Ngoài đề xuất Nhà nước chi trả học phí, Bộ GD&ĐT còn đề xuất tăng một bậc lương so với bảng lương hành chính thông thường cho những giáo viên mới được tuyển dụng, xếp lương lần đầu. Đồng thời, mức phụ cấp ưu đãi của giáo viên mầm non được tăng thêm 10%, tiểu học 5%.
Bộ GD&ĐT cho biết, mức chi dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm. Việc miễn giảm thực hiện ở các cơ sở giáo dục công lập, chưa áp dụng tại các cơ sở giáo dục dân lập. Ảnh minh họa. Nguồn Interntet |
Trước hết, theo Bộ Bộ GD&ĐT căn cứ để Bộ có những đề xuất nói trên chính là độ tuổi của giáo viên và dự tính độ tuổi con cái họ, mức chi dự kiến khoảng 9.200 tỷ đồng mỗi năm. Việc miễn giảm thực hiện ở các cơ sở giáo dục công lập, chưa áp dụng tại các cơ sở giáo dục dân lập.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, “Không nên quy định nội dung này vào dự thảo Luật. Ưu đãi, chính sách đặc thù thì được, nhưng quy định đặc quyền, đặc lợi là không nên” |
Ngay khi dự thảo được đưa ra, nhiều quan điểm trái chiều đã được đưa ra, xong tựu chung lại chính là sự bất bình đẳng (nếu dự thảo được thông qua) giữa cơ sở giáo dục công lập và dân lập và giữa các ngành nghề trong xã hội.
Bên cạnh đó, không ít quan điểm cho rằng:
- Về mặt chính sách đãi ngộ:
Nhà giáo đã và đang được đề xuất ( thực chất) là đã được hưởng mức lương hành chính sự nghiệp cao trong khung bảng lương lĩnh vực hành chính công. Chưa kể những thay đổi trong công tác quản lý đã thông thoáng hơn trong dạy thêm, học thêm....Đây là những ưu đãi để nhà giáo có thể sống tốt bằng nghề
- Về chuyên môn:
Nhà giáo được tạo điều kiện học nâng cao, được trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và ở những bộ môn cụ thể ( môn học chính nằm trong nhóm thi, xét tuyển Đại học, Cao đẳng...) thu nhập từ dạy thêm cũng không hề nhỏ. Do đó, đề xuất này cần phải được cân nhắc, tránh cào bằng để bảo đảm công bằng xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, chính sách của Đảng, Nhà nước đã dành riêng một khoản ngân sách để hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, và chính sách này cũng đã chứng minh được tính ưu việt cho đến thời điểm hiện tại. Chính vì vậy, việc dành ngân sách Nhà nước hỗ trợ học phí chỉ nên hướng đến mọi đối tượng và con giáo viên cũng không cần có ngoại lệ.
Trước những quan điểm phần nhiều không đồng thuận từ dư luận xã hội, tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận định, chính sách miễn học phí cho con nhà giáo là chính sách nhân văn, song quy định này khó áp dụng cho cơ sở giáo dục tư thục và thậm chí trong cả cơ sở giáo dục công lập. Chính vì vậy, cần quy định chính sách theo hướng cho đối tượng nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn cụ thể.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, “Không nên quy định nội dung này vào dự thảo Luật. Ưu đãi, chính sách đặc thù thì được, nhưng quy định đặc quyền, đặc lợi là không nên”.
----------
Bài viết cùng chuyên mục: