Sự kiện & Bình luận

Nhận diện “chiêu trò” vi phạm bản quyền và quyền sao chép

Bùi Quyên
Đời sống
10:22 | 10/08/2024
Baobannghe.vn - Việt Nam nằm trong nhóm nước có nạn xâm phạm bản quyền cao. Đồng thời cũng là quốc gia có nhận thức rất hạn chế về lĩnh vực sở hữu trí tuệ
aa

Trước thực trạng vi phạm bản quyền tác giả, đặc biệt là quyền sao chép tác phẩm ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra một cách công khai, hiển nhiên, mọi lúc, mọi nơi với tất cả các loại hình tác phẩm, kể cả ở môi trường vật lý cũng như trên môi trường số, từ việc photocopy, downloads tài liệu trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu đến sao chép, đánh cắp ý tưởng, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, việc các cơ quan liên quan tổ chức hội thảo nhằm nhận diện rõ " chiêu trò" vi phạm bản quyền được xem là hoạt động cần thiết.

Nhận diện “chiêu trò” vi phạm bản quyền và quyền sao chép
Đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: BTC.

Tại hội thảo, các chuyên gia và khách mời đã giới thiệu một số điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 và Nghị định 17/2023/NĐ-CP ngày 26-4-2023 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan; phân tích các khía cạnh liên quan đến quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả; hướng dẫn quy trình và thủ tục đăng ký quyền tác giả; các biện pháp hành chính, dân sự, hình sự để bảo vệ quyền tác giả; các cơ quan quản lý và thực thi quyền tác giả…

Hội Nhiếp ảnh TP.HCM, Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam, Viện Triết học Phát triển, Viện Những vấn đề phát triển và Viện Quản trị Tài sản trí tuệ Minh Đức vừa phối hợp tổ chức Hội thảo quốc gia thường niên lần thứ nhất về Bản quyền và quyền sao chép tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam - Nguyễn Thị Sánh, hiện Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước có nạn xâm phạm bản quyền cao. Các tổ chức xã hội, cơ quan quản lý, đặc biệt là các doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nghiên cứu còn nhận thức rất hạn chế về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Còn Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh TPHCM - Đoàn Hoài Trung cho biết, lĩnh vực nhiếp ảnh đang bị xâm phạm về bản quyền nhiều nhất, dễ dàng nhất với muôn hình vạn trạng: tự ý sử dụng ảnh cho sản phẩm kinh doanh mà không xin phép (làm sách ảnh, in lịch…), cắt cúp ảnh để sử dụng lại; lấy lại ảnh trên mạng và không ghi tên tác giả (phổ biến ở cơ quan truyền thông, báo chí)… Hiện có một số phần mềm tra vi phạm bản quyền nhiếp ảnh nhưng cũng không đầy đủ. Hội Nhiếp ảnh TPHCM đang phối hợp Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ bản quyền. Đồng thời đang xây dựng phần mềm cho các tác giả đăng ký bản quyền tác phẩm ảnh và có thể giao dịch mua bán ảnh, nhằm tạo thu nhập thêm cho các nghệ sĩ nhiếp ảnh, góp phần phát triển tác quyền cho lĩnh vực nhiếp ảnh.

Như vậy, tình trạng vi phạm bản quyền đã và đang hiện diện trên tất cả các lĩnh vực nghên cứu, khoa học công nghệ và đặc biệt là văn hóa, nghệ thuật... vấn nạn này không những đã xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của chủ sở hữu tác phẩm, mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, lâu dài đối với công cuộc phát triển nguồn lực của đất nước, cản trở quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Vì vậy, Hội thảo chính là một bước thúc đẩy nhận thức của các chủ thể sáng tạo, gúp nhận diện những " chiêu trò" vi phạm bản quyền và quyền sao chép, từ đó có những hành động cần thiết nhằm tuân thủ Luật sở hữu trí tuệ.

Cũng trong khuôn khổ hội thảo, Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam đã cùng ký kết hợp tác với Hội Nhiếp ảnh TPHCM và Viện Triết học Phát triển, để cùng nhau triển khai và thực hiện một cách hiệu quả việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan thông qua việc thực thi quyền sao chép tại Việt Nam.

Bùi Quyên | Báo Văn Nghệ

------------

Bài viết cùng chuyên mục:

Sẽ xây dựng trung tâm bảo vệ bản quyền và giao dịch tác quyền Việt Nam đồng tổ chức Cuộc thi Bảo vệ Bản quyền quốc tế 2024 Hội nghị Quốc tế về thực thi bản quyền trên môi trường số Trí tuệ nhân tạo làm nghệ thuật: Nguy cơ đạo nhái, vi phạm bản quyền Bắt tay Nhà xuất bản: Bán bản quyền tác phẩm
Học - Thơ Nam Thanh

Học - Thơ Nam Thanh

Baovannghe.vn- Khi em nhìn bùn đen/ Có thấy hoa sen nở?
Cỏ sớm nay mướt hơn - Thơ Đoàn Thị Ký

Cỏ sớm nay mướt hơn - Thơ Đoàn Thị Ký

Baovannghe.vn- Tóc bạc, chân chậm rồi/ Thả trôi ý nghĩ cũng là đủ
Chân dung âm bản - Thơ Thi Hoàng

Chân dung âm bản - Thơ Thi Hoàng

Baovannghe.vn - Có hồn ai đó bay về trời/ Mặt người cùng mặt nước bay hơi
Tiếng chuông chùa Nội - Thơ Thy Nguyên

Tiếng chuông chùa Nội - Thơ Thy Nguyên

Baovannghe.vn- Sớm nay mùa đông/ Trườn qua xao nhãng
Những cánh chim Chua Sa. Truyện ngắn của Trung Long

Những cánh chim Chua Sa. Truyện ngắn của Trung Long

Baovannghe.vn- Ở Chua Sa có hai biệt thự lớn, người xây chúng từng là thợ săn, sau mấy chục năm lưu lạc ông trở về xây hai biệt thự rồi biến mất. Nghe kể, ông biến thành ma, mình đầy lá chân gấu, tay cầm cây lao dài trôi dạt trên những cánh rừng quanh Chua Sa.