Đó là thông tin được UBND tỉnh Lâm Đồng công bố tại buổi họp báo diễn ra ngày 19 - 9, Sự kiện sẽ diễn ra xuyên suốt tháng 12-2024 và kết thúc vào dịp đầu năm mới 2025 với hàng loạt chương trình.
Theo đó, Festival hoa Đà Lạt lần này với chủ đề “Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu” được tổ chức với 10 chương trình chính: lễ khai mạc; chương trình nghệ thuật chào năm mới 2025 kết hợp Festival hoa Đà Lạt.
Festival hoa Đà Lạt lần này với chủ đề “Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu” |
Festival hoa Đà Lạt là dịp phát huy phong cách văn hóa người Đà Lạt: “Hiền hòa, thanh lịch, mến khách”. Festival hoa Đà Lạt có 12 chương trình hưởng ứng, tiêu biểu như: mùa hội cỏ hồng Langbiang (huyện Lạc Dương); lễ hội âm nhạc Hàn Quốc - Đà Lạt 2024; liên hoan các ban nhạc giai điệu bazan; giải chạy Lâm Đồng trail 2024, giải chạy Tài Năng trail… BTC kỳ vọng, đây sẽ là lễ hội văn hóa, du lịch nhằm quảng bá hình ảnh Đà Lạt - Lâm Đồng đến với du khách trong nước và quốc tế. |
Điểm nhấn của lễ hội hoa, chính là không gian hoa quanh hồ Xuân Hương và các tuyến phố, công viên trung tâm; chương trình nghệ thuật Bảo Lộc hương trà, sắc tơ; Phố rượu vang, trà, cà phê, đặc sản Đà Lạt; giao lưu văn hóa nghệ thuật Đà Lạt - Chuncheon (Hàn Quốc); carnaval đường phố; và Hội thảo quốc tế “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên đến đa dạng sinh học và văn hóa địa phương”…
Đại diện UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, với Festival hoa Đà Lạt, tỉnh đang hướng tới việc tôn vinh những giá trị về hoa, nghề trồng hoa Đà Lạt, tạo cơ hội để những người sản xuất, kinh doanh hoa, nông sản đặc thù của địa phương được giao lưu, hội nhập quốc tế.
Bảo tàng Mỹ Thuật Đà Nẵng vừa tổ chức triển lãm chương trình sáng tác và triển lãm tranh trực họa chủ đề “Nét đẹp Đà Nẵng” với sự góp mặt của 20 họa sĩ đến từ các tỉnh, thành: TP.HCM, Thái Bình, Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng.
Tác phẩm Bến cá Thọ Quang chất liệu Acrylic (Trần Hữu Cân) |
Triển lãm trưng bày 28 bức tranh của hơn 20 họa sĩ khắc họa cảnh đẹp thiên nhiên, con người Đà Nẵng. Đây là những bức tranh hết sức chân thật, và là những xúc cảm riêng của các họa sĩ về thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đổi mới, nói lên kỳ vọng về sự phát triển trong tương lai của thành phố trẻ năng động. Đồng thời quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, chiều sâu văn hóa, lịch sử, tôn vinh những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển của thành phố Đà Nẵng, góp phần quảng bá hình ảnh của thành phố đến du khách trong và ngoài nước.
Trước đó, để có những tác phẩm xuất hiện tại triển lãm, BTC đã xây dựng Chương trình sáng tác tranh trực họa cho triển lãm từ ngày 12 đến hết 17 - 9 . Trong thời gian này, các họa sĩ đi thực tế sáng tác tại các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa, công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố. Kết quả, có 66 bức tranh trực họa ra đời. Sau quá trình tuyển chọn kỹ lưỡng, bảo tàng lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu để đưa vào quỹ hiện vật của bảo tàng; đồng thời trưng bày, giới thiệu đến công chúng yêu mỹ thuật 28 tác phẩm xuất sắc nhất.Triển lãm kéo dài đến hết ngày 10-10.
Ghi nhận tại triển lãm, sau hoạt động trưng bày, BTC sẽ chấm chọn những tác phẩm tiêu biểu để đưa vào quỹ hiện vật của Bảo tàng Đà Nẵng.
Đã có 26 nhà biên kịch, đạo diễn sân khấu, điện ảnh, truyền hình; nhà văn; nhà lý luận, phê bình đến từ 17 đơn vị trong cả nước tham dự trại sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Lạt (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, từ ngày 12- 19/9. Đây là những tác phẩm được Hội đồng thẩm định, BTC đánh giá cao.
24 tác phẩm được hình thành từ trại sáng tác |
Trại sáng tác là hoạt động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới; kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021; cụ thể hóa Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030; đồng thời, thu hút, phát huy tối đa sức mạnh của đội ngũ văn nghệ sĩ sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật chất lượng, có quy mô, tầm vóc và tư tưởng lớn. |
Từ sự nghiêm túc trong lao động sáng tạo và giá trị của những kịch bản do các trại viên vừa hoàn thành, BTC kỳ vọng, trại sáng tác tiếp tục truyền lửa cho thế hệ trẻ vững vàng cây bút trên con đướng sáng tạo văn chương của mình.
Được biết, đây là cuộc sinh hoạt chuyên môn nghề nghiệp, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, truyền cảm hứng trong lĩnh vực sáng tác kịch bản văn học. Thông qua hoạt động trao đổi chuyên môn, các trại viên càng nhận rõ tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng tác phẩm để tạo ra những vở diễn hay, có sức lôi cuốn, hấp dẫn khán giả.
Tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM" do Sở Văn hóa - Thể thao và Hội Sân khấu TP HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của hơn 100 văn nghệ sĩ, các nhà chuyên gia về nghiên cứu sân khấu, các nhà báo chuyên viết về văn học nghệ thuật.
Đã có 8 tham luận cùng với 14 ý kiến phát biểu tại tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển sân khấu cải lương tuồng cổ trên địa bàn TP HCM" |
Tại buổi tọa đàm, 8 tham luận cùng với 14 ý kiến phát biểu, phản ánh rõ tâm tư, khát vọng của những người làm nghệ thuật đã đặt vấn đề về thực trạng, trình bày cụ thể về những tồn tại của sân khấu cải lương lịch sử, tuồng cổ, như: thiếu rạp hát đầy đủ công năng; thiếu kịch bản mới hay và hấp dẫn; một số sân khấu chạy theo thị hiếu khán giả nên chưa chú trọng thực hiện vở diễn có nội dung mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam; công tác đào tạo chuyên sâu đối với các tác giả, nhạc sĩ - nhạc công sân khấu tuồng cổ bị buông lỏng… đã được đặt ra và tìm thấy được tiếng nói chung trong đại biểu, nhà nghiên cứu, quản lý tham dự hội thảo.
Trong bối cảnh phải cạnh tranh với nhiều loại hình giải trí, sân khấu truyền thống nói chung, Cải lương, Tuồng cổ nói riêng khó trụ vững nếu không nhận được sự đầu tư của Nhà nước, sự yêu mến của khán giả- người yêu nghệ thuật. Do đó, đại diện UBND thành phố Hồ Chí Minh cho biết, năm 2025 thành phố sẽ chú trọng đầu tư cho các sáng tác văn học nghệ thuật đề tài sử Việt, trong đó có cải lương tuồng cổ. Đây sẽ là động lực, khuyến khích sự sáng tạo của các đơn vị công lập và ngoài công lập nhằm có được nhiều vở diễn mới, có giá trị cao về nghệ thuật.
Bùi Quyên | Báo Văn Nghệ
------------
Bài viết cùng chuyên mục: