Diễn đàn lý luận

"Người sót lại của rừng cười" và thân phận người lính nữ trong chiến tranh

Hà Thy Linh
Lý luận phê bình
06:00 | 17/07/2024
"Người sót lại của rừng cười" có sức hút lớn, để lại trong lòng độc giả những nỗi thương cảm và băn khoăn, khơi dậy tấm lòng trắc ẩn trong mỗi con người.
aa

Chiến tranh đã lùi xa vào dĩ vãng nhưng dấu tích mà nó để lại còn mãi in hằn trong ký ức người lính. Điều này được thể hiện rõ nét trong văn chương. Ở từng thời kỳ, từng giai đoạn văn học, đề tài chiến tranh lại được khai thác, tiếp cận và phản ánh theo những góc độ và cảm hứng khác nhau. Văn xuôi Việt Nam trước năm 1975 mang âm hưởng sử thi với cảm hứng chủ đạo là ngợi ca, nên những gì thuộc về thân phận con người dường như chưa được đề cập đến hoặc nếu có cũng chỉ lướt qua và khá mờ nhạt. Ngược lại, sau năm 1975, những tác phẩm viết về chiến tranh được phản ánh một cách đa chiều và toàn diện hơn. Ví dụ, trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng hình tượng người lính trong khói bom lửa đạn vẫn luôn giữ được sự hào sảng, lạc quan và khí thế quật cường, nhà văn ca ngợi những chiến công anh dũng của những con người bất khuất, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc; còn trong truyện ngắn Người sót lại của rừng cười, Võ Thị Hảo không khai thác vinh quang mà lại cho chúng ta thấy bi kịch của những người lính sau cánh rừng Trường Sơn, đặc biệt là người lính nữ, khiến độc giả không khỏi rùng mình, ớn lạnh trước những điều khủng khiếp mà chiến tranh gây ra: Nó chà đạp và tước đi quyền sống của con người.

Cùng là phụ nữ trong chiến tranh, Nguyệt và Thảo có những nét tương đồng, nhưng lại có số phận khác nhau. Họ đều là những cô gái xinh đẹp, mang trong mình nhiệt huyết tuổi trẻ và quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc. Nguyễn Minh Châu đã lãng mạn hóa và khắc họa cái đẹp phi thường, nâng vẻ đẹp của Nguyệt thành hoàn mỹ. Mặc cho bom đạn tàn phá, Nguyệt vẫn tự bộc lộ vẻ đẹp ngời sáng trong tâm hồn. Cô mang “vẻ đẹp giản dị và mát mẻ như sương núi”. Cô dũng cảm, dù bị thương cũng không hề nao núng, vẫn gan góc chiến đấu để hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì thế, chúng ta cảm mến và ngưỡng mộ Nguyệt. Còn Thảo, khi đọc Người sót lại của rừng cười, ta cảm thấy có chút gì tưng tức ở trong tim, cảm thấy chua chát và buồn thấu tận tâm can, tưởng như nước mắt cứ chực tuôn trào, khóc thương cho số phận éo le và đầy bi kịch của cô. Thảo rất cao thượng, cô sẵn sàng buông bỏ và lựa chọn cách ra đi để người mình yêu hạnh phúc, để Thành mãi là chàng hoàng tử hào hiệp của cô và các đồng đội, để giữ trọn lời hứa với chị Thắm, rằng không để đàn ông thương hại. Thảo đã viết trong lá thư tự gửi cho chính mình: “Em là người sót lại của rừng cười, nhưng hạnh phúc chẳng còn sót lại nơi em”. Câu nói ấy mới cay đắng và xót xa làm sao!

Câu chuyện tình yêu kỳ lạ nhưng thú vị giữa Nguyệt và Lãm mang đến người đọc những cảm xúc dịu dàng, lắng đọng. Nhưng, tình yêu của Thảo và Thành cũng từng rất đẹp. Người con trai mà Thảo yêu “được khúc xạ qua bao lớp bụi và khói, cuối cùng đến lớp sương mù lung linh huyền ảo của ký ức, hiện lên như một chàng hoàng tử hào hiệp thủy chung”. Thành vẫn giữ lời thề thốt yêu đương ngày trước, săn sóc Thảo chu đáo, ân cần, độ lượng và khoan dung. Chỉ tiếc rằng chiến tranh quá tàn nhẫn và thời gian khiến mọi thứ đổi thay, tình cảm của anh đã không còn nguyên vẹn như lúc đầu, điều còn lại trong anh có lẽ chỉ là trách nhiệm. Trong rừng cười, Thảo đã bền bỉ chống chọi với nỗi cô đơn, với những điều “mà chỉ những ai đã từng đi qua chiến tranh, trải nỗi cô đơn đặc quánh, qua cảm giác đang cựa quậy giữa chốn giáp ranh, giữa địa ngục và trần gian mới hiểu nổi”, nhưng trái tim cô được soi đường bởi ánh sáng tình yêu. Cô đủ sức vượt lên bởi có động lực và niềm tin. Song, nỗi cô đơn trong hòa bình còn khủng khiếp hơn hàng ngàn hàng vạn lần nỗi cô đơn trong chiến tranh, bởi mọi hy vọng của Thảo dường như đã bị dập tắt. Những người lính chiến đấu quên mình, sống sót được qua chiến tranh đã là điều kỳ tích, nhưng khi trở về với hiện thực, họ không thể hòa nhập với cuộc sống mới. Họ đã bước ra khỏi cuộc chiến nhưng không sao thoát khỏi những ám ảnh kinh hoàng của quá khứ. Thảo vẫn còn sống nhưng không còn là Thảo của ngày xưa, cô luôn cảm thấy tự ti, lạc lõng; không ai có thể đồng cảm hay chia sẻ với cô, dường như không ai muốn chấp nhận cô. Cuối cùng, Thảo chỉ có một sự lựa chọn, sự lựa chọn duy nhất tốt cho cả cô và những người khác, mặc dù điều đó mang đến Thảo biết bao đau đớn, tựa hồ như ngàn mũi kim đâm vào tim.

Sau năm 1975, các nhà văn đặc biệt khám phá và diễn tả chiều sâu bi kịch của người phụ nữ trong quan hệ với chiến tranh. Truyện ngắn Người sót lại của rừng cười thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Thị Hảo với những người phụ nữ khi bước ra khỏi cuộc chiến. Tác phẩm đã thành công trong việc khắc họa thân phận con người trong chiến tranh. Mô tả nỗi đau thương của chiến tranh đôi khi không cần nói đến sự hủy diệt hay chết chóc, nhiều khi cái chết trong tâm hồn còn đau đớn gấp vạn lần những nỗi đau thể xác. Ví như Quỳ, người con gái hoàn mỹ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, cũng không có được hạnh phúc, bởi nỗi ám ảnh chiến tranh theo cô suốt cuộc đời, biến cô thành người đàn bà mộng du trong đời thực. Con người không thể cưỡng lại được sự tàn phá của chiến tranh, “mái tóc óng mượt dài chấm gót” của Thảo “chỉ còn là một túm sợi mỏng mảnh xơ xác”, bất chấp sự cố gắng của những cô gái còn lại, bởi “rừng mạnh hơn”. Không gian mênh mông, thời gian vô tận, năm cô gái bé nhỏ giữa Trường Sơn huyền bí, sâu thẳm dường như càng nhỏ bé: “Chuyện thần thoại của chiến trường không xảy ra ở đây. Bốn cô gái không chống chọi nổi đã dành viên đạn cuối cùng cho mình để tránh ô nhục”. Họ đặt toàn bộ hy vọng của mình trên vai Thảo, nhưng đến cuối cùng, Thảo đâu có được niềm hạnh phúc trọn vẹn như họ đã ước mong? Những dòng nhật ký của Hiên đã phần nào thể hiện được sự tàn khốc của chiến tranh: “Sẽ không bao giờ mình quên được những gì đã nhìn thấy ở rừng cười. Có lẽ cảnh chết chóc còn dễ chịu hơn! Ôi! Thế là sau chín năm ở chiến trường, nay tôi đã thấy ở rừng cười cái cười méo mó man dại của chiến tranh”. Ai đi qua chiến tranh mà không từng có lúc giật mình, hoảng hốt trong những cơn mơ ám ảnh, vọng về từ quá khứ? Thảo cũng vậy: “... trong giấc mơ tuổi thanh xuân, cô chỉ thấy tóc rụng như trút, rụng đầy khuôn ngực đã bị đâm nát của chị Thắm, và từ trong đám tóc ấy lẩy ra hai giọt nước mắt trong veo và rắn câng như thủy tinh, đập mãi không vỡ”.

Văn học sau năm 1975 đã phơi bày những góc khuất, những đau thương của hiện thực chiến tranh, nhất là những nỗi đau trong tâm hồn. Cảm hứng bi kịch càng đau đớn, xót xa hơn khi viết về hạnh phúc và tình yêu. Trong chiến tranh, người phụ nữ đã hy sinh quãng đời đẹp nhất của mình. Không chỉ vậy, bom đạn và sự tàn phá của thời gian còn tước đoạt đi cơ hội làm vợ, làm mẹ của họ. Sau chiến tranh, họ chỉ còn lại hình hài đầy thương tích cùng những chuỗi ngày xót xa, trăn trở. Nếu không có chiến tranh, sẽ không có những con người lặng lẽ ôm lấy tổn thương và tự mình liếm láp những vết thương ấy, để rồi trốn chạy hiện thực, sống hoài trong quá khứ. Nguyễn Thị Hảo đi sâu vào khám phá những phần khuất lấp ở hiện thực, diễn tả những nỗi đau tâm hồn bằng sự đồng cảm sâu sắc và lòng nhân ái thiết tha của người phụ nữ. Người sót lại của rừng cười thực sự có sức hút lớn, để lại trong lòng độc giả những nỗi thương cảm và băn khoăn, khơi dậy tấm lòng trắc ẩn trong mỗi con người. Câu chuyện với kết thúc mở để lại cho người đọc những khoảng trống với nhiều trằn trọc, suy tư.

Viết về chiến tranh là viết về tình yêu và thân phận Chiến tranh, thân phận con người cùng với tinh thần hòa giải… Viết về chiến tranh từ cái nhìn đương đại Trải nghiệm của nhà văn là niềm an ủi giữa chiến tranh và thù hận Khai mạc trại viết nghiên cứu phê bình về văn học "Đề tài chiến tranh cách mạng và người lính"
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.