ngoại giao) do Ernest Hebrard thiết kế năm 1924, khởi công xây dựng năm 1925 và hoàn thành năm 1928. Đây là công trình duy nhất được xây dựng theo Đồ án Quy hoạch chi tiết khu trung tâm hành chính, chính trị Đông Dương cũng do chính ông thiết kế.

Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Nha Tài chính Đông Dương đầu thế kỷ 20 - Ảnh: Tư liệu
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Trụ sở Bộ Ngoại giao - Ảnh: Cổng thông tin du lịch quận Ba Đình

Trải qua gần trăm năm lịch sử, Trụ sở Bộ Ngoại giao vẫn luôn được đánh giá là một công trình tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Đông Dương, góp phần tạo nên vẻ đẹp kiến trúc đô thị riêng có và hấp dẫn của Hà Nội; làm phong phú thêm bộ sưu tập kiến trúc của Thủ đô.

6. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiền thân là Bảo tàng Louis Finot - tên trước đó là Bảo tàng Viện Viễn Đông Bác cổ (Bảo tàng E.F.E.O). Bảo tàng do các kiến trúc sư Charles Batteur và Ernest Hébrard thiết kế năm 1925, khởi công xây dựng vào năm 1926 và hoàn thành năm 1932.

Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Bảo tàng Louis Finot - Ảnh: Tư liệu
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia - Ảnh: Internet

Bảo tàng là một trong những công trình văn hóa được xếp vào loại tiêu biểu nhất cho phong cách kiến trúc Đông Dương bởi sự kết hợp tinh tế các giá trị của kiến trúc Pháp với kiến trúc bản địa.

Ngọc Long | Báo Văn nghệ

------------

Bài viết cùng chuyên mục:

Những hình ảnh về tiếp quản Hà Nội 10/10/1954 Từng có một con phố mang tên VICTOR HUGO ở Hà Nội Ga Hà Nội đặt ở Gia Lâm từng là nỗi lo cho thương mại của Hà Nội Lật lại hồ sơ: Cầu Long Biên và những thông tin cần đính chính Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954-2024)
Bản tin Văn nghệ: Ra mắt vở kịch thơ "Nữ sĩ Hồ Xuân Hương"

Bản tin Văn nghệ: Ra mắt vở kịch thơ "Nữ sĩ Hồ Xuân Hương"

Baovannghe.vn - Nhà hát Thế Giới Trẻ (thuộc Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP HCM) sẽ công diễn vở "Nữ sĩ Hồ Xuân Hương" vào ngày 24/10 do NSND Trịnh Thúy Mùi - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đạo diễn.
"Cu li không bao giờ khóc" giành giải  FIPRESCI  - Liên hoan điện ảnh mới tại Canada

"Cu li không bao giờ khóc" giành giải FIPRESCI - Liên hoan điện ảnh mới tại Canada

Baovannghe.vn - Sau chiến thắng tại Liên hoan, Phim Cu li không bao giờ khóc cũng đã được ấn định lịch phát hành tại Việt Nam vào ngày 15/11 tới.
Đọc truyện: Thương. Truyện ngắn dự thi của Mai Linh

Đọc truyện: Thương. Truyện ngắn dự thi của Mai Linh

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Bộ GD&ĐT: 5 đối tượng được đề xuất tuyển thẳng vào lớp 10 THPT

Bộ GD&ĐT: 5 đối tượng được đề xuất tuyển thẳng vào lớp 10 THPT

Baovannghe.vn - Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh, trong đó có quy định rõ về các đối tượng được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10
Quốc hội bước sang ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ Tám

Quốc hội bước sang ngày làm việc thứ 2 Kỳ họp thứ Tám

Baovannghe.vn- Ngày 22.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Báo cáo , dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025 – 2027.