Văn hóa nghệ thuật

Bản tin Văn nghệ: Điểm tựa Việt Nam hướng về đồng bào vùng lũ

Bùi Quyên
Âm nhạc
16:38 | 15/09/2024
Baovannghe.vn - "Điểm tựa Việt Nam" là những câu chuyện thực tế, hình ảnh sinh động từ chính tâm bão, tâm lũ, nơi người dân đang phải đối diện với nỗi đau và sự tỏa sáng của nghĩa đồng bào
aa

"Điểm tựa Việt Nam" hướng về đồng bào vùng bão, lũ

Điểm tựa Việt Nam diễn ra vào 20h tối 15.9, trên VTV3. Chương trình do Đài truyền hình Việt Nam thực hiện nhằm chia sẻ những câu chuyện chân thực, gửi gắm thông điệp về tình người trong khó khăn.

Bản tin Văn nghệ: Điểm tựa Việt Nam hướng về đồng bào vùng lũ
Điểm tựa Việt Nam sẽ mang tới những câu chuyện thực tế, những hình ảnh sinh động từ chính tâm bão, tâm lũ

Ghi nhận từ BTC, Điểm tựa Việt Nam sẽ mang tới những câu chuyện thực tế, những hình ảnh sinh động từ chính tâm bão, tâm lũ, nơi người dân đang phải đối diện với nỗi đau và sự tàn phá của thiên nhiên. Đồng thời, sẽ nói lên tinh thần quên mình vì người dân của các lực lượng vũ trang và của chính quyền, nhân dân vùng lũ thông qua các cuộc phỏng vấn, điện thoại trực tuyến, giao lưu trực tiếp.

BTC cho biết, một trong những điểm nhấn của chương trình là việc tôn vinh tinh thần lăn xả của các lực lượng cứu nạn, cứu hộ như bộ đội, công an, chính quyền địa phương, dân quân và các tình nguyện viên.

Khách mời trong chương trình gồm có đại diện của chính quyền và nhân dân những vùng chịu thiên tai; đại diện các lực lượng đang ngày đêm bám sát địa bàn cứu trợ nhân dân cùng nhiều lực lượng khác. Và có sự tham dự đồng hành của nhiều nghệ sĩ như: Ca sĩ Hồng Nhung, Tùng Dương, Văn Mai Hương, Đông Hùng, nhóm MTV, nhạc sĩ Dương Cầm và nhiều nghệ sĩ khác. Trong đó có những nghệ sĩ vừa đi cứu trợ trở về, có những nghệ sĩ đã dành tấm lòng đóng góp cho đồng bào.

Tổ chức chương trình "Trung thu không xa cách"

Ngày 17/9 tại Nhà hát Hồ Gươm sẽ diễn ra chương trình "Trung thu không xa cách". Các nghệ sĩ biểu diễn không thù lao, tiền bán vé, tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm… sẽ được dành tặng người dân thông qua các tổ chức uy tín.

Bản tin Văn nghệ: Điểm tựa Việt Nam hướng về đồng bào vùng lũ
Các nghệ sĩ biểu diễn không thù lao, tiền bán vé, tiền ủng hộ của các nhà hảo tâm… sẽ được dành tặng người dân thông qua các tổ chức uy tín

Theo chia sẻ của NSND Xuân Bắc, chương trình tạp kỹ đặc biệt có các nghệ sĩ rối, xiếc, ảo thuật, các nghệ sĩ đạt giải CLB sao tuổi thơ, các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam... "Với việc tổ chức sự kiên, chúng tôi mong muốn dựng tiểu phẩm về sự sẻ chia trong bão lũ, có thể là hình ảnh người chiến sĩ đi cứu trợ, sự cảm thông sẻ chia của 2 cậu bé bỏ tiền tiết kiệm của mình với đồng bào vùng lũ, có thể có những tiểu phẩm cụ thể chính là những câu chuyện đã xảy ra trong thời gian vừa qua, vừa toát lên tinh thần chia sẻ, tình đoàn kết, tương thân tương ái tốt đẹp của dân tộc ta", NSND Xuân Bắc cho biết.

"Trung thu không xa cách" chính là món quà các nghệ sĩ gửi đến các em trong bối cảnh rất có thể nhiều trẻ em sẽ không có được mùa Trung thu trọn vẹn do mưa bão. E kip thực hiệnmong các em không chỉ vẫn có một mùa trung thu đáng nhớ, mà còn nhận thức về sự sẻ chia. Và dù khó khăn, vừa trải qua lũ lụt kinh hoàng nhưng chúng ta vẫn cần sức mạnh tinh thần để vượt qua

Mang Trung thu đến từ trang sách

Nhà xuất bản Kim Đồng vừa ra mắt nhiều ấn phẩm với nội dung, thông điệp ý nghĩa dành cho thiếu nhi mùa Trung thu.

“Ngôi làng trăng méo” là cuốn tranh truyện của May, họa sĩ Thư Cao vẽ minh họa. Ngôi làng trăng méo trên trời cao là nơi ở của hàng trăm mặt trăng. Mỗi năm, bạn trăng đẹp nhất sẽ được chọn để tỏa sáng trong đêm Trung Thu. Và trong ngôi làng ấy có một bạn Trăng méo mó, còi cọc. Bạn ấy chưa bao giờ được chọn. Và Trăng còi thường trốn vào những áng mây sống đời buồn tủi. Ngôi làng trăng méo sẽ là những câu chuyện thú vị về giá trị của mỗi người trong tập thể và chỉ cần nỗ lực và nhận được sự tin tưởng, thì ai cũng sẽ tìm được thời khắc tỏa sáng rực rỡ, mang đến niềm vui cho mọi người.

Bản tin Văn nghệ: Điểm tựa Việt Nam hướng về đồng bào vùng lũ
Ngôi làng trăng méo sẽ là những câu chuyện thú vị về giá trị của mỗi người trong tập thể

“Em vui Tết Trung thu” thể hiện những hoạt động thú vị như tìm hình, so sánh, tô màu, nối số… Phần minh hoạ sống động với những nhân vật, chi tiết quen thuộc trong ngày Rằm tháng Tám như chú Cuội, chị Hằng, đèn ông sao, đèn kéo quân, chú chó bưởi…Bộ sách mang đến những câu chuyện diệu kì được thể hiện thông qua các khung truyện tranh, khơi gợi trí tò mò trong con trẻ thêm phần hào hứng khám phá những bí ẩn công nghệ thú vị.

Bản tin Văn nghệ: Điểm tựa Việt Nam hướng về đồng bào vùng lũ
Bộ sách mang đến những câu chuyện diệu kì được thể hiện thông qua các khung truyện tranh

Bộ sách “Ngụ ngôn triết học” mang đến những câu chuyện ẩn dụ gần gũi với đời sống thường ngày, hình tượng hóa các loài động vật quen thuộc để từ đó khéo léo gửi gắm bài học đạo đức, gợi mở những suy ngẫm triết lí trong tâm trí ngây thơ của trẻ em. Đồng thời trả lời vô vàn những thắc mắc của độc giả nhí về các hiện tượng tự nhiên và những con vật xung quanh các em trong cuộc sống.

Bản tin Văn nghệ: Điểm tựa Việt Nam hướng về đồng bào vùng lũ
Bộ sách là món quà Trung thu ý nghĩa

Ngụ ngôn triết học (10 cuốn), chính là món quà Trung thu ý nghĩa giúp các em nắm được kiến thức khoa học, từ đó thấy, triết học thật gần gũi, gắn bó với cuộc sống.

Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy vừa ký ban hành Kế hoạch Tổ chức Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Bản tin Văn nghệ: Điểm tựa Việt Nam hướng về đồng bào vùng lũ
Sự kiện diễn ra từ ngày 15/11 - 24/11/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh minh họa

Mục đích của việc tổ chức Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2024 nhằm góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc; tôn vinh di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam; tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch thiết thực chào mừng 94 năm Ngày Truyền thống - ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024) và kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11); tôn vinh tinh thần đại đoàn kết dân tộc là truyền thống và di sản văn hóa quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Sự kiện diễn ra từ ngày 15/11 - 24/11/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, Tổ chức Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2024

Chương trình sẽ có các hoạt động nổi bật: Chương trình Khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024; Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024; Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; Sắc màu văn hóa lễ hội; trình diễn, giao lưu, giới thiệu văn hóa của các dân tộc; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nam bộ; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Bắc.

Theo dự kiến, tham gia Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2024 có khoảng hơn 200 đồng bào của 17 dân tộc (gồm: Tày, Nùng, Dao, Mông, Mường, Lào, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Cơ Tu, Xơ Đăng, Gia Rai, Raglai, Ê Đê, Khmer, Chơ Ro) của 12 địa phương có đồng bào tham gia hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và phối hợp tổ chức sự kiện (chưa kể đồng bào các địa phương tham dự Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024)./.

Bùi Quyên | Báo Văn Nghệ

--------------

Bài viết cùng chuyên mục:

Bản tin Văn nghệ: Mở trại sáng tác cho các tác giả viết kịch bản văn học năm 2024 Bản tin Văn nghệ: Phát động cuộc thi ảnh " Đất nước ngàn hoa" Bản tin Văn nghệ: Đánh thức những giá trị truyền thống Bản tin Văn Nghệ : "Mật lệnh hoa sữa” nối dài dự án “Vì tình yêu Hà Nội” Bản tin Văn Nghệ: Nghệ thuật góp phần xoa dịu nỗi đau bão lũ
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.
Bé thả diều - Thơ Nguyễn Thủy

Bé thả diều - Thơ Nguyễn Thủy

Baovannghe.vn- Mặt trời dần xuống núi/ Gió đã thổi rì rào/ Trên cánh đồng lúa chín/ Hương thơm toả ngọt ngào.