Chuyên đề

Những cơn bão lớn đi qua Hà Nội trong quá khứ

Đào Thị Diến
Tư liệu
09:16 | 10/09/2024
Baovannghe.vn - Từ khi Hà Nội chưa chính thức trở thành Thủ đô của Liên bang Đông Dương cho đến hết thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, có 3 cơn bão lớn quét qua Hà Nội.
aa

Theo thống kê ban đầu nhưng tương đối chính xác, kể từ khi Hà Nội chưa chính thức trở thành “Thủ đô của Liên bang Đông Dương” cho đến hết thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, có 3 cơn bão lớn quét qua Hà Nội[1]:

- Cơn bão đầu tiên tràn qua Hà Nội là cơn bão lớn vào đêm ngày 5, rạng ngày 6-10-1881. Cơn bão này đã cuốn phăng nhiều ngôi nhà, cây cối trong khu Nhượng địa Pháp (nay là phố Phạm Ngũ Lão). Theo ước tính, cơn bão đã gây thiệt hại khoảng 7.000 đến 8.000 frs Pháp[2].

Chưa dừng lại ở đó, trận lũ xảy ra ở Hà Nội vào năm 1884 đã cuốn trôi bờ đất của khu Nhượng địa một khoảng rộng 60 mét và dài 3 km. Khu Nhượng địa được xây dựng ở phía Đông Nam thành phố, ngay giáp bờ sông Hồng, trong lịch sử từng nhiều lần bị ngập lụt hoặc nước lũ tàn phá[3].

Một năm sau, trận lũ năm 1885 tiếp tục cuốn trôi một mảng khoảng vài ngàn mét khối đất của khu Nhượng địa. Các tòa nhà công sở gồm tòa Tổng Trú sứ, dinh Tổng Tư lệnh, Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu... gần như bị đổ ụp xuống sông Hồng[4].

Những cơn bão lớn đi qua Hà Nội trong quá khứ

Đền và tượng vua Lê trước cơn bão tháng 7-1902. Ảnh của Edgard Imberd.

- Cơn bão thứ hai quét qua Hà Nội vào tháng 7-1902 làm đền và tượng vua Lê ở góc phố Beauchamps (phố Lê Thái Tổ) và phố Jules Ferry (phố Hàng Trống) bị hư hỏng nặng. Để khắc phục hậu quả do bão, Đốc lý Hà Nội đã được nhận 250 đồng bạc Đông Dương (trong chương XI, điều 6, khoản 1 và 2 thuộc ngân sách Bắc Kỳ) để tôn tạo tượng vua Lê[5].

Những cơn bão lớn đi qua Hà Nội trong quá khứ
Quanh Hồ Gươm sau cơn bão tháng 6-1903. Ảnh sưu tầm.

- Cơn bão thứ ba xảy ra vào cuối tháng 6-1903 cũng là một cơn bão lớn mà báo chí đương thời dùng từ “trận bão” để mô tả. Không chỉ Bệnh viện De Lanessan bị hư hại nặng mà trận bão 1903 còn hủy hoại một số công trình khác ở Hà Nội như Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Những cơn bão lớn đi qua Hà Nội trong quá khứ
Bệnh viện De Lanessence sau cơn bão tháng 6-1903. Ảnh sưu tầm.

Tháng 5-1904, Hoàng Cao Khải (Kinh lược Bắc Kỳ lúc đó đã nghỉ hưu) gửi thư cho Thống sứ Bắc Kỳ xin cấp kinh phí để khắc phục thiệt hại do bão gây ra đối với Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Hai năm sau bão, tức năm 1905, Đốc lý Hà Nội đã được nhận 3.000 đồng trong ngân sách địa phương để khắc phục thiệt hại tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám và 700 đồng cho việc sửa sang lại đồ thờ cúng của Văn Miếu[6].

Những cơn bão lớn đi qua Hà Nội trong quá khứ
Quảng trường Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ) sau cơn bão tháng 6-1903. Ảnh sưu tầm.

Ngày nay, do khí hậu biến đổi nhiều trên phạm vi toàn cầu, việc bão lớn xảy ra và quét qua Hà Nội là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, với tinh thần chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa bão, thiên tai ở mức cao nhất, Nhà nước và nhân dân ta đã hạn chế đáng kể thiệt hại về tính mạng và tài sản.

- Từ ngày 7- 8/10 năm 2024, Siêu bão Yagi ( bão số 3) đã quét qua Hà Nội, sau hơn 1 ngày chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão Yagi, địa bàn TP.Hà Nội ghi nhận gần 17.400 cây xanh bị gãy đổ và 14 người thương vong (3 người chết, 11 người bị thương).

- Ngoài ra, mưa bão còn khiến 274 hộ dân có nhà, công trình bị tốc mái; 4 nhà mái tôn bị sập; 19 công trình nhà ở hư hỏng và đổ gãy nhiều cột điện.

- Ở khu vực ngoại thành, mưa lớn làm 52 ha diện tích lúa, hơn 159 ha rau màu bị ngập; hơn 13.700 ha lúa và gần 490 ha rau màu bị đổ; 10,3 ha cây ăn quả bị ảnh hưởng.

- Ngay trong sáng 8.9, chính quyền TP.Hà Nội đã chủ trì, phối hợp cùng các lực lượng quân đội, công an, vệ sinh môi trường, các tổ chức chính trị xã hội và người dân dọn dẹp hậu quả do bão Yagi gây ra.

-------------------

[1] Không kể những cơn bão nhỏ không gây thiệt hại về người và vật chất.

[2] André Masson, Hanoï pendant la période héroïque (1873-1888), Paris, 1929, p. 101.

[3] André Masson, Hanoï pendant la période héroïque (1873-1888), Paris, 1929, p. 107.

[4] Phạm Xuân Hằng - Phan Phương Thảo (Đồng chủ biên), Biên niên lịch sử Thăng Long - Hà Nội, Nxb. Hà Nội, 2010, tr. 367.

[5] RST, hs: 26842. Réparation du monument du roi Lê situé à l’Avenue Beauchamps à Hanoï 1902.

[6] RST, hs: 56737. Réparation apportées au Van Mieu (pagode des Corbeaux) Hanoï 1904-1905.

----------------

Bài viết cùng chuyên mục:

Hà Nội: 1.000 người mặc áo dài truyền thống họa tiết hoa sen Lễ hội Sen Hà Nội 2024: Định vị thương hiệu văn hóa Thủ đô Hà Nội và tôi - tản văn của Trần Thị Tuệ Anh Có một Hà Nội khác. Tản văn của Trịnh Thu Tuyết Những hình ảnh về tiếp quản Hà Nội 10/10/1954
archives.org.vn

Tags:

Văn chương về đề tài tam nông – suy ngẫm từ văn hóa

Văn chương về đề tài tam nông – suy ngẫm từ văn hóa

Baovannghe.vn - Vì sao có những mùa bội thu đề tài “tam nông” trong quá khứ? Câu trả lời không khó. Vì thời ấy, nhà văn theo phương châm “sống đã rồi mới viết”.
Tìm em ở hội làng - Thơ Nguyễn Đình Minh

Tìm em ở hội làng - Thơ Nguyễn Đình Minh

Baovannghe.vn- Rủ em về với hội làng/ Mắt em hẹn làm lòng anh bối rối
Nhớ Tuy Hòa - Thơ Trần Lê Anh Tuấn

Nhớ Tuy Hòa - Thơ Trần Lê Anh Tuấn

Baovannghe.vn- Phố thành thật rét/ một chiều đông
Đón Tết nơi xứ người

Đón Tết nơi xứ người

Theo nhà báo Pierre Daum, trong Thế chiến thứ Nhất (1914-1918), đã có khoảng 50.000 người Đông Dương được đưa sang Pháp để làm việc trong các xưởng đóng tàu và xưởng vũ khí. Họ được đặt dưới quyền quản lý của một đơn vị trực thuộc Bộ Thuộc địa; một nửa được sung làm thợ trong các nhà máy hoặc thợ đào đắp đất, 5.000 người làm tài xế xe tải, 8.000 y tá và 12.000 công nhân quốc phòng . Cho đến nay, thông tin về cuộc sống của những người Việt sang Pháp trong hai cuộc Thế chiến vẫn còn nhiều góc khuất. Bài báo của René Dubreuil trên báo Paris Soir cho chúng ta biết thêm về một cái Tết cổ truyền trên đất Pháp của một bộ phận lính khố đỏ Việt Nam tham gia Thế chiến thứ Nhất.
Liên hiệp các Hội VHNT: Nỗ lực cao nhất để Văn học, nghệ thuật phát triển toàn diện

Liên hiệp các Hội VHNT: Nỗ lực cao nhất để Văn học, nghệ thuật phát triển toàn diện

Baovannghe.vn - Hoạt động Văn học, nghệ thuật năm 2024 có sự bứt phá ngoạn mục các Hội VHNT tỉnh, thành phố nỗ lực phấn đấu và đạt được kết quả khá toàn diện.