Văn hóa nghệ thuật

Ra mắt "Cõi xưa", "Minh Chuyên – Cây bút hậu chiến" của tác giả Nguyễn Công Nghiệp

HP
Sách
15:20 | 28/08/2024
Sáng ngày 28/8, tại Phòng nghệ thuật, Hội nhà văn phối hợp NXB Hội nhà văn tổ chức lễ ra mắt chùm tác phẩm của GS.TS Nguyễn Công Nghiệp gồm truyện kí “Cõi xưa” và tập bút kí “Minh Chuyên – Cây bút hậu chiến”
aa

Sáng ngày 28/8, tại Phòng nghệ thuật, Hội nhà văn phối hợp NXB Hội nhà văn tổ chức lễ ra mắt chùm tác phẩm của GS.TS Nguyễn Công Nghiệp gồm truyện kí “Cõi xưa” và tập bút kí “Minh Chuyên – Cây bút hậu chiến”. Hai tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao, đóng vai trò như một lời tri ân đến những con người và năm tháng khổ cực xưa cũ nơi quê hương Trà Giang, Thái Bình của tác giả. Bên cạnh đó còn là lời nhắc nhở đến hậu thế về một thế hệ anh hùng đã sống và chiến đấu hết mình cho tổ quốc.

Ra mắt "Cõi xưa" và "Minh Chuyên – Cây bút hậu chiến" của Gs, TSNguyễn Công Nghiệp
Lễ ra mắt chùm tác phẩm của Gs.TS Nguyễn Công Nghiệp gồm truyện kí “Cõi xưa” và tập bút kí “Minh Chuyên – Cây bút hậu chiến”

Tham dự buổi lễ có Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành: Đồng chí Nguyễn Quân, Nguyên uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Đồng chí Bùi Sĩ Tiếu, Nguyên uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư tỉnh ủy Thái Bình; PGs,TS Đinh Văn Nhã, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách của Quốc hội các Khóa 12, 13, 14. Đồng chí Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội Khoá 13; Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Tổng Biên tập tạp chí Nhà văn và cuộc sống; Nhà văn Hoàng Dự, Tổng Biên tập Thời báo Văn học Nghệ thuật Việt Nam… cùng các đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc VPCP, Bộ Tài chính, doanh nghiệp; Các đại biểu từ Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Tài Chính, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; Các đại biểu là nhân vật trong tác phẩm của Minh Chuyên được tác giả đề cập trong tập bút ký “Minh Chuyên - Cây bút hậu chiến”; cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đồng môn và người thân của gia đình tác giả; các cơ quan thông tấn, báo chí đến dự và đưa tin.

Ra mắt "Cõi xưa" và "Minh Chuyên – Cây bút hậu chiến" của Gs, TSNguyễn Công Nghiệp
Gs.TS Nguyễn Công Nghiệp chia sẻ tại buổi ra mắt sách

Giáo sư, Tiến sĩ, nhà văn Nguyễn Công Nghiệp, sinh năm 1953, quê gốc Trà Giang, Kiến Xương, Thái Bình, là tác giả, đồng tác giả, chủ biên của nhiều cuốn sách, giáo trình về kinh tế thị trường. Thế nhưng, hai tác phẩm bút kí mới ra mắt của ông lại đặc biệt hơn khi chất chứa trong đó những câu chuyện, những mảnh đời đau khổ, nghèo khó, nghiệt ngã đã đi qua tuổi thơ của tác giả.

Vốn là một nhà khoa học, một nhà quản lý quen với lĩnh vực tài chính, nhưng ông vẫn chọn dấn thân văn chương với một niềm tôn kính và cẩn trọng vô cùng. Chẳng thế mà khi tiếp cận với nhà văn Minh Chuyên, bằng lối tư duy nhạy bén của một nhà lý luận, tác giả Nguyễn Công Nghiệp đã chọn viết theo thể loại ghi chép để không “đụng hàng” với nhiều nhà văn, nhà báo đã viết cả ngàn bài viết về nhân vật này. Ông tự bộc bạch: “Lúc đầu, khi có ý định viết về Minh Chuyên, tôi có cảm giác không còn khoảng trống nào để chen chân, vì vậy, tôi nảy ra ý định tìm hiểu sâu hơn về ông bằng cách trò chuyện với ông. Tôi nghĩ, mọi thứ nếu được ông tự nói ra sẽ hay hơn rất nhiều.”

Dẫu biết khó khăn là vậy, nhưng ông đã lập tức triển khai ngay theo lối nghĩ của riêng mình cho cuốn sách Minh Chuyên – Cây bút hậu chiến.

Với 8 bài bút ký Minh Chuyên – Cây bút hậu chiến được bố cục chặt chẽ, logic theo hai mảng lớn. Mảng trò chuyện với Minh Chuyên và mảng gặp lại những nhân vật nổi tiếng bước ra từ một số tác phẩm tiêu biểu của ông.

Với Cõi xưa, tác phẩm được kết nối, dẫn chuyện qua 5 phần tác giả định vị. Phần 1: Người mở cõi; Phần 2: Song thân; Phần 3: Nhập thế; Phần 4: Phận đời; Phần 5: Chiêm bái tổ tiên.

Mỗi phần là một giai đoạn lịch sử gắn với thời gian và cảnh ngộ của dòng tộc, gia đình và cuộc đời của cậu bé Ninh (tên thời bé của tác giả). Các giai đoạn lịch sử được tác giả tái hiện dưới ngòi bút đậm nét văn chương. Đọc xong người đọc hình dung được toàn cảnh một vùng quê qua bao thăng trầm của lịch sử bên dòng sông Trà Lý xưa, là vùng đất Trà Giang ngày nay. Trong đó có dòng tộc họ Nguyễn, đến nay đã trải qua 15 đời, mà hậu duệ thứ 12 chính là tác giả của bộ sách.

Ra mắt "Cõi xưa" và "Minh Chuyên – Cây bút hậu chiến" của Gs, TSNguyễn Công Nghiệp
Gs.TS nhà văn Nguyễn Công Nghiệp với những nhân vật được đề cập trong tác phẩm của ông

PGs.TS - Nhà văn Lê Thị Bích Hồng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Văn hoá - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương, người viết lời mở đầu cho tập sách đã xúc động chia sẻ cảm nghĩ của bản thân về cuốn Cõi xưa: “Tôi bất ngờ với tác phẩm này, phía văn chương hiện diện cuộc đời ông trong trang sách, dường như dẫn dắt những người trên một vùng quê, mỗi người một thân phận khác nhưng chung một nghị lực phi thường, những người cõi xưa hiện lên tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và vươn lên nỗi khổ dù biết cái chết vì đói, vì giặc đang cận kề. Tác giả đã trích nhiều câu chuyện xót xa trong tác phẩm, những câu chuyện tái hiện qua hồi tưởng và các giai đoạn lịch sử, những sự đói khát, bi thương, một thời con người Thái Bình đầy đau thương như một lời nhắc nhở cho hậu thế rằng không bao giờ được phép quên những năm tháng lịch sử hào hùng ấy”.

Ra mắt "Cõi xưa" và "Minh Chuyên – Cây bút hậu chiến" của Gs, TSNguyễn Công Nghiệp
Tập bút ký Minh Chuyên – Cây bút hậu chiến với 590

Ông Võ Hồng Nam, con trai của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng xúc động: “Tôi rất bất ngờ và xúc động về lễ ra mắt sách của anh Nghiệp, anh đã khắc hoạ một cuộc chiến quá khốc liệt và quá dài, với những người chiến sĩ, nó có ý nghĩa rất lớn, tôi biết ơn vì anh đã viết cho gia đình, lịch sử và những người đã nằm xuống.”

Tập bút ký Minh Chuyên – Cây bút hậu chiến với 590 trang và truyện ký Cõi xưa 390 trang được các nhà văn, nhà báo và giới chuyên gia đánh giá cao, là nơi lưu giữ, nhắc nhở cho người đọc ngày nay về một miền ký ức đau khổ trong lịch sử đầy sóng gió của dân tộc ta, về con người Thái Bình tương thân, tương ái và về những cuộc đời - sống chỉ để đi tìm lẽ phải. Minh Chuyên – Cây bút hậuCõi xưa là tác phẩm đáng đọc và đáng suy ngẫm trong dòng chảy văn học Việt Nam hôm nay.

Nguyễn Phương | Báo Văn Nghệ

----------

Bài viết cùng chuyên mục:

Ra mắt sách: Văn Cao mùa chữ, mùa người Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” Ra mắt sách “Người trên đường đời” của nhà văn, nhà báo Hồ Quang Lợi Khúc Hải du chốn Long thành - Tọa đàm ra mắt sách "Cầm thư quán" Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu bộ sách " Những anh hùng trẻ tuổi"
Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Baovannghe.vn - Mây đen tan. Nắng nhẹ. Hương sen còn sót hòa cùng hương bùn đánh dạt mùi khói xe, đưa nụ cười của hai người đàn ông lấp đầy mi mắt đang nhìn về phía mặt trời.
Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Baovannghe.vn - Bài thơ Thề non nước không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thủy chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người.
Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Baovannghe.vn - Nhà văn Nguyễn Chí Trung trưởng thành từ thiếu sinh quân. Đi lính từ bé và làm cán bộ đại đội từ trẻ - ngày nền nông nghiệp của ta xứng danh với cái tên “nghèo nàn và lạc hậu” thì ông hòa nhập vào lớp thanh niên “vượt lên hàng đầu, vượt là vượt như tên bay”...
Đại biểu Quốc hội: Làm rõ "Tiêu chuẩn Việt Nam" trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Đại biểu Quốc hội: Làm rõ "Tiêu chuẩn Việt Nam" trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Baovannghe.vn - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 22.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Bản tin Văn nghệ ngày 22/11/2024

Bản tin Văn nghệ ngày 22/11/2024

Baovannghe.vn - Bộ VHTT&DL tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.