Chuyên đề

Xã hội hóa giáo dục thể hiện sự trọng học và hiếu học

Minh Nguyệt
Văn học nhà trường
06:00 | 26/10/2024
Baovannghe.vn- Hội nghị tổng kết công tác XHH kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên, diễn ra tại Hà Nội. Phó thủ tướng Lê Thành Long dự sự kiện
aa
Xã hội hóa giáo dục thể hiện sự trọng học và hiếu học
Phó thủ tướng Lê Thành Long dự và phát biểu tại hội nghị

Chương trình xã hội hóa về kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo duy trì trong 10 năm với sự tham gia, ủng hộ của trên 300 tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã tham gia đầu tư, nâng cấp kiên cố hóa được gần 36.000 phòng học, hơn 1.200 phòng công vụ cho giáo viên, với tổng kinh phí gần 33.000 tỷ đồng.

Tỷ lệ phòng học kiên cố hóa trong cả nước đã tăng từ 65,9% (2013) lên 86,6% (2023). Mạng lưới cơ sở giáo dục ngoài công lập gia tăng nhanh chóng, năm học 2022-2023, cả nước có gần 4.000 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập, tăng hơn 2.500 trường so với năm 2013.

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Kim Sơn, hiện nay, cả nước có tỷ lệ kiên cố hóa bình quân đạt 86%, riêng mầm non và tiểu học đạt 83%, tỷ lệ này đã là rất cao so với 10 năm trước, nhưng số chưa kiên cố hóa lại chủ yếu tập trung ở các tỉnh khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc và vùng khó khăn (như khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, khu vực Trung bộ và cả Tây Nam bộ), tỷ lệ chưa kiên cố hóa phòng học bậc mầm non và tiểu học nhiều tỉnh còn tới trên 40% (Đắk Nông, Kon Tum, Điện Biên, Cao Bằng, Lai Châu…).

Đặc biệt, những trường học tạm này lại nhiều nhất ở bậc mầm non và tiểu học. Các em nhỏ tuổi nhất trong lứa tuổi đi học cần được ưu ái chăm lo và phải được ngồi học trong những ngôi trường chắc chắn, tiện nghi tối thiểu. Do đó, mục tiêu trường ra trường, lớp ra lớp cần thực hiện một cách ráo riết hơn nữa.

Theo Bộ trưởng, số trường học trong cả nước rất lớn (trên 53.000 trường học), trong khi đất nước cũng vừa thoát nghèo, nguồn lực hạn chế, rất nhiều việc phải tập trung đầu tư. Vì vậy, việc kiên cố hóa trường học luôn luôn cần sự chung tay của toàn xã hội, của cộng đồng. Bộ trưởng cũng cho biết, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ trong xây dựng chương trình đầu tư công, nhằm hướng tới mục tiêu kiên cố hóa 100% trường học vào năm 2030, phát huy nguồn kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia, từ các dự án và nhiệm vụ khác. Đồng thời sẽ rà soát các chính sách để thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, thu hút nhiều hơn nguồn lực xã hội cho việc này.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ghi nhận, 10 năm qua, công tác xã hội hóa có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, đặc biệt ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Diện mạo của nhiều ngôi trường được thay đổi đáng kể, từ lớp học tạm bợ nay được thay thế bằng những phòng học kiên cố, an toàn và tiện nghi hơn. Các nhà công vụ dành cho giáo viên cũng được đầu tư, xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các thầy cô yên tâm công tác và cống hiến.

Có được những kết quả nói trên, Phó Thủ tướng đã ghi nhận và gửi lời cảm ơn đến các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cá nhân đã tích cực tham gia đóng góp cho công cuộc này. Vui mừng trước những kết quả đạt được, song Phó Thủ tướng cho biết vẫn con nhiều băn khoan khi phía trước vẫn còn nhiều thách thức, điều kiện học tập, làm việc của học sinh, giáo viên ở nhiều nơi chưa bảo đảm đầy đủ. Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất các chính sách ưu đãi để khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ hơn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội vào công cuộc xã hội hóa giáo dục; trong đó chú trọng kiên cố hóa trường lớp học, hỗ trợ trang thiết bị dạy học tối thiểu, tăng cường số lượng nhà công vụ cho giáo viên, đồng thời, cần tính đến các yêu cầu thực tiễn phát sinh trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Phó thủ tướng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên trên địa bàn; lưu ý việc quy hoạch xây dựng, bảo đảm quỹ đất phù hợp để xây dựng trường, lớp học, đáp ứng nhu cầu học tập gắn với xu hướng đô thị hóa và dịch chuyển dân số. Đồng thời, các địa phương cần bảo đảm ngân sách cho giáo dục và đào tạo, phân bổ nguồn lực thực hiện hiệu quả các tiểu dự án liên quan đến giáo dục đào tạo trong các chương trình mục tiêu quốc gia; chủ động đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đào tạo, ưu tiên thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học ở khu vực khó khăn.

Bởi theo Phó thủ tướng, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, nên việc các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cùng chung tay, góp sức cho sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh chính là đã và đang tạo nên một xã hội học tập, đây cũng chính là nền tảng vững chắc thể hiện sự trọng học và hiếu học để Việt Nam có thể vững tin bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

---------

Bài viết cùng chuyên mục:

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đề xuất nguyên tắc cho Chương trình giáo dục tích hợp Bộ Giáo dục & Đào tạo: Đề xuất miễn học phí cho con giáo viên Sửa quy định để minh bạch hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục Bộ GD&ĐT: Công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh THCS, THPT Bộ Giáo dục & Đào tạo: Bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo
Thơ Lê Vĩnh Thái và những cuộc đi hoang

Thơ Lê Vĩnh Thái và những cuộc đi hoang

Baovannghe.vn - Lê Vĩnh Thái luôn mang tâm thế là một thầy giáo nghèo vùng ngoại ô của Huế. Sự vất vả, lam lũ, khung cảnh nông thôn chính vì thế luôn là không gian nghệ thuật nổi bật trong thơ anh.
Ngôn ngữ mỹ thuật trong tranh Trương Đình Hào

Ngôn ngữ mỹ thuật trong tranh Trương Đình Hào

Baovannghe.vn - Trong tranh của Trương Đình Hào, ta thường bắt gặp nón quai thao, một cặp nam nữ đang hát quan họ, các con vật và vật dụng thường ngày… Thoạt nhìn, rất dễ để xem tranh Hào dưới góc nhìn văn hoá, di sản: các tác phẩm ghi lại các hoạt động bình dị hằng ngày của đời sống nông thôn ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn trước Đổi mới.
Trông đám đông hỏi lấy một người: Phỏng vấn một cái cây ở sân 51 Trần Hưng Đạo

Trông đám đông hỏi lấy một người: Phỏng vấn một cái cây ở sân 51 Trần Hưng Đạo

Trong đáBaovannghe.vn - 51 Trần Hưng Đạo - Hà Nội là trụ sở của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Tòa nhà bình dị này mang một ý nghĩa rất lớn.
Ở trong tôi - Thơ Kim Chuông

Ở trong tôi - Thơ Kim Chuông

Baovannghe.vn- Tôi gặp mùa thu trên mặt sông đầy/ nhịp cầu giống chiếc đòn gánh lớn
Đọc truyện: Nhánh lan vảy rồng. Truyện ngắn dự thi của Trung Sỹ

Đọc truyện: Nhánh lan vảy rồng. Truyện ngắn dự thi của Trung Sỹ

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương