Chuyên đề

Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi: Hãy nhớ lấy lời tôi!

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Tư liệu
12:21 | 23/11/2024
Baovannghe.vn - Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng anh Trỗi vẫn giữ khí phách hiên ngang, kiên quyết không khai ra tổ chức, nhận mọi trách nhiệm về mình để bảo vệ tính mạng đồng đội.
aa

Có những phút làm nên lịch sử

Có cái chết hóa thành bất tử

Có những lời hơn mọi bài ca

Có con người từ chân lý sinh ra...

(Hãy nhớ lấy lời tôi!)

Đó là những lời thơ Tố Hữu dành cho người anh hùng đặt mìn ám sát Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara tại cầu Công Lý: Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Trỗi.

Hãy nhớ lấy lời tôi!
Anh Nguyễn Văn Trỗi (người lái xe đạp) khi làm biệt động trước khi bị địch bắt - Ảnh: Tư liệu gia đình

Anh Trỗi sinh ngày 1 tháng 2 năm 1940 tại làng Thanh Quyết (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 16 tuổi, anh mua vé tàu vào Sài Gòn, không quản khó nhọc, ban ngày anh làm thuê ban đêm học thêm lý thuyết ở trường Bá Nghệ (nay là trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng), sau đó xin vào làm công nhân tại Nhà máy điện Chợ Quán. Ao ước của anh lúc ấy thật bình dị: đất nước hòa bình, mở một tiệm sửa đồ điện để sinh sống. Nhưng chẳng mấy chốc anh đã sớm nhận ra: "Còn giặc Mỹ, không ai có hạnh phúc cả".

Đầu năm 1963, anh Trỗi gặp và yêu chị Phan Thị Quyên. Giữa năm đó, với lòng yêu nước và bầu nhiệt huyết tuổi trẻ, anh trở thành chiến sĩ biệt động Sài Gòn. Năm 1964, biết tin phái đoàn của McNamara đến thị sát tình hình thực tế nhằm chuẩn bị leo thang chiến tranh xâm lược Việt Nam, lực lượng biệt động Sài Gòn liền vạch kế hoạch tiêu diệt. Lúc này anh Trỗi mới lập gia đình được mấy ngày nên không được cử tham gia. Vượt lên hạnh phúc cá nhân, anh kiên quyết đòi ra chiến đấu, nhờ người ký thay vào sổ quyết tử. Tuy nhiên, ngày 9 tháng 5 năm 1964 khi vừa đặt được quả mìn nặng 8kg ở cạnh cầu Công Lý, chưa kịp chuẩn bị xong thì anh cùng đồng đội không may bị bắt.

Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng anh Trỗi vẫn giữ khí phách hiên ngang, kiên quyết không khai ra tổ chức, nhận mọi trách nhiệm về mình để bảo vệ tính mạng đồng đội. Ngày 11 tháng 8 năm 1964, anh bị tòa Sài Gòn của chính quyền Nguyễn Khánh tuyên án tử hình. Tại pháp trường, anh bình thản giật bỏ khăn che mặt xuống rồi nói: "Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi". Lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, anh bị xử bắn tại khám Chí Hòa khi mới 24 tuổi.

Trước lúc hy sinh, anh hô vang:

Hãy nhớ lấy lời tôi!

Đả đảo đế quốc Mỹ!

Đả đảo Nguyễn Khánh!

Hồ Chí Minh muôn năm!

Việt Nam muôn năm!

Máu anh chảy xuống nhưng tinh thần anh bất diệt. Noi gương anh, Thành đoàn Sài Gòn - Gia Định đã phát động phong trào "Năm xung phong" trên toàn miền Nam, thu hút trên hai triệu lượt thanh niên miền Nam đăng ký tham gia. Hàng chục vạn đoàn viên, hội viên gia nhập Quân Giải phóng và các đơn vị thanh niên xung phong, góp phần làm nên Đại thắng Mùa xuân 1975 lịch sử, giải phóng quê hương, xứng danh thanh niên trên mảnh đất thành đồng.

Nghìn năm sau sẽ nhớ lại hôm qua

Một sáng mùa thu, giữa khám Chí Hòa...

Anh bước tới, mắt nhìn, bình thản

Như chính Anh là người xử án

Cỏ trong vườn mát dưới chân Anh

Đời vẫn tươi màu lá rau xanh...

Phải chiến đấu như một người cộng sản

Trái tim lớn không sợ gì súng đạn!

(Hãy nhớ lấy lời tôi!)

Một số hình ảnh về anh Nguyễn Văn Trỗi:

Hãy nhớ lấy lời tôi!
Chị Phan Thị Quyên và anh Nguyễn Văn Trỗi trong ngày cưới - Ảnh: Tư liệu gia đình
Hãy nhớ lấy lời tôi!
Ảnh đám cưới anh Trỗi và chị Quyên được phục chế màu
Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi: Hãy nhớ lấy lời tôi!
Anh Trỗi và anh Lời lúc bị bắt cùng với quả mìn - Ảnh: Tư liệu
Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi: Hãy nhớ lấy lời tôi!
Ca ngợi tinh thần hy sinh dũng cảm của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là một tấm gương hy sinh cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập"
Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi: Hãy nhớ lấy lời tôi!
Báo Nhân Dân, số 3860, ngày 25 tháng 10 năm 1964 đăng bài "Hãy nhớ lấy lời tôi" của nhà thơ Tố Hữu và bài "Đại biểu các tôn giáo Hà Nội kịch liệt phản đối Mỹ - Khánh giết Nguyễn Văn Trỗi, đòi trả tự do ngay cho anh Lê Hồng Tư"
Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi: Hãy nhớ lấy lời tôi!
Bức ảnh chị Quyên trước mộ anh Trỗi ở Nghĩa trang Đô Thành hôm 17 tháng 10 năm 1964. Ngày anh Trỗi bị bắn, chị chạy đôn đáo khắp nơi mà không tìm được nơi anh tạm an nghỉ. Hôm sau đọc báo mới hay anh được chôn ở Nghĩa trang Đô Thành. Sớm 17 tháng 10 mới tìm thấy mộ anh. Gia đình đã chọn chùa Pháp Vân để cầu siêu cho anh. Sau đó, chị đưa ba anh về quê ở miền Trung. Đầu năm 1965, tổ chức cho chị thoát ly ra vùng giải phóng. Đêm 29 tháng Chạp, chị bí mật lên đường ra "R" (chiến khu)
Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi: Hãy nhớ lấy lời tôi!
Hai cuốn sách "Sống như anh" viết về cuộc đời anh Trỗi và "Từ tuyến đầu Tổ quốc" cùng chiếc ba lô và đôi dép cao su là những vật dụng thân thiết của mỗi chiến sĩ tham gia cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ
Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi: Hãy nhớ lấy lời tôi!
Chị Phan Thị Quyên với nhà văn, đạo diễn Luis Correa (người trong cuộc vụ "Bắt cóc Smolen") - Ảnh: Đại sứ quán Venezuela

Với du kích quân Venezuela, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam là nguồn cổ vũ, động viên vô cùng to lớn.

Lực lượng Vũ trang giải phóng dân tộc Venezuela (FALN) dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Luis Correa đã lên kế hoạch để 12 thành viên FALN bắt cóc tùy viên quân sự Mỹ Smolen nhằm đòi Nhà Trắng trả tự do cho anh Nguyễn Văn Trỗi. Mỹ tuyên bố đồng ý với điều kiện của FALN nhưng trên thực tế đã mở chiến dịch săn lùng. Ngay sau khi Smolen được thả ba ngày, anh Trỗi đã bị xử bắn, 12 du kích tham gia vụ bắt cóc Smolen năm đó đều bị bắt và một người đã hy sinh.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Bình luận

avatar-comment
Nước mắt khô. Truyện ngắn của Quế Hương

Nước mắt khô. Truyện ngắn của Quế Hương

Baovannghe.vn - Hôm ấy thứ sáu – cô đang chùi cửa kính. Ở quê nhà một năm cô chỉ chùi một lần vào cuối tháng chạp để đón Tết. Bụi. Mặc. Quay cuồng theo cơm áo hơi đâu mà để ý cửa bẩn hay sạch.
Giới trẻ đang xem gì?

Giới trẻ đang xem gì?

Baovannghe.vn- Báo chí đang như nào? Văn học đang như thế nào? Điện ảnh đang như nào? Các sân khấu kịch đang như thế nào? Cả Hà Nội có mỗi 2 cái sân khấu có những suất kín khán giả. Tôi vẫn nhớ một đêm, hết buổi diễn, ông giám đốc nhà hát, NSND Xuân Bắc đứng tự sự, rằng chúng tôi nhiều khi cũng tủi thân lắm, kiếm được tiền ở đâu chứ không phải ở đây, dù đây là cái nghiệp, cái cuộc đời.
Lời thì thầm của gió - Thơ Nguyễn Nhã Tiên

Lời thì thầm của gió - Thơ Nguyễn Nhã Tiên

Baovannghe.vn- Vườn xanh gió kể đời cây/ sương gieo trên cỏ gọi ngày hoa niên
Xưng “tôi” – một đặc quyền dành cho nam giới

Xưng “tôi” – một đặc quyền dành cho nam giới

Baovannghe.vn - Đầu thế kỉ XX là một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử xã hội Việt Nam. Trong đó, không thể không kể tới những chuyển biến đáng kể trong cách nhìn nhận lại về vấn đề giới/giới tính cũng như việc tư duy và đặt định lại các vai trò giới.
Thi hành Luật Di sản văn hóa: Hướng đến sự thống nhất, hiệu quả

Thi hành Luật Di sản văn hóa: Hướng đến sự thống nhất, hiệu quả

Baovannghe.vn - Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã ký Quyết định số 723/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa.