Sự kiện & Bình luận

Biết sợ chính mình

Lê Hoài Nam
Tiếng nói nhà văn
06:00 | 15/10/2024
Baovannghe.vn - Vạn Thịnh Phát là đại án kinh tế lớn ở nước ta. Đặc điểm và tính chất phạm tội có tổ chức, điển hình về tham nhũng xảy ra trong khu vực kinh tế tư nhân, liên quan đến một số cán bộ thoái hóa biến chất. Vụ án có nhiều nhất về số tội danh, nhiều bị can, nhiều nhất về số tiền chiếm đoạt, số tiền đưa và nhận hối lộ, gây lũng đoạn và làm thiệt hại lớn về kinh tế, có số người bị hại lớn trong xã hội, đồng thời cũng nghiêm trọng về tội rửa tiền và vận chuyển trái phép ra nước ngoài với số tiền lớn nhất (4,5 tỷ USD)
aa

Vạn Thịnh Phát là đại án kinh tế lớn ở nước ta. Đặc điểm và tính chất phạm tội có tổ chức, điển hình về tham nhũng xảy ra trong khu vực kinh tế tư nhân, liên quan đến một số cán bộ thoái hóa biến chất. Vụ án có nhiều nhất về số tội danh, nhiều bị can, nhiều nhất về số tiền chiếm đoạt, số tiền đưa và nhận hối lộ, gây lũng đoạn và làm thiệt hại lớn về kinh tế, có số người bị hại lớn trong xã hội, đồng thời cũng nghiêm trọng về tội rửa tiền và vận chuyển trái phép ra nước ngoài với số tiền lớn nhất (4,5 tỷ USD). Người ta đã tính được rằng số tiền mà bà Trương Mỹ Lan chiếm đoạt bằng hơn 6% GDP của cả nước tính đến giữa năm 2024. Nếu tất cả tiền mệnh giá 500.000 đồng đem cân sẽ nặng 68 tấn, có thể rải kín 98.000km đường giao thông, gấp 57 lần chặng đường bộ từ Thủ đô Hà Nội vào Thành phố Hồ Chí Minh. Vụ án phải xử làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất đã kết thúc. Giai đoạn thứ hai được TAND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra xét xử trong tháng 10 này. Mới kết thúc giai đoạn 1 mà Trương Mỹ Lan đã phải nhận mức án tử hình và nhiều mức án khác; không hiểu kết thúc giai đoạn 2 thì bị cáo này còn nhận thêm những bản án gì nữa.

Hẳn đọc xong đoạn văn có tính chất thông tấn này, nhiều người sẽ đặt ra một câu hỏi: “Căn nguyên nào lại nảy sinh một vụ tham nhũng lớn khủng khiếp đến thế?” Riêng tôi thì cho rằng trong các nguyên nhân, có yếu tố môi trường xã hội.

Nói về môi trường xã hội, theo nghĩa rộng thì đã bao hàm cả cách thức quản lý kinh tế trong đó. Nhưng tôi muốn tách riêng ra cho những điều định nói sáng rõ hơn. Theo tôi, chúng ta cần phải làm cho những người có lòng tham không những sợ sự trừng trị của pháp luật mà còn phải biết sợ chính mình. Làm cho chúng biết “sợ chính mình” chỉ có thể là văn hóa. Vậy chúng ta đang thắc mắc điều gì mà người tham không biết sợ?

Một là, trong hàng ngũ cán bộ của chúng ta hiện nay, không ít cán bộ thiếu kiến thức văn - sử (xin hiểu kiến thức ở đây không chỉ lệ thuộc vào bằng cấp). Kiến thức văn học giúp con người nhận biết và trả lời câu hỏi “Ta là ai?” Kiến thức lịch sử giúp con người trả lời câu hỏi “Ta đang ở đâu?” Có kiến thức văn - sử, người Việt Nam dễ thấm thía một chân lý: Để có được một đất nước hòa bình và phát triển như hôm nay người Việt Nam đã phải trả một cái giá đắt như thế nào. Ông cha ta đã phải chống đỡ với những đội quân xâm lược hùng mạnh nhất nhì thế giới bằng cách nào? Đã có những phen đất nước thanh bình nhưng do vua hèn, tôi kém, để cho bọn quan tham đục khoét công quỹ dẫn đến nạn “sâu dân mọt nước”. Ở tình thế ấy, giặc ngoại xâm có tràn sang, thì dũng tướng nào, văn nhân nào tập hợp nghĩa quân cùng với nhân dân chỉ bằng vũ khí thô sơ và tình yêu thương nòi giống bảo vệ đất nước?

Biết sợ chính mình
Đầm Vân Long - Ninh Bình. Ảnh internet.

Những người có kiến thức văn - sử luôn biết tự ý thức rất cao về con người cá nhân với cộng đồng dân tộc, luôn biết đặt câu hỏi ta là ai, ta đang ở đâu; trách nhiệm nào thuộc về “chúng ta”, phận sự nào thuộc về “tôi” và luôn canh cánh bên lòng những gì thuộc về lẽ sống như sự cao thượng và thấp hèn, chính nghĩa và phi nghĩa, đẹp đẽ và nhơ bẩn… Chính vì thế mà mỗi khi trong tâm trí họ gợn lên một ham muốn tham nhũng thì họ lại biết “sợ chính mình” mà dừng lại.

Yếu tố thứ hai khiến cho con người biết “sợ chính mình” là tôn giáo. Ở nước ta có nhiều đạo, trong đó có hai đạo lớn là Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Hai đạo tưởng như khác nhau nhưng về giáo lý lại rất gần nhau. Đạo Phật có Kinh Phật. Tinh hoa của Kinh Phật được thể hiện trong 14 điều răn và thuyết Luân hồi. Thiên Chúa giáo có Kinh Thánh. Tinh hoa trong Kinh Thánh được thể hiện trong 10 điều răn của quan phòng Chúa toàn năng và thuyết Thiên đàng và Địa ngục. Cả nước ta hiện nay có khoảng hơn 7 triệu tín đồ Thiên Chúa giáo. Bộ Kinh Thánh của họ giống như một tác phẩm văn học lớn, lại được các linh mục truyền giảng thường xuyên vào những buổi lễ cuối tuần, tín đồ tiếp nhận một cách dễ dàng trong niềm cảm xúc, thấm sâu vào tâm can. Họ tâm niệm rằng, nếu biết nghe và hành động theo Kinh Thánh, đến khi xa rời trần thế họ sẽ được lên thiên đàng; nếu đi ngược lại, họ sẽ bị đày xuống địa ngục sống với quỷ Satan. Trong 10 điều răn của Chúa có điều răn thứ 10 “Chớ tham của người” vì thế người Thiên Chúa giáo rất ít lòng tham.

Tôi đã sống gần với một số người cán bộ có đạo thì thấy họ hầu như không tham nhũng. Nếu như có thì chẳng qua họ bị đẩy vào tình thế buộc phải nhận tiền từ ai đó. Nhưng nhận xong, họ lại “sợ chính mình”, hôm sau họ đến đền thánh xưng tội trước linh mục. Linh mục khuyên giải để họ không vi phạm lời Chúa răn, tránh những việc làm tội lỗi.

Đạo Phật ở nước ta tính đến nay có 14 triệu tín đồ. Đạo này cũng gặp những sóng gió thác ghềnh. Nhất là thời chiến tranh nhiều ngôi chùa đã bị bỏ hoang. Kinh Phật bị lãng quên. Cho đến thời kỳ đất nước bước vào công cuộc “đổi mới” đạo Phật mới dần hồi sinh. Nhiều ngôi chùa được xây mới. Đến nay toàn quốc đã có hàng vạn ngôi chùa lớn nhỏ, hàng chục thiền viện bề thế đã được xây cất. Đã có hàng ngàn nhà sư đã được đào tạo trình độ đại học. Số người đi lễ chùa ngày càng đông. Nhưng số người hiểu biết Phật pháp, lĩnh hội được Kinh Phật lại là số ít. Họ chẳng hiểu gì về thuyết Luân hồi và điều răn thứ 5 của Đức Phật “Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình”; đi đại học thì thích chọn những ngành dễ kiếm tiền, dễ thăng quan tiến chức, hẫng hụt kiến thức văn - sử, bây giờ được nắm giữ những cương vị rất dễ được hối lộ, ăn chia tiền bạc, mỗi khi nhìn thấy tiền - vàng - đôla là không kiềm chế được lòng tham, cơn khát tiền trỗi dậy mãnh liệt. Cho dù “lò” đang chảy ngùn ngụt trước nhỡn tiền, họ cũng không biết sợ hãi! Bởi vì họ không biết tự trang bị cho mình những tố chất có thể kháng cự lại lòng tham: “biết sợ chính mình”.

Nghĩ về “Tiếng nói nhà văn” GS.TS TẠ NGỌC TẤN: Báo chí văn nghệ là tiếng nói của nền văn học nghệ thuật dân tộc Phát thanh Việt Nam - Đa dạng trong chuyển đổi số GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ NHỮNG TIẾNG NÓI TRUNG THỰC. Bài 5: Một hiện trạng về môn Văn trong nhà trường hiện nay Những “tiếng nói mới” thống trị đề cử Booker 2023
Mời quý vị đón đọc báo Văn nghệ số 49/2024

Mời quý vị đón đọc báo Văn nghệ số 49/2024

Baovannghe.vn - Báo Văn nghệ số 49/2024 ra ngày 7/12/2024 có các nội dung sau đây:
"Sốt" vé xem các anh trai biểu diễn: Thị trường ca nhạc đang bùng nổ?

"Sốt" vé xem các anh trai biểu diễn: Thị trường ca nhạc đang bùng nổ?

Baovannghe.vn - Hàng chục nghìn vé xem hòa nhạc được đặt mua chỉ trong vài giờ chính thức mở bán không chỉ cho thấy sức ảnh hưởng của các chương trình Anh Trai Say Hi, Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai mà còn cho thấy triển vọng của thị trường biểu diễn âm nhạc trong nước hiện nay.
Liên hoan phim châu Âu 2024: Âu châu là một vòng tròn

Liên hoan phim châu Âu 2024: Âu châu là một vòng tròn

Baovannghe.vn - Liên hoan phim châu Âu (EUFF) lần thứ 23 tại Việt Nam vừa trở lại tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong khuôn khổ liên hoan phim, khán giả yêu điện ảnh có cơ hội thưởng thức 18 bộ phim đến từ 18 quốc gia khác nhau, ghi dấu những lần gặp gỡ với những câu chuyện, mảnh đời khác lạ.
Tổng tập Nhà văn Quân đội 80 năm vang mãi khúc quân hành người lính Cụ Hồ

Tổng tập Nhà văn Quân đội 80 năm vang mãi khúc quân hành người lính Cụ Hồ

Baovannghe.vn - Tiến tới kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã tiến hành biên soạn, cho ra mắt bạn đọc bộ Tổng tập Nhà văn Quân đội.
Đoàn nhà văn dâng hương Văn Thánh miếu Vĩnh Long

Đoàn nhà văn dâng hương Văn Thánh miếu Vĩnh Long

Baovannghe.vn - Chiều 1/12, tại thành phố Vĩnh Long, đoàn nhà văn Việt Nam do nhà thơ Nguyễn Quang Thiều dẫn đầu đã đến dâng hương Văn Thánh miếu. Đây là đoàn nhà văn về tham dự Đại hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên được tổ chức tại Trường Đại học Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long ngày 2/12.