Diễn đàn lý luận

Nhà văn Nguyên Hồng: Tuy nghèo túng nhưng rất hào phóng khi mua sách

Hân My
Chuyện văn chuyện đời
14:30 | 17/07/2024
Trong một hồi ký, Nguyên Hồng tự nhận mình là người "dù cùng cực vẫn đang đọc sách một cách sung sướng không gì bằng và không ai bằng".
aa

Ngay từ nhỏ, nhà văn Nguyên Hồng đã ham mê đọc sách. Ông dành dụm tiền để thuê sách và dường như đã đọc hết tất cả những cuốn mình thích ở cửa hàng cho thuê sách tại Nam Định. Trong một hồi ký, Nguyên Hồng tự nhận bản thân là người "dù cùng cực vẫn đang đọc sách một cách sung sướng không gì bằng và không ai bằng". Có thể nói, niềm say mê dành cho sách của ông lớn dần theo năm tháng, và bởi vì có sách, nhà văn luôn cảm thấy mình giàu có.

Nguyên Hồng luôn hào phóng khi mua sách

Giả như nhà văn Nguyên Hồng sống trong thời đại của chúng ta, chắc hẳn ông sẽ tham gia vào hội những người "nghiện" mua sách. Đó chỉ là một cách nói vui nhưng quả thật, dù nghèo túng, tác giả của các tác phẩm nổi tiếng như Bỉ vỏ; Những ngày thơ ấu, Cửa biển... lại vô cùng hào phóng trong việc mua sách. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua những trang hồi ký của ông.

Nhà văn Nguyên Hồng: Dù nghèo túng nhưng rất hào phóng khi mua sách
Nhà văn Nguyên Hồng - Ảnh: Tư liệu - BTVHVN

Xuất thân trong một gia đình viên chức sa sút, cha mất sớm, mẹ đi bước nữa, tuổi thơ Nguyên Hồng trải qua những tháng ngày nghèo khó, với nhiều cay đắng, tủi cực. Trong cuốn Sức sống của ngòi bút (NXB Văn học, 1963), nhà văn chia sẻ rằng, trời rét như cắt mà ông "chỉ một cái áo the trùng, trong mặc chiếc áo vệ sinh, đi guốc và đội mũ trắng". Thậm chí, có một nỗi ân hận đã da diết tâm trí ông trong nhiều năm, đó là không chịu đóng đôi dép da. Nguyên Hồng cảm thán: "Phải, nếu tôi kiên gan để dành tiền và đừng vung tay mua sách thì làm gì tôi chả có được một đôi dép". Dù nói vậy nhưng trên thực tế thì dẫu nhịn tiêu nhịn mặc, chịu đói chịu rét, ông lại chẳng tiếc tiền mua sách.

Trong hồi ký Bước đường viết văn (NXB Trẻ, 2019), Nguyên Hồng kể rằng khi hết hạn tù ở Phúc Yên, tên phó sứ ở dinh công sứ đã cho ông hai đồng. Ông đưa món tiền này cho mẹ. Trên đường đi tàu về quê, ngay cả lúc đến Hà Nội đi chơi các phố phường, ông cũng không động tới hai đồng đó. Vậy mà đến ngày thứ ba, ông lại bảo mẹ đưa tiền để mua sách. Ông mua rất nhiều, trong đó có những cuốn mà trước kia ông ngày ngày tối tối ngắm mãi trong một hiệu sách nổi tiếng ở Nam Định.

Nguyên Hồng đã vô cùng vui sướng và mua hết cả hai đồng. Ông tâm sự: "Tôi như mê đi còn vì thấy cùng hiệu sách đây, cùng những cuốn sách này, nhưng ở tủ trong kia, ở bàn trong kia có hàng đống sách như thế đã bụi bám vàng ố, giá tiền chỉ có một nửa. Nghĩa là cuốn tôi mua mới phải trả một hào hai, thì cuốn cũ chỉ sáu xu, năm xu. Tôi như mê đi còn vì thấy ngay ở bờ hè phố sau hiệu sách đó, cũng có hàng đống sách cũ của mấy hàng sách đầu đường, giá bán lại chỉ một phần ba".

Nhà văn Nguyên Hồng: Dù nghèo túng nhưng rất hào phóng khi mua sách
Cuốn sách "Bước đường viết văn" của nhà văn Nguyên Hồng - Ảnh: Anybooks

Sau này, con gái Nguyên Hồng chia sẻ rằng, tuy gia cảnh túng thiếu nhưng gia đình ông có rất nhiều sách và mỗi lần xuống Hà Nội, ông lúc nào cũng mua thêm sách cho các con. Nguyên Hồng luôn nâng niu sách. Con gái nhà văn bảo rằng, ông yêu cầu các con cầm sách đọc không được gập lại và đọc xong phải xếp ngay ngắn, đúng chiều trên giá để khi cần có thể tìm thấy ngay.

Sách khiến nhà văn cảm thấy mình giàu có

Trong Bước đường viết văn, Nguyên Hồng kể về khoảng thời gian ông cùng mẹ ra Hải Phòng kiếm sống. Khi đó, tài sản mà ông có là một cái hòm đựng toàn sách báo, trong đó quý nhất là cuốn tự vị tiếng Pháp không biết được in từ năm nào, do cha ông để lại.

Lúc bị vợ chồng chủ nhà giữ hòm sách làm "con tin" vì không có tiền trả tiền trọ, ông đã cảm thấy "như bị xẻo thịt". Và khi chuộc được hòm sách, ông vô cùng vui sướng: "Lúc trở về nhà thấy đèn sáng ngụt, hòm sách để giữa bàn và mẹ tôi đang nằm nhỏm dậy cuống quýt gọi tôi, thì tôi lại tỉnh hẳn người. Tôi chạy rú vào vồ lấy hòm sách, mở ra đếm đếm lục tung tóe".

"Nếu như tôi đã thấy mình giàu có, đã thấy mình không phải đói, phải thêm nhục nhã quá chừng với chồng tuần báo tiếng ta và tập sách chữ Pháp cùng với cuốn tự vị cũ kỹ kia, thì nay thêm hai cuốn mới ắt là tôi phải thấy mình giàu có no đủ hơn", nhà văn Nguyên Hồng chia sẻ.

Khi được nhà thơ Thế Lữ cho mượn hai cuốn sách, mà theo mô tả của Nguyên Hồng thì chúng "dày cộp, bìa da, gáy rộng có gờ, chữ vàng" và rất quý, ông vô cùng trân trọng. Cũng trong hồi ký Bước đường viết văn, nhà văn xúc động chia sẻ: "Nếu như tôi đã thấy mình giàu có, đã thấy mình không phải đói, phải thêm nhục nhã quá chừng với chồng tuần báo tiếng ta và tập sách chữ Pháp cùng với cuốn tự vị cũ kỹ kia, thì nay thêm hai cuốn mới ắt là tôi phải thấy mình giàu có no đủ hơn".

Có thể thấy, niềm say mê đọc sách và tình yêu dành cho những cuốn sách của nhà văn Nguyên Hồng thật đáng ngưỡng mộ. Điều này càng đáng quý hơn khi thói quen đọc sách của người trẻ hiện nay đang có xu hướng ngày càng giảm, khiến cho "văn hóa đọc ngày càng xuống cấp".

Nguyên Hồng- Nhà văn tự đời thường Nguyên Hồng: Đời là một khối tinh khôi Ngẫm về xu thế văn hóa đọc Hệ lụy khi nhà văn ít đọc sách "Tiệm sách Cơn Mưa" - Nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách
Nguyễn Đình Thi - Thơ Nguyên Hùng

Nguyễn Đình Thi - Thơ Nguyên Hùng

Baovannghe.vn- Sinh ở Lào nhưng là người Hà Nội/ Một nghệ sĩ hào hoa sắc sảo đa tài
Triển lãm nghệ thuật "Sắc màu bừng nở"

Triển lãm nghệ thuật "Sắc màu bừng nở"

Baovannghe.vn - Từ ngày 23/11 đến ngày 15/12/2024, tại Nguyen Art Gallery (Hà Nội), sẽ diễn ra triển lãm tranh màu nước Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở của nhóm 6 họa sĩ trẻ.
Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Baovannghe.vn- Như những mũi lao cắm vào vùng ngập mặn/ Mầm sống gieo trên sóng nước hoang sơ
Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Baovannghe.vn - Và ta cứ yên trí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: Tổn thương là rỉ máu.
Trịnh Hoài Đức - Nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa

Trịnh Hoài Đức - Nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa

Baovannghe.vn - Kịch Trịnh Hoài Đức ngoài chất hài ý nhị, sâu cay, cười ra nước mắt còn bao hàm cả triết lý sâu sắc về thế giới quan, nhân sinh quan... Thơ của ông như gieo vào lòng người cái tình sâu lắng, ngôn ngữ giản dị mà nhân văn đa nghĩa đầy tính bác học...