Tạp bút của Nguyễn Quốc Anh |
Danh từ ấy bị bỏ quên theo thời bao cấp, với sổ gạo, tem phiếu vải, sữa đường...
Vậy mà bây giờ "nó" lại sống lại đấy. Nhưng bây giờ, khái niệm ấy không để chỉ những con người tội nghiệp nói trên, mà lại "dành" cho đám người "chơi sang" vậy.
Hơn một lần, báo chí đã ta thán về một số vị đi họp lại "toàn tâm toàn lực", chen lấy được đứng cạnh những nguyên thủ Quốc gia để chụp ảnh. Sự cố đã xảy ra nhỡn tiền là, cùng một lúc, lúc cần in ảnh các buổi gặp gỡ sinh hoạt của các Nhà lãnh đạo, lại thấy "anh ta" kè kè một bên. Một vài lần phải bỏ đi những tấm ảnh vì "anh ta", thật tiếc; đành lên tiếng và được bạn đọc ủng hộ nhiệt liệt. Hơn thế, cuối cùng "anh ta" cũng bị dẹp luôn. Bởi kẻ háo danh thì biếng làm đời là thế.
Lại có một "nhà báo", đang học việc lại mượn tên một nhà văn thật nổi tiếng làm bút danh. Ở một vài xã xóm bị lừa đã đành. Vợ một nhà văn gọi điện cho chồng, báo "Nhà văn lớn" ấy đến chơi, cần gặp. Chồng bỏ họp về nhà, té ra là "một thằng nhóc cùng làng" đến xin tiền mua vé tàu!
Cũng anh chàng nọ thường ghé vào các tấm ảnh có những người uy tín, rồi đem hù dọa thiên hạ hoặc khoe khắp nước. Tưởng anh ta có hạng lắm, nên tỉnh ngộ đã chì bạc triệu cho anh chàng cùng mẹ, và..., nghỉ hàng tuần ở một khách sạn sang nhất thành phố
Tôi đã thấy một người mặt cau có ngồi cắt ảnh "bọn ăn theo" mình, trước lúc đem tấm ảnh vào sổ ảnh lưu niệm của gia đình ông... người tự khoe mình là con cháu địa chủ, cao hơn cái tỷ lệ 5% kia nhiều, nhiều lắm.
Còn đây là một dạng "ăn theo người chết" nữa. Xem ra thật là cao tay và sang trọng lắm lắm. Đó là viết giai thoại, viết hồi ức về các nhà văn (là chủ yếu) và các nhân vật quan trọng theo cách dựng lên nhiều chuyện thật lạ lùng, đem in báo, hòng câu người đọc.
Trong đời sống thường nhật biết bao sự "ăn theo" khác nữa: cố hương, dòng họ, bạn hữu, nhân sự kiện này, lễ lạt nọ...
Nên chăng những thứ "ăn theo" cần được phán xét?!
-----------
Bài viết cùng chuyên mục: