Diễn đàn lý luận

Bài thơ “Cỏ ướt” của Trần Quốc Thực. Lời bình của Trần Tuệ Anh

Trần Tuệ Anh
Tác phẩm và dư luận
06:00 | 24/08/2024
Baovannghe.vn - Trần Quốc Thực là nhà thơ khiến tôi có nhiều nghĩ ngợi. Nghĩ ngợi về người. Nghĩ ngợi về nghề. Nếu trong khuôn khổ của chuyên mục bình thơ mà nói về điều đó e không đủ và lạc đề. Nhưng để đến với một bài thơ có lẽ cũng nên có đôi chút suy ngẫm về tác giả bài thơ đó. Bởi, mỗi tác phẩm nếu chưa là một giá trị văn chương thì chí ít cũng là một giá trị ngôn ngữ đã được trình diện, còn tác giả của bài thơ, đúng hơn là mọi con người đều là một giá trị trong cuộc đời này.
aa
Bài thơ “Cỏ ướt” của Trần Quốc Thực. Lời bình của Trần Tuệ Anh
Nhà thơ Trần Quốc Thực (1948-2007)

CỎ ƯỚT

TRẦN QUỐC THỰC

Mưa cứ như không.Trên đê

Nhìn xa, ai hay cỏ ướt

Chỉ thấy nắng lên thoa mát

Không gian, mặt cỏ, dáng mình.

Em ngắm hoài lên đê xanh

Anh ngó hoài sang con mắt

Chỉ thấy bờ mi em rung

Bấy giờ mới tin cỏ ướt.

Lời bình của TRẦN TUỆ ANH

Trần Quốc Thực là nhà thơ khiến tôi có nhiều nghĩ ngợi. Nghĩ ngợi về người. Nghĩ ngợi về nghề. Nếu trong khuôn khổ của chuyên mục bình thơ mà nói về điều đó e không đủ và lạc đề. Nhưng để đến với một bài thơ có lẽ cũng nên có đôi chút suy ngẫm về tác giả bài thơ đó. Bởi, mỗi tác phẩm nếu chưa là một giá trị văn chương thì chí ít cũng là một giá trị ngôn ngữ đã được trình diện, còn tác giả của bài thơ, đúng hơn là mọi con người đều là một giá trị trong cuộc đời này. Khi Trần Quốc Thực còn sống, tôi không thân với ông nhưng cũng có chút quan sát về ông. Nói về người, dường như Trần Quốc Thực là con người đầy mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn giữa người thơ và phi thơ. Nói về nghề, dường như ông là người bước đi trên ranh giới giữa cái mới và cũ. Đã có lúc ông bước chân sang bên phải nhiều hơn rồi lại giật mình đưa chân sang trái, để rồi cũng làm được điều gì đó của riêng mình. Không cực đoan bảo thủ, không quyết liệt bứt phá nhưng là người có nhiều trăn trở với nghề, mong mỏi tiến lên phía trước. Con người đó có thể ẩu với cuộc đời mình nhưng dường như lại kĩ với con chữ. Đó là quan sát của tôi về Trần Quốc Thực, sẽ có người đồng ý và có người khó chịu phản bác. Khi ông còn sống, tôi từng được nghe ông đọc một bài thơ, và mới đây tình cờ được đọc lại, đó là bàiCỏ ướt. Và, dường như với bài thơ này Trần Quốc Thực cũng đang đi giữa cái vạch ranh giới mà tôi đã nói ở trên.

Đọc xong bài thơ Cỏ ướt, một cảm giác buồn man mác lan tỏa. Cái sự buồn man mác đó nó cũng nhẹ nhàng như mưa bụi, như nắng mới, như màu xanh mơn mởn trên bãi cỏ triền đê của mùa xuân (mưa cứ như không, nắng lên thoa mát, đê xanh). Đây là một bài thơ không có gì đặc biệt, với lời thơ tả, bốn câu thơ đầu là tả cảnh còn bốn câu thơ sau miêu tả tâm trạng của đôi trai gái. Cấu tứ bài thơ có vẻ cổ điển nhưng câu chữ, cách cấu tạo hình ảnh lại mới. Bài thơ không đặc biệt nhưng lại có sức gợi, kéo người đọc vào câu chuyện của đôi trai gái trong một không gian lãng mạn của mùa xuân. Đọc xong bài thơ, người đọc cảm thấy không yên một cách bâng khuâng vì hình như có điều gì đang xảy ra giữa đôi trai gái. Họ im lặng bên nhau, chỉ có ánh mắt và con tim là đang nói. Dường như có một chút giận hờn, dường như có một chút lỗi lầm và dường như có cả chút ăn năn. Có lẽ hai câu thơ cuối là hai câu thơ hay nhất trong bài: “Chỉ thấy bờ mi em rung/ bấy giờ mới tin cỏ ướt”. Bờ mi em rung nghĩa là bờ mi em mới chỉ đang ngấn lệ. Có một chút kìm nén trong lòng người con gái. Hình ảnh người con gái đã trở thành trung tâm trong bức tranh mùa xuân. Tâm trạng của đôi trai gái đã xâm lấn toàn bộ không khí mùa xuân. Hình ảnh đó, tâm trạng đó đã làm mờ đi bức tranh xuân, chỉ còn lại cái nhân tình. Thực ra với câu thơ “Bấy giờ mới tin cỏ ướt” thật khó để bình trúng ý tác giả, nhưng với thơ ca đâu cần phải mổ xẻ tiểu tiết và chuẩn xác theo kiểu 1+1=2. Dẫu sao thì đó là một câu thơ gợi, gieo vào lòng người đọc toàn bộ ý tứ của bài thơ. Một bài thơ đơn giản nhưng lại không bị nôm na mà trái lại khiến người đọc cảm nhận nó một cách tinh tế, nhẹ nhàng, thấm từng câu, thấm từng hình ảnh, thấm từng trạng thái cảm xúc. Liệu như vậy đã đủ gọi là bài thơ hay chưa nhỉ?

Trần Tuệ Anh | Báo Văn nghệ

---------

Bài viết cùng chuyên mục:

Nhà thơ Trinh Đường: Nhập thân vào đất nước để nhập thần vào thơ "Đồng dao cho người lớn" - Thơ Nguyễn Trọng Tạo Người thơ ấy đã nhặt từng con chữ Bài thơ "Làm dâu" của Trần Mạnh Hảo - Lời bình Đặng Toán Người đàn bà làm thơ ấy không còn dệt vải
Bộ GD&ĐT: Đề xuất quy định bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo

Bộ GD&ĐT: Đề xuất quy định bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo

Baovannghe.vn - Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo.
Hà Nội: Biểu diễn nhiều chương trình nghệ thuật dịp 30/4 và 1/5

Hà Nội: Biểu diễn nhiều chương trình nghệ thuật dịp 30/4 và 1/5

Baovannghe.vn - Các chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước sẽ mang đến công chúng những tác phẩm ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh và tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
Khai mạc triển lãm "Nghe vải kể chuyện"

Khai mạc triển lãm "Nghe vải kể chuyện"

Baovannghe.vn - Sáng 2/4, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh Nghe vải kể chuyện của họa sĩ Trần Thanh Thục.
Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc"

Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc"

Baovannghe.vn - Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ VHTT&DL đã tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Baovannghe.vn - Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định muốn hòa bình và phát triển thì phải mở cửa với bên ngoài, hợp tác với các quốc gia khác, trong đó hội nhập quốc tế là hình thức, trình độ phát triển cao của hợp tác quốc tế. Baovannghe điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm.