Diễn đàn lý luận

Bài thơ “Cuối rễ đầu cành” của Bế Kiến Quốc

Trần Bá Giao
Tác phẩm và dư luận
11:00 | 08/04/2025
Baovannghe.vn - Bế Kiến Quốc đã rời xa cuộc đời này. Bài thơ Cuối rễ đầu cành là dấu ấn của anh trong bước đường thơ...
aa

CUỐI RỄ ĐẦU CÀNH

BẾ KIẾN QUỐC

Vươn mãi vào bể sâu

Cái rễ non tìm đường cho cây

Qua sỏi đá có khi tướp máu

Hướng mãi lên chiều cao

Cái cành non vượt mưa đông nắng hạ

Nảy chiếc lá như người sinh nở

Ai đang ngồi hát trước mùa xuân

Cuộc đời như thể tự nhiên xanh

Những cơn đau nơi cuối rễ đầu cành....

LỜI BÌNH

Bài thơ “Cuối rễ đầu cành” của  Bế Kiến Quốc
Cây xanh vươn lên trên thân gỗ mục giữa mênh mông sông nước. Ảnh Khoahoc.tv

Bài thơ Cuối rễ đầu cành của Bế Kiến Quốc được đặt tên cho cả một tập thơ của anh đủ biết Bế Kiến Quốc đã gửi gắm những suy tư đã được anh chắt lọc qua cuộc sống để mong muốn truyền tải với mọi người một thông điệp: Cuối rễ đầu cành làm nên vẻ đẹp của cây, là nơi nuôi sự sống cho cây. Con người cần hiểu điều ấy, để hiểu và biết ơn nơi cuối rễ đầu cành.

Bài thơ ngắn, gồm 3 khổ thơ với 10 câu thơ:

Khổ thơ đầu nói về nơi cuối rễ:

Vươn mãi vào bể sâu

Cái rễ non tìm đường cho cây

Qua sỏi đá có khi tướp máu

Ba câu thơ làm nên một khổ thơ vừa tự sự lại vừa trữ tình. Nhà thơ nói về rễ cây, cho người đọc thấy được đường đi của rễ, sự trưởng thành của rễ. Bình thường vạn vật thường hướng lên trời, nhưng rễ cây lại đi vào bể sâu. Đi vào bể sâu với hình ảnh: vươn mãi. Chỉ có 2 từ thôi, nhưng Bế Kiến Quốc đã cho ta thấy ý chí và nghị lực của rễ cây. Lý do gì mà rễ phải làm như vậy, ngay từ lúc bắt đầu là rễ non (khi cây mới bén rễ). Bởi rễ đang tìm đường cho cây; nghĩa là đang làm cái việc: hút các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Câu thơ giản dị mà giàu ý nghĩa để dẫn tới câu thơ thứ 3 của khổ thơ cũng là câu kết của khổ thơ: Qua sỏi đá có khi tướp máu. Đây là một câu thơ giàu sức liên tưởng. Nói về rễ cây, những nhà thơ đâu có nói về một cây cụ thể. Thi sĩ nói đến cái chung của rễ cây, không kết luận, không khẳng định mà nói đến một khái niệm phán đoán nhưng rất thực tế: có khi tướp máu. Đó là một thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa - dòng nhựa của rễ cây như máu của con người vậy. Khổ thơ đầu đã hé lộ dụng ý của tác giả nói về đời cây nhưng cũng là nói về con người đó thôi.

Cây đâu chỉ có rễ; cây còn có thân có cành; Bế Kiến Quốc tiếp tục nói về cây ở khổ thơ thứ hai:

Hướng mãi lên trời cao

Cái cành non vượt mưa đông nắng hạ

Nảy chiếc lá như người sinh nở

Vẫn là thủ pháp ẩn dụ và nhân hóa; nói về cây ở đây là nói tiếp về một bộ phận khác: đầu cành. Cái hay của bài thơ là nói đến chiều kích khác, một hướng khác của cây. Nếu rễ cây đi sâu vào lòng đất để nuôi nhựa sống cho cây, thì cành lại vươn cao lên trời (chiều ngược lại với rễ) để tiếp thu ánh sáng mặt trời qua các mùa trong năm- Hình tượng mưa đông nắng hạ vừa hiện thực lại vừa có ý nghĩa khái quát về những thời gian khó khăn của một đời cây. Hình tượng nảy chiếc lá được ví như người sinh nở là một hình tượng đẹp giàu chất nhân văn. Cây cũng như người có đời sống. Có được cây lớn phải trải bao diễn biến để khẳng định sự sống của mình. Vẫn tiếp tục là mạch thơ ngắn gọn, giản dị nhưng giàu hình tượng; khổ thơ thứ hai của bài thơ dường như đã nói đủ về một đời cây. Sức hấp dẫn của bài thơ được ẩn chứa ở lời thơ chân thực giản dị nhưng vẫn giàu hình tượng; chạm được trái tim người đọc. Bế Kiến Quốc là nhà thơ giàu cảm xúc và luôn chọn những hình tượng thơ gây ấn tượng. Bài thơ ghi dấu bước đường thơ của anh là bài thơ anh được giải thưởng của báo Văn nghệ, bài thơ: “Những dòng sông”: Sinh ở đâu mà ai cũng anh hùng?/ Tất cả trả lời: Sinh bên một dòng sông.

Dòng sông mà Bế Kiến Quốc nói đến ở đây là những dòng sông trên khắp đất nước Việt Nam - Dòng sông biểu tượng cho quê hương

Trở lại với bài thơ Cuối rễ đầu cành, thi sĩ Bế Kiến Quốc kết lại bài thơ ở khổ thơ thứ 3 - khổ thơ cuối bằng những câu thơ mang tính triết luận sâu sắc và giàu sức biểu cảm:

Ai đang ngồi hát trước mùa xuân

Cuộc đời như thể tự nhiên xanh

Chỉ có đất yêu cây thì đất biết

Những cơn đau nơi cuối rễ đầu cành...

Mở đầu ở khổ thơ thứ 3 là một hình ảnh gợi mở: Ai đang ngồi hát trước mùa xuân. Đó là lời nhắn với ai cứ nghĩ một cách đơn giản: Cuộc đời như thể tự nhiên xanh. Bế Kiến Quốc muốn nhắn gửi rằng: Không phải thế đâu? Không phải thế!.

Hai câu kết chính là lời lý giải cho một cách hiểu về cuộc đời về cuộc sống ở thế gian này.

Chỉ có đất yêu cây thì đất biết

Những cơn đau nơi cuối rễ đầu cành....

Lời thơ thật sâu sắc, gợi cho ta sự liên tưởng: đất yêu cây thì đất biết giống như con người qua gian nan, khốn khó mới hiểu giá trị của cuộc đời, mới trân trọng hạnh phúc mà ta có được trong cuộc đời như đất biết: Những cơn đau nơi cuối rễ đầu cành. Bế Kiến Quốc đã rời xa cuộc đời này. Bài thơ Cuối rễ đầu cành là dấu ấn của anh trong bước đường thơ của anh. Cảm ơn nhà thơ Bế Kiến Quốc đã cho ta hiểu giá trị lớn lao của những việc làm qua gian khó, vươn lên trong cuộc sống của những ai biết trân quý cuộc đời này.

Bản tin Văn nghệ ngày 25/4/2025

Bản tin Văn nghệ ngày 25/4/2025

Baovannghe.vn -Tổ chức Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Non sông gấm vóc - Một dải vinh quang"... là sự kiện được điểm trong bản tin ngày 25/4
Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền VHNT Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước

Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền VHNT Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước

Baovannghe.vn - Khai mạc Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước tại Nhà Quốc hội.
Vĩ Tuyến một cánh đồng - Thơ Phan Duy

Vĩ Tuyến một cánh đồng - Thơ Phan Duy

Baovannghe.vn- Tôi bất giác nghĩ về vĩ tuyến/ theo cái nghĩa đơn thuần như để chia đôi
Khai mạc triển lãm “50 năm văn học, nghệ thuật Việt Nam đồng hành với dân tộc” tại Nhà Quốc hội

Khai mạc triển lãm “50 năm văn học, nghệ thuật Việt Nam đồng hành với dân tộc” tại Nhà Quốc hội

Baovannghe.vn - Triển lãm "50 năm văn học, nghệ thuật Việt Nam đồng hành với dân tộc" diễn ra vào ngày 25/4 tại sảnh Nhà Quốc hội (Ba Đình, Hà Nội).
Tọa đàm khoa học “Thành tựu Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa 50 năm đồng hành cùng đất nước 1975 - 2025”

Tọa đàm khoa học “Thành tựu Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa 50 năm đồng hành cùng đất nước 1975 - 2025”

Baovannghe.vn - Sáng ngày 24 tháng 4 năm 2025, tại khách sạn Sao Mai (Tp. Thanh Hóa) Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề: Thành tựu Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa trong hành trình 50 năm đồng hành và phát triển cùng đất nước1975 - 2025