Diễn đàn lý luận

Bài thơ “Em gái” của Đoàn Thị Lam Luyến

Phạm Minh Trị
Tác phẩm và dư luận 07:17 | 08/12/2024
Baovannghe.vn - Người phụ nữ nào cũng thế: Cũng yêu chí chết cái người mình yêu. Đó là sự tất yếu mang tính phổ biến của người phụ nữ đẹp và biết mình đẹp.
aa

EM GÁI

ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN

Bài thơ “Em gái” của Đoàn Thị Lam Luyến
Bức tranh “Hai chị em gái” của họa sĩ Lê Phổ được thực hiện năm 1940.

Em đầy ngộ nhận như tôi

Cũng yêu chí chết cái người mình yêu

Cũng tìm những lối phong rêu

Để rồi bước trật bước trèo uổng công

Mắt thì thăm thẳm mùa đông

Trái tim mùa hạ, tấm lòng mùa thu

Mùa xuân ở phía sa mù

Mà băng tuyết… đến bao giờ cho tan?

Gặp cơ nhỡ em cưu mang

Em đâu biết đến lỡ làng về sau

Em đương lấy sóng làm cầu

Khơi xa làm bến, đáy sâu làm thuyền

Lấy khao khát để làm yên

Đem duyên làm phúc, lấy tiền làm khinh

Rồi ra em giống chị mình

Lấy bấy nhiêu cái thất tình làm vui

LỜI BÌNH

Bài thơ như một lời tâm tình, giãi bày những suy tư trăn trở… mà chính mình đã trải qua, đã chiêm nghiệm trong cuộc đời đối với đứa em gái xem ra chẳng khác mình là bao.

Lời thơ của Đoàn Thị Lam Luyến mộc mạc, chữ nghĩa chân chất dễ hiểu nhưng càng đọc càng lắng sâu cái tình của người chị gái vì đã trải qua nhiều chặng vấn vương, truân chuyên, gập ghềnh, có nhiều kinh nghiệm ước muốn em mình sẽ khác chăng?

Người phụ nữ nào cũng thế: Cũng yêu chí chết cái người mình yêu. Đó là sự tất yếu mang tính phổ biến của người phụ nữ đẹp và biết mình đẹp. Là đặc trưng mang nét riêng chỉ có ở phái đẹp. Yêu rồi là bất kể, giống như ngọn nến cháy hết sáng, hết ruột gan. Từ “chí chết” sao hay đến thế. Vừa cụ thể vừa khái quát. Vừa mộc thô, vừa sâu sắc. Vừa nghiêm lại vừa thấp thoáng nụ cười mỉm của người biết làm duyên vì thấy mình đẹp.

Lối so sánh của Đoàn Thị Lam Luyến vừa lạ vừa quen. Tác giả lấy đông lạnh giá để so sánh với mắt, còn gì hay hơn để nói về sự đợi chờ mỏi mòn, cô đơn, đằng đẵng. Lấy mùa hạ so với trái tim, mùa thu so với tấm lòng. Ta thấy lạ ở chỗ: tác giả dùng hình ảnh mùa của tự nhiên mang tính kế tiếp, rộng hầu như không có giới hạn để nói, để so, để đối chiếu với cái nhỏ cụ thể mang tính hữu hạn của con người. Vậy mới biết cái tình nó rộng lớn, mạnh, bám riết lấy thân phận con người đến thế nào, đặc biệt đối với những người phụ nữ vừa đẹp, vừa tài hoa.

Kết thúc bài thơ là từ “vui” nhưng cái “vui” ấy gói biết bao cái đắng cay, truân chuyên, gian nan, biết bao bước trật, bước trèo uổng công. Một bài thơ đã đọc là ám ảnh cứ theo hoài mãi.

Họp báo quốc tế về sửa đổi hiến pháp và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Họp báo quốc tế về sửa đổi hiến pháp và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Baovannghe.vn - Sáng 17/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức họp báo quốc tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
Đọc truyện: Chuyện kể lúc nửa đêm - Truyện ngắn của Trịnh Quang Thành

Đọc truyện: Chuyện kể lúc nửa đêm - Truyện ngắn của Trịnh Quang Thành

Baovannghe.vn - Giọng đọc và hậu kỳ: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Bộ GD&ĐT: Tổ chức thật tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ GD&ĐT: Tổ chức thật tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Baovannghe.vn - Ngày 16/6, Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 đã họp với sự chủ trì của Thứ trưởng Thường trực Phạm Ngọc Thưởng - Trưởng Ban Chỉ đạo.
Bụi Phấn - Thơ Quang Huy

Bụi Phấn - Thơ Quang Huy

Baovannghe.vn- Ngày xưa tóc ngắn áo buông dài/ Hành lang nắng đổ mắt xa xăm
Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9

Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9

Baovannghe.vn - Ban chỉ đạo Trung ương Kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 vừa ban hành Quyết định phê duyệt đề án tổng thể các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/92025).