Sáng tác

Ngoại tình với đá. Truyện ngắn của Hàn Nguyệt

Hàn Nguyệt
Truyện
11:00 | 01/09/2024
Baovannghe.vn - Đêm đêm, khi những câu chuyển "kể cho bao giờ cho tọt thùng cu" của vợ tôi chấm dứt, thị ngủ, tôi ôm lấy nàng tiên đá, mơ được cùng nàng bay lên thiên đường.
aa
Ngoại tình với đá. Truyện ngắn của Hàn Nguyệt
Ngoại tình với đá - truyện ngắn của Hàn Nguyệt

Thành phố tôi có những người đàn bà chỉ chực sổng chồng để tằng tịu. Thành phố tôi có những người đàn ông lừa vợ để ngủ với tình nhân. Ả đàn bà chán chồng, gặp người tình đu lên cổ, hôn chùn chụt, cong cớn cả vú, thế là nhất, ra đường nhìn thiên hạ góc mắt, về nhà nhìn chồng quìn quịt.

Vợ tôi không thuộc hạng đàn bà ấy. Tôi có muốn cũng không được. Đấy là bi kịch của chính đời tôi từ khi mẹ đẻ đến giờ.

Vợ tôi làm cái nghề xuẩn nhất trong tất cả các nghề: buôn giẻ rách. Nhà giàu ăn mặc thừa mứa, thỉnh thoảng lọc đồ cũ, quẳng ra cho vợ tôi lấy mấy đồng trả tiền đổ rác. Vợ tôi thu mua mớ giẻ rách mùi nước hoa quyện với mùi mồ hôi hăng hắc ấy, thẩm định chất lượng rồi phân loại. Loại mô déc tẩy, là, treo lên tủ bán cắt cổ. Loại giầm giập giăng lên mắc, bán phải chăng, loại nát nhầu chất thành đống, cho mấy mẹ đồng nát tha hồ mà chọn, bán hữu nghị, loại không còn hình dáng không bện vào thân được, bán giẻ chùi chân, chùi nhà.

Từ sáng sớm thị bật ra khỏi giường, bỏ lại tôi với một thứ ăn sáng gì đó vớ vẩn, bổ ra quầy. Ríu ra ríu rít từ sáng đến trưa: "Hàng em còn tươm lắm, còn thơm cả mùi vải đường may chưa cắt chỉ, mặc cứ như đi hội." Loa phóng thanh "tút tút", thị gửi quán mua cơm móc ghi đông mang về. Đã mấy lần tôi cáu: "Tôi có tay tôi tự đi nấu lấy, có mỗi miếng cơm mà cứ như con lật đật." "Thôi nhà, để em chăm, quán người ta nấu nhiều thứ, nhà đổi món cho có chất. "Tối thị về mặt giãn ra như bong bóng bơm: "Nhà ăn món gì nào. Tối nay em lại kể chuyện nhà nghe nhé. Kể bao giờ cho tọt được thằng cu hãy thôi.”

Thị yêu tôi lắm. Thị mong có con nữa. Vậy mà mấy ngày đêm nghe thị kể chuyện rồi chẳng thấy tọt ra được cái gì.

Chuyện vợ tôi kể có khi bắt đầu bằng: "Em hồi ấy nhỉnh hơn con bê…". "Em lúc đó tồng ngồng, vú to như quả bưởi..." Có khi thì: "Mẹ bảo bà nội anh hồi ấy quần lĩnh nón quan thao, đi đứng yểu điệu như hát chèo..." Thị kể chuyện ba đời nhà thị ba đời nhà tôi. Nhà thị cùng đinh, ông nội thì đem con bỏ chợ, ăn xin vật vã. Nhà tôi điền chủ, ông nội tôi đánh người roi to bằng cán chổi, xe ngựa chơi rông. Đến đời bố thị, bố tôi chung một chiến trường. Bố thị cứu bố tôi thoát chết đuối thời tổng nổi dậy tiến công. Hai ông hứa gả con cho nhau.

Chuyện gì tôi chẳng biết, nhưng không ngờ thị biết rất chi tiết, giọng kể mùi mẫn, nghe mãi không buồn ngủ.

Nhưng chính những câu chuyện của thị trói tôi. Vốn liếng ba đời nhà tôi để lại khá, muốn mở mang liên kết kinh doanh đồ đá, thị không chịu "Đừng liên kết vớ vẫn rồi không có đường lui, mất cả chì chài. Giẻ rách còn giữ cái tà. Cứ như ngàn đời nay kiến tha lâu cũng đầy tổ." Thị trói tôi cả những suy nghĩ giấc mơ. Những đêm lãng đãng sương tôi muốn có một giấc mơ cho riêng mình cũng không được. Tôi ao ước có ngày thị đi đâu đó, đi thật xa. Những gã trai ôm ở kia, biết đâu lại để mắt đến thị. Thị giản dị nhưng đẹp. Mắt to ngây, má phính, mông dày như thúng úp. Giả tỉ có thằng cha mèo mỡ nào đó rủ rê cắp thị đi, tôi sẽ lấy cớ để bỏ thị. Hay là tôi sẽ lấy cớ thị chẳng có con. Ừ nhỉ. Sao tôi chẳng nghĩ ra chuyện này. Bỏ thị, chắc chắn tôi sẽ bay lên. Thế nhưng quái đản, cứ văng vẳng những câu chuyện thị kể, mấy mươi đời xây thành đắp bể, mấy mươi bận đói rồi lại no, mấy mươi năm thương ghét... thế là tôi lại bị quấn vào thị.

Thành phố tôi đầu gối vào núi, chân duỗi ra biển. Tôi ở ngay phần đầu của nó, nghề đẽo đá tôi học được từ những nghệ nhân từ thời tôi mười bốn tuổi. Suốt ngày kẽo cục, cuối cùng cũng ra một hình thù gì đấy: Phật ông, Phật bà, lão tiều ngư, trẻ cưỡi trâu, ả cởi truồng... đến cả cối chày đi cũng đẽo tuốt. Hình như tôi không có tài, đẽo chậm lại bán rẻ.

Cho đến một hôm, sau ròng rã mấy mươi năm đẽo đá tôi cũng đẽo được hình một tiên nữ. Ai nhìn cũng bảo nó phát ra ánh sáng kì lạ. Giới thượng lưu nài rã họng, tôi quyết không bán. Đêm đêm, khi những câu chuyển "kể cho bao giờ cho tọt thùng cu" của vợ tôi chấm dứt, thị ngủ, tôi ôm lấy nàng tiên đá, mơ được cùng nàng bay lên thiên đường.

---------

Bài viết cùng chuyên mục:

Đọc truyện ngắn Nguyễn Thị Mai Phương Đọc truyện: Chờ người trong tranh - Truyện ngắn dự thi của Đặng Ngọc Hùng Đọc truyện: Lửa trạng nguyên. Truyện ngắn dự thi của Tống Ngọc Hân Đọc truyện: Bên sông giặt áo - Truyện ngắn dự thi của Bảo Thương Đọc truyện: Ngọc lan trắng. Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thanh Bình
Văn nghệ Trẻ, số 11/1997
Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Baovannghe.vn - Chiến dịch thần tốc như một cơn lốc không ngày không đêm, đơn vị vừa đánh vừa hành quân gần như xuyên dọc theo Quốc lộ 13 hướng về Sài Gòn mỗi ngày một gần thêm.
Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Baovannghe.vn - Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc ngày 22/11 với phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Baovannghe.vn - Mây đen tan. Nắng nhẹ. Hương sen còn sót hòa cùng hương bùn đánh dạt mùi khói xe, đưa nụ cười của hai người đàn ông lấp đầy mi mắt đang nhìn về phía mặt trời.
Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Baovannghe.vn - Bài thơ Thề non nước không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thủy chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người.
Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Baovannghe.vn - Nhà văn Nguyễn Chí Trung trưởng thành từ thiếu sinh quân. Đi lính từ bé và làm cán bộ đại đội từ trẻ - ngày nền nông nghiệp của ta xứng danh với cái tên “nghèo nàn và lạc hậu” thì ông hòa nhập vào lớp thanh niên “vượt lên hàng đầu, vượt là vượt như tên bay”...