Sự kiện & Bình luận

Tò he - Món quà quê đậm chất dân gian truyền thống

Việt Thắng
Đời sống
09:43 | 27/08/2024
Baovannghe.vn - Người cao niên của làng Xuân La tự hào, nghề nặn tò he xuất hiện khoảng 400 - 500 năm trước và là nghề "độc nhất vô nhị" của Hà Nội
aa

Gần đến Tết Trung Thu - lễ hội truyền thống đêm trăng rằm, làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) gần như không ngơi nghỉ. Nổi tiếng với nghề nặn Tò he - thứ quà quê dân gian truyền thống, người làng Xuân La chỉ cần con dao, cái lược nhỏ, que tre vót sẵn, bột, sáp ong để làm trơn tay và... thêm đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ... đã có thể sống được với nghề. Những người nặn tò he đã “biến” những cục bột đủ sắc màu ra vô số các loại con thú, nhân vật lịch sử... vô cùng bắt mắt để thu hút khách hàng nhỏ tuổi của mình.

Nhưng con Tò he với nhiều màu sắc bắt mắt
Những con Tò he với nhiều màu sắc bắt mắt

Không chỉ tạo hình 12 con giáp, mâm ngũ quả, các loại hoa đơn giản, để bắt kịp “trend” và tiêu thụ được sản phẩm của mình, người nặn tò he làng Xuân La còn chế tác sản phẩm của mình theo nhân vật từ những bộ phim nổi tiếng như: Tôn Ngộ Không, nàng tiên cá, siêu nhân, người nhện, công chúa tuyết... để chiều theo sở thích của những khách hàng nhỏ tuổi.

Tò he – nét văn hoá dân gian cần phát huy
Để bắt kịp “trend” nhiều mẫu mã mới đã được ra mắt phục vụ khách hàng

Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột; gạo nếp thì dễ làm và chất lượng sản phẩm tốt hơn. Bột thành phẩm được nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. Và quan trọng nhất là bí kíp gia truyền trong kỹ thuật luộc bột và làm bột .

Tò he – nét văn hoá dân gian cần phát huy
Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ được xay và trộn nhuyễn. Ảnh Internet

Để làm được những sản phẩm bắt mắt và thu hút khách hàng nhỏ tuổi, trước khi thực hiện công việc sáng tạo, nghệ nhân phải hình dung màu sắc, mảng khối nào sẽ hợp với tính cách nhân vật mình thể hiện. Xong công đoạn này, nghệ nhân nặn tò he sẽ trộn màu và nặn hình.

Tò he – nét văn hoá dân gian cần phát huy
Nghệ nhân phải hình dung màu sắc, mảng khối trước khi thực hiện sáng tạo . Ảnh Internet

Những màu sắc dùng để nhuộm bột đều được lấy từ các nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên, như các loại lá cây, rau củ ăn được. Chẳng hạn như màu đỏ từ quả gấc, màu đen từ cây nhọ nồi, màu xanh từ lá trầu không, lá riềng. Qua nhiều công đoạn công phu, đặc biệt khâu làm bột, thì mới làm ra được sản phẩm tò he bóng mượt và màu sắc tươi đẹp. Để màu sắc tự nhiên, tươi tắn, giữ lâu vẫn đẹp, đòi hỏi kỹ thuật pha màu phải chuẩn.

Ví dụ như nặn Tôn Ngộ Không về cơ bản các nghệ nhân sẽ nặn giống nhau, nhưng từng tiểu tiết như mắt, gậy, mũ… của mỗi người nặn lại khác nhau; hay khi nặn các dũng tướng cũng phải toát lên thần thái của nhân vật, như là Quan Vân Trường thì… chỉ những người trong nghề mới có thể nhận ra.

Những con tò he được nặn công phu, tỉ mẩn là vậy, nhưng chỉ cần bỏ ra 20.000 - 25.000 đồng, thì các khách hàng nhí đã được sở hữu 1 con tò hè mình thích, hay tự tay nặn ra con tò he theo trí tưởng tượng. Không chỉ các em nhỏ, mà nhiều khách du lịch cũng thích thú với Tò he. Các nghệ nhân sẽ hướng dẫn cho du khách các bước cơ bản, từ việc cho tay vào sáp ong để tránh bị dính, cho đến cách uốn, nắn bột để tạo hình cho tò he.

Du khách nước ngoài với Tò he
Du khách nước ngoài thích thú với việc Tò he

Năm 2009, làng nghề Xuân La chính thức thành lập Câu lạc bộ làng nghề truyền thống tò he. Đến nay, câu lạc bộ đã có hơn 100 hội viên chính thức bao gồm các thợ nặn và nghệ nhân xuất sắc tiêu biểu. Tính đến thời điểm bây giờ, làng nghề nặn tò he Xuân La đã tồn tại gần 300 năm, qua nhiều thế hệ, nghề được gìn giữ và lưu giữ lại, làng gồm 400 hộ gia đình làm nghề nặn tò he. Không chỉ giải quyết việc làm cho người lao động còn đạt tổng thu nhập bình quân hàng năm lên tới 4,2 tỷ đồng.

Hiện nghề nặn tò he của làng Xuân La vẫn đang phát triển với những nét độc đáo có một không hai của cả nước, tiếp tục trở thành một phần không thể thiếu trong thế giới đồ chơi của trẻ em Việt Nam. Đồng thời cũng là một sản phẩm du lịch được nhiều du khách nước ngoài biết tới và tìm mua.

Việt Thắng

--------

Bài viết cùng chuyên mục

Tiếng tò he

Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng giải thưởng VNDG 2018

Trao giải thưởng Văn nghệ dân gian năm 2019

Hội Văn nghệ dân gian, trao giải thưởng thường niên năm 2022

VĂN NGHỆ DÂN GIAN: Những trăn trở cho một mùa giải mới

Chàm. Truyện ngắn dự thi của Tống Ngọc Hân

Chàm. Truyện ngắn dự thi của Tống Ngọc Hân

Baovannghe.vn - Gần đây, người ta lấy thuốc hậu sản cho phụ nữ rất nhiều. Ngoạn thấy bố gọi chứng trầm cảm sau sinh là hậu sản. Bố nói, tất cả những căn bệnh của phụ nữ sau sinh đều nguy hiểm đối với không chỉ người mẹ, đứa con mà còn đối với cả cuộc hôn nhân.
Đá chín - Truyện ngắn dự thi của Phan Đình Minh

Đá chín - Truyện ngắn dự thi của Phan Đình Minh

Baovannghe.vn - Định mệnh không phải thứ Thượng đế trao sẵn mà tiềm ẩn từ khối óc và bàn tay chăm chỉ. Điều công chính, rành rọt là Rũng Xầu muốn tận hưởng đủ đầy thành quả giấc mơ Đá chín một cách hiện hữu thì gã phải trung thực trên mọi chặng đường đời có vay có trả.
Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025

Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học 2025

Baovannghe.vn- Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non.
Bản tin Văn nghệ ngày 24/11/2024

Bản tin Văn nghệ ngày 24/11/2024

Baovannghe.vn - Di sản Tư liệu của UNESCO “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”
Dốc mây. Truyện ngắn của Lê Hà Ngân

Dốc mây. Truyện ngắn của Lê Hà Ngân

Baovannghe.vn - Nghe con trai khuyên nhủ bà thấy yên tâm ngồi dậy ăn cơm cùng thằng con. Thằng bé buồn buồn gắp thức ăn cho mẹ, nhưng lại quay đi gạt nước mắt