Đường Sách TP.HCM vừa tổ chức trưng bày và giới thiệu một số tác phẩm về quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của Bản tuyên ngôn độc lập nhân dịp Quốc khánh 2/9.
Tác phẩm trưng bày tại đường sách. Ảnh Intrnet |
Theo đó, các tác phẩm được trưng bày gồm nhiều đầu sách lịch sử cách mạng, trong đó phải kể đến những tác phẩm: Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ; Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập; Hồ Chí Minh và 5 bảo vật quốc gia; 12 cuốn sách trong bộ Vang vọng lời nước non – những câu trích mang giá trị giáo dục và ý nghĩa nhân văn sâu sắc, được tuyển chọn trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập; bộ sách Di sản Hồ Chí Minh;…Ngoài ra, các đơn vị tham dự đường sách cũng giới thiệu đến độc giả tác phẩm tiêu biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…
Hoạt động trưng bày và giới thiệu một số tác phẩm lịch sử, cách mạng tại đường sách, đã góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc; khơi dậy lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống hào hùng của dân tộc tới cán bộ, nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; đồng thời khuyến khích, lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.
Bộ truyện gồm ba tập: Thượng (246 trang), Trung (280 trang) và Hạ (324 trang).
Tập Thượng được tính từ năm 1620: Đây là thời kỳ mở mang và thống nhất giang sơn
Tập Trung được tính từ năm 1859, là thời kỳ giữ gìn và bảo vệ xứ sở
Tập Hạ lại được tính từ năm 1900 là thời kỳ chuyển biến và tái kết nối đứt gãy văn hóa bởi cuộc xâm lược của thực dân Pháp để nối liền mạch sống giống nòi.
Bộ sách gồm 3 tập. Ảnh Internet |
Đất Việt trời Nam liệt truyện được giới nghiên cứu, phê bình lý luận ghi nhận như bộ sử thi anh hùng; phản ánh một cách bao quát và sâu sắc những biến động thời đại, khơi sáng vẻ đẹp tâm hồn và khí phách của nhân dân Nam Bộ hơn ba trăm năm mở mang bờ cõi, bảo vệ và phát triển quê hương. Đất Việt trời Nam liệt truyện giúp bạn đọc nhận ra tâm hồn và khí phách người bình dân Nam Bộ. Họ chân chất, mộc mạc và chân chỉ với đồng ruộng, giống như loài chim sẻ trên đồng ruộng nắng vàng phương Nam và như con trùn đất cày xới, vun bồi đại địa. Đến với “Đất Việt trời Nam liệt truyện”còn cảm nhận được những âm vang tiếng nói hào sảng, cảm khái tính cách phóng khoáng và phẩm chất nhân nghĩa thủy chung của người bình dân châu thổ Cửu Long.
Chính vì vậy, Đất Việt trời Nam liệt truyện đã được coi là khúc dân ca thấm đượm hương vị nắng gió chan hòa của đất đai xứ sở Nam Bộ xưa nay.
Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di dản văn hóa Việt Nam và Công ty CP Kỹ thuật công nghiệp Á Châu đã phối hợp tổ chức cuộc thi, dành cho những người yêu hội họa, khuyến khích các họa sĩ trẻ, sinh viên mỹ thuật tại các trường đại học, cao đẳng chuyên mỹ thuật và các trường văn hóa - nghệ thuật trên phạm vi cả nước, du học sinh Việt Nam ở nước ngoài nhằm tạo sân chơi cho các họa sĩ có cơ hội tìm hiểu, thể hiện tình yêu với di sản văn hóa.
Ở mùa thứ 2, Ban Tổ chức đã quyết định bổ sung thêm 3 giải thưởng Trẻ. Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Để truyền cảm hứng cho các bạn trẻ, sinh viên, học sinh, khuyến khích lớp trẻ yêu quý và quan tâm nhiều hơn đến di sản văn hóa. Năm nay, Ban Tổ chức đã quyết định bổ sung thêm 3 giải thưởng Trẻ |
Tổng giải thưởng cuộc thi trị giá 975 triệu đồng, với 30 giải, gồm có: 1 giải Xuất sắc (100 triệu đồng); 1 giải Nhất (75 triệu đồng); 2 giải Nhì (50 triệu đồng/giải); 3 giải Ba (40 triệu đồng/giải); 20 giải Khuyến khích (10 triệu đồng/giải); 3 giải Trẻ (10 triệu đồng/giải). Các tác phẩm đạt giải sẽ được lựa chọn để triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và một số địa chỉ văn hóa khác.
Cuộc thi vẽ tranh “Di sản văn hóa Việt Nam qua hội họa lần thứ II - năm 2025” được triển khai từ tháng 9/2024 đến 30/9/2025. Lễ tổng kết, triển lãm và trao giải thưởng dự kiến sẽ diễn ra vào dịp kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2025).
Công tác quản lý di tích trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang gặp nhiều khó khăn, việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo một số di tích chưa thực hiện đúng quy định về đầu tư và quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực của ngành là nguyên nhân dẫn đến quyết đinh lập Hồ sơ trình Thủ tướng: Đưa Mo mường vào danh mục " Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp" trình Unesco.
Mo mường được đề nghị ghi danh " Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của UNESCO" Ảnh Internet |
Đây cũng là một phần nội dung trong Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền văn hóa Hòa Bình giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh.
Cùng với việc hoàn thiện hồ sơ nói trên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan, xem xét giải quyết, bố trí nguồn lực cho ngành Văn hóa để thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng về bảo tồn các di sản văn hóa của tỉnh Hòa Bình nhằm tăng cường các nguồn lực theo hướng xã hội hóa để bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Tuy nhiên, bên cạnh nguồn lực địa phương, ngân sách Nhà nước vẫn rất cần sự đầu tư, hỗ trợ từ Unesco để di sản văn hóa tiếp tục được trao truyền cho thế hệ sau.
Vở Cải lương khai thác đề tài giả tưởng Cánh cửa khép hờ (tác giả kịch bản: Hoàng Song Việt, Triệu Trung Kiên). Vở Cải lương được đích danh Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam - NSND Triệu Trung Kiên dàn dựng vừa ra mắt báo giới và sẽ công diễn vào thời điểm cuối năm 2024.
NSND Triệu Trung Kiên cho biết vở kịch chính là dự án ông ấp ủ từ nhiều năm. "Tôi rất quan tâm các vấn đề về tôn giáo và khoa học, luôn tò mò, tìm hiểu con người và vũ trụ, luật nhân quả, luân hồi, thế giới bên kia. Vở diễn này như một nhân duyên để tôi được trải lòng", NSND Triệu Trung Kiên nói. |
Cánh cửa khép hờ là vở Cải lương được dàn dựng theo hướng thể nghiệm, kết hợp với rap. Xuyên suốt tác phẩm, đạo diễn đã lồng ghép nhiều đoạn cải lương với bản phối nhạc rap rất hiện đại. Đây là điểm mới và được ghi nhận sẽ tạo nên một diện mạo mới cho Cải lương, đồng thời mở ra hướng đi mới trong tiếp cận khán giả của một bộ môn nghệ thuật truyền thống có tuổi đời trên 100 năm.
Vở Cánh cửa khép hờ xoay quanh câu chuyện của một gia đình giàu có mong muốn có thế hệ kế cận kiệt xuất, đã bắt tay với một giáo sư để sinh ra một đứa trẻ đột biến.
Phân cảnh trong vở diễn. Ảnh Internet |
Ban đầu đứa trẻ phát triển rất tốt, trở thành người kế nhiệm xuất chúng, tuy nhiên dần dà những mã gen bị biến đổi trở thành nguyên nhân cho bi kịch sau này.
Kết thúc vở diễn, mỗi người xem sẽ có những cảm nhận khác nhau về những viễn tưởng mà mình đang hướng đến trong cuộc sống. Có những viễn tưởng có thể vươn tới bằng nỗ lực, song cũng có những viễn tưởng mãi mãi chỉ là viễn tưởng khi nó không có điểm tựa, xa rời thực tiễn. Cánh cửa khép hờ không thực sự mở, cũng không thực sự đóng với bất cứ ai. Khép hờ để mỗi cá nhân có thể tìm lối đi cho riêng mình. Không thụ động, không giành giật bằng mọi giá.
Bùi Quyên | Báo Văn nghệ
---------------
Bài viết cùng chuyên mục: