Văn hóa nghệ thuật

Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh

Ngọc Trân
Sách
19:40 | 22/12/2024
Baovannghe.vn - Sáng 20/12, tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã diễn ra tọa đàm giới thiệu sách Mỹ học phim (tác giả: Jacques Aumont, Alain Bergala, Michel Marie, Marc Vernet; dịch giả: Phùng Ngọc Kiên) với chủ đề Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh, với sự tham gia của đông đảo bạn đọc yêu điện ảnh.
aa

Buổi tọa đàm có sự tham dự của PGS.TS Phùng Ngọc Kiên (dịch giả cuốn sách Mỹ học phim) trong vai trò diễn giả; PGS.TS Phạm Gia Lâm, GVC Trần Hinh, PGS.TS Phạm Xuân Thạch, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, GS Gyongyi Heltai, TS Nguyễn Thị Bích, TS Lê Thị Tuân trong vai trò người bình luận; với sự điều phối của PGS.TS Hoàng Cẩm Giang; cùng các khách mời từ Viện Văn học, các thầy cô Khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, và các độc giả, học viên, sinh viên.

Nếu điện ảnh được định nghĩa bởi những "rạp chiếu bóng Thiên đường", nơi khán giả đắm chìm trong những bộ phim nhựa đầy tính nghệ thuật thì liệu sự xâm nhập ngày càng sâu sắc của các thiết bị và phương tiện truyền thông mới như smartphone hay các ứng dụng xem phim có đang tạo ra "cái chết của điện ảnh"? Hậu-điện ảnh là giai đoạn mà vẻ đẹp thuần khiết của những bộ phim đang nằm ở điểm giao của thời đại số hóa và những chuyển dịch trong bối cảnh lịch sử - văn hóa. Mỹ học điện ảnh hay thái độ tiếp nhận của công chúng đối với hậu-điện ảnh, bao gồm phân tích, phê bình phim cũng sẽ có nhiều thay đổi. Cái chết của điện ảnh hay sự còn lại của điện ảnh nghệ thuật là chủ đề thảo luận của giới nghiên cứu trong nhiều năm gần đây, và có lẽ câu trả lời về số phận điện ảnh còn phụ thuộc rất nhiều vào bộ phận tiếp nhận, để vòng đời của điện ảnh được tái sinh.

Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh

Điện ảnh - một loại hình nghệ thuật đa phương tiện tồn tại đa dạng cách tiếp cận khác nhau, tương ứng với những lý thuyết điện ảnh khác nhau. Mỹ học phim là một lý thuyết nghiên cứu điện ảnh với tư cách nghiên cứu nghệ thuật, dựa trên đặc trưng thẩm mỹ nghệ thuật. Tiền tố "hậu" không chỉ đứng cạnh điện ảnh, mà gần như xuất hiện ở tất cả các loại hình nghệ thuật trong thời đại số hóa thế kỷ 21. Phải chăng khi ở một trạng thái bên lằn ranh đầy mơ hồ của sự dịch chuyển đồng loạt như thế, hậu-điện ảnh là cơ hội để chúng ta nhìn thấy, đọc ra những vẻ đẹp mang tính vĩnh cửu? Qua công trình Mỹ học phim, các tác giả đã giới thiệu đến bạn đọc phương pháp tiếp cận điện ảnh từ khung lý thuyết mỹ học điện ảnh, đồng thời nhấn mạnh đặc trưng thẩm mỹ của phim truyện qua các yếu tố hình ảnh, âm thanh, kỹ thuật montage, ngôn ngữ, tự sự và khán giả.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Hiền - Phó Trưởng khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tọa đàm ra mắt cuốn sách Mỹ học phim lần này là một bước tiến quan trọng trong hành trình dài phát triển ngành học Điện ảnh và Nghệ thuật đại chúng, cũng như là một dấu mốc cho những nỗ lực nâng cao, thúc đẩy nghiên cứu và đào tạo ngành học về điện ảnh.

Sau khi chiếu một số phim ngắn và trích đoạn phim, PGS.TS Phùng Ngọc Kiên - diễn giả tọa đàm bắt đầu bài thuyết trình với chủ đề Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh. Xuất phát từ hoạt động học tập và nghiên cứu điện ảnh, quá trình dịch cuốn sách của tác giả bắt nguồn từ việc đọc và ghi chép lại sang tiếng Việt một cách có hệ thống để nắm rõ hơn các vấn đề về điện ảnh. Từ những bản thảo đó, dần dần bản dịch cuốn sách đã được thành hình. Trong bài thuyết trình, PGS.TS Phùng Ngọc Kiên đã cung cấp thêm những góc nhìn thú vị về Mỹ học phim: vị trí của cuốn sách trong hệ thống giáo trình về điện ảnh tại nước Pháp, các sự thay đổi trên hình ảnh bìa sách cho thấy sự dịch chuyển, giải trung tâm các giá trị "dĩ Âu vi trung" trong điện ảnh sang các nền điện ảnh khác; các vấn đề được gợi mở từ cuốn sách như vai trò khán giả trong điện ảnh cùng các vấn đề mỹ học và kỹ thuật điện ảnh. Bên cạnh đó, tác giả cũng trao đổi về những vấn đề gặp phải trong quá trình chuyển ngữ cuốn sách, đặc biệt là khó khăn trong việc dịch các thuật ngữ.

Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh
PGS.TS Phùng Ngọc Kiên thuyết trình tại buổi tọa đàm

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cũng chia sẻ về những thách thức và khó khăn trong quá trình đọc cuốn sách, đặc biệt là sự khó nhằn của các thuật ngữ; đồng thời chỉ ra những bổ khuyết về mặt lý thuyết mà cô nghĩ cuốn sách Mỹ học phim có thể mang tới cho những người làm thực hành và sáng tạo nghệ thuật điện ảnh mà đôi khi, một cách vô tình, đã bỏ qua. Cô cũng cho rằng quá trình dịch cuốn sách góp phần mở ra những khả thể cho đời sống xã hội học nghệ thuật ở Việt Nam.

Theo PGS.TS Phạm Xuân Thạch, việc dịch một cuốn sách khó và khó dịch như Mỹ học phim không chỉ góp phần bổ sung vào hệ thống giáo trình lý luận điện ảnh trong nước mà còn mở rộng và làm giàu thêm tiếng Việt thông qua chính những thuật ngữ mà dịch giả đặt ra trong sự dịch của mình. Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh giá trị mà những công trình lý thuyết mang lại trong mối tương quan với hoạt động thực hành nghệ thuật, cùng với sự thực hành và các kỹ thuật, sự mê hoặc và không ngừng chất vấn của lý thuyết chính là những điều làm nên nghệ thuật.

PGS.TS Phạm Gia Lâm nhận định, bên cạnh việc trang bị cho độc giả các lý thuyết về ký hiệu hình ảnh, âm thanh, cuốn sách còn cung cấp cho những người làm phim lý thuyết về tầm đón đợi của khán giả hiện đại. Ông chỉ ra rằng, để đáp ứng những kỳ vọng mới từ khán giả, người làm phim cần vận dụng các lý thuyết từ cuốn sách trong thực tiễn sáng tạo.

Góp phần mở rộng không gian đối thoại học thuật của buổi tọa đàm, GS Gyongyi Heltai đề cập đến sức ảnh hưởng mạnh mẽ của nghệ thuật điện ảnh trong thế kỷ 21 và cho rằng việc học về mỹ học điện ảnh là vô cùng cần thiết đối với ngành Điện ảnh và Nghệ thuật đại chúng, góp phần giúp sinh viên hiểu rõ hơn các hệ hình lý thuyết điện ảnh đã được nghiên cứu trong một thế kỷ qua. Đồng thời, cô đánh giá cao bản dịch từ tiếng Pháp, cho rằng đây là sự bổ sung quý giá trong hệ thống giáo trình dịch, đặc biệt trong bối cảnh số hóa đang đặt ra nhiều thách thức đối với việc xem và đọc phim.

Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh
PGS.TS Hoàng Cẩm Giang giới thiệu cuốn sách "Mỹ học phim"

Là người dẫn dắt, định hướng, xây dựng và phát triển Bộ môn Nghệ thuật học trong thời gian dài, GVC Trần Hinh xúc động gửi lời khen ngợi đến PGS.TS Phùng Ngọc Kiên vì đã chuyển ngữ thành công một công trình khó như Mỹ học phim. Ông cũng đặt câu hỏi và thảo luận thêm về các vấn đề liên quan đến dịch thuật, mong muốn cuốn sách sẽ được hoàn thiện hơn trong các lần tái bản sau.

Đề cập đến vấn đề dịch các thuật ngữ phân tâm học trong cuốn sách, PGS.TS Hoàng Cẩm Giang chia sẻ thêm về việc lựa chọn cách dịch thuật không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào quan điểm và cách tiếp cận riêng của dịch giả.

TS Nguyễn Thị Bích cho rằng thay vì khiến ngôn ngữ điện ảnh bị "phân mảnh", cuốn sách Mỹ học phim đã bổ sung một cách tiếp cận có hệ thống vào việc hiểu ngôn ngữ điện ảnh. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng khái quát và làm sáng rõ mối liên hệ giữa các khái niệm, đi sâu vào ngôn ngữ điện ảnh và bàn đến những vấn đề cạnh đó, như sự độc đáo khi phân tích văn bản hay sự khác biệt giữa ngôn ngữ điện ảnh với các loại hình nghệ thuật khác. Đồng thời, cô đưa ra một số đề xuất mang tính xây dựng để cải thiện nội dung cuốn sách trong các lần tái bản sau.

Theo TS Lê Thị Tuân, cuốn sách Mỹ học phim được ra mắt vô cùng kịp thời trong thời điểm phát triển ngành Điện ảnh và Nghệ thuật đại chúng; đồng thời so sánh mối tương quan giữa cuốn sách Nghệ thuật điện ảnh (tác giả: David Bordwell, Kristin Thompson) và Mỹ học phim, từ đó chỉ ra cách thức tiếp cận và kết cấu của hai cuốn sách có giá trị vô cùng lớn đối với độc giả và người học về điện ảnh.

Một số hình ảnh tại buổi tọa đàm:

Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh
Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh
Quang cảnh buổi tọa đàm ra mắt sách "Mỹ học phim"
Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Hiền, tọa đàm ra mắt cuốn sách "Mỹ học phim" là một bước tiến quan trọng trong hành trình dài phát triển ngành học Điện ảnh và Nghệ thuật đại chúng
Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp chia sẻ về những thách thức trong quá trình đọc cuốn sách
Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh
PGS.TS Phạm Xuân Thạch nhấn mạnh giá trị mà những công trình lý thuyết mang lại trong mối tương quan với hoạt động thực hành nghệ thuật
Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh
PGS.TS Phạm Gia Lâm nhận định rằng, để đáp ứng những kỳ vọng mới từ khán giả, người làm phim cần vận dụng các lý thuyết từ cuốn sách trong thực tiễn sáng tạo
Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh
GS Gyongyi Heltai đánh giá cao bản dịch từ tiếng Pháp, cho rằng đây là sự bổ sung quý giá trong hệ thống giáo trình dịch
Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh
GVC Trần Hinh đặt câu hỏi và thảo luận với diễn giả về các vấn đề liên quan đến dịch thuật
Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh
TS Nguyễn Thị Bích đưa ra một số đề xuất mang tính xây dựng để cải thiện nội dung cuốn sách trong các lần tái bản sau
Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh
TS Lê Thị Tuân đánh giá cuốn sách "Mỹ học phim" được ra mắt vô cùng kịp thời trong thời điểm phát triển ngành Điện ảnh và Nghệ thuật đại chúng
Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh
Độc giả dự tọa đàm chia sẻ cảm nghĩ về cuốn sách "Mỹ học phim"
Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh
Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu-điện ảnh
Ảnh: CLB Điện ảnh
Điện ảnh như một nghệ thuật: "Mỹ học phim" trong thời hậu - điện ảnh

Mỹ học phim là một công trình được biên soạn bởi bốn nhà nghiên cứu điện ảnh nổi tiếng của Pháp là Jacques Aumont, Alain Bergala, Michel Marie, Marc Vernet. Tại Việt Nam, cuốn sách được PGS.TS Phùng Ngọc Kiên, một nhà nghiên cứu nghệ thuật hiện đang công tác và giảng dạy tại Bộ môn Nghệ thuật học, khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội chuyển ngữ sang tiếng Việt. Công trình đi sâu vào phân tích một cách tổng hợp và sư phạm về điện ảnh như là chính nó, từ việc đưa ra khái niệm về chính "điện ảnh", chứ không tập trung xử lý các khía cạnh kinh tế hay xã hội học như các lý thuyết khác về điện ảnh. Thông qua việc cố gắng hệ thống hóa các khái niệm mang tính kinh nghiệm, kỹ thuật của các nhà làm phim với các khái niệm của giới phê bình, Mỹ học phim là một cuốn giáo trình quan trọng cho việc tiếp cận và nghiên cứu điện ảnh với tư cách một loại hình nghệ thuật.

Cuốn sách gồm 5 chương. Bốn chương đầu tập trung đi sâu phân tích những khu vực mỹ học chính của phim. Thông qua việc "soi sáng" lại sự vận động của các lý thuyết về các chất liệu chính của một bộ phim như: không gian phim, chiều sâu trường, cảnh, âm thanh, montage... Tiếp đến, đi tới định nghĩa thế nào là điện ảnh tự sự, cũng như phân tích hệ thống lại một cách đầy đủ nhất về các khía cạnh trần thuật của phim qua quy chế hư cấu của điện ảnh, cũng như mối quan hệ của nó với câu chuyện và lịch sử. Chương 4 bắt đầu từ việc suy xét diễn trình lịch sử của khái niệm cho đến đưa ra một tổng hợp mang tính chiết trung về các vấn đề xoay quanh "ngôn ngữ điện ảnh". Cuối cùng, chương 5 đi vào lãnh địa của tiếp nhận và phê bình phim thông qua việc phân tích khái niệm của các nhà lý thuyết cổ điển và khán giả của điện ảnh.

Sự quay trở về với mỹ học của các nhà nghiên cứu điện ảnh tại Pháp - cái nôi khai sinh ra điện ảnh - qua Mỹ học phim là một phương thức hữu hiệu hơn bao giờ hết để chứng minh tính nghệ thuật như một thứ bản dạng của điện ảnh. Công trình này có ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu điện ảnh trong bối cảnh thế kỷ 21, khi điện ảnh, nghệ thuật và con người đang ngày càng trở nên xa cách trong kỷ nguyên số hóa. Do vậy, việc một công trình như Mỹ học phim được dịch ra tiếng Việt là đóng góp vô cùng quan trọng cho việc nghiên cứu điện ảnh tại Việt Nam.

Ngọc Trân | Báo Văn nghệ

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ XI khu vực các tỉnh phía Bắc (Cụm 1)

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ XI khu vực các tỉnh phía Bắc (Cụm 1)

Baovannghe.vn - Sáng 21/12, tại thành phố Thái Nguyên, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Đại hội cơ sở khu vực các tỉnh phía Bắc (Cụm 1)
Bản tin Văn nghệ ngày 22/12/2024

Bản tin Văn nghệ ngày 22/12/2024

Baovannghe.vn - Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới sẽ là màn biểu diễn với những kỹ xảo âm thanh kết hợp với ánh sáng hiện đại tái hiện không khí Tết Huế
Quá trình rèn luyện nghề viết văn của tôi - Hồi ký của Giáo sư Đặng Thai Mai

Quá trình rèn luyện nghề viết văn của tôi - Hồi ký của Giáo sư Đặng Thai Mai

Baovannghe.vn - Đối với nghề viết văn, khá nhiều sự kiện bất ngờ trong cuộc đời vẫn ảnh hưởng tới tư tưởng, tình cảm, quan niệm về cuộc sống cũng như nếp suy nghĩ và phong cách của người cầm bút. Câu hỏi ý nghĩa hơn ở đây là: Trong những trường hợp nhất định con người đã xử sự thế nào, và lối xử sự ấy có giá trị gì hay không?
Buổi sáng thần tiên. Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long

Buổi sáng thần tiên. Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long

Baovannghe.vn - Trong gian nhà nhỏ của Bé, buổi tối thật là vui. Bốn “bố con” (hai tiếng ấy của Bố thân mật bao gồm cả Mẹ) nằm lăn ra dưới sàn gỗ mà đùa.
Tanhia. Truyện ngắn của Nguyễn Thiên Việt

Tanhia. Truyện ngắn của Nguyễn Thiên Việt

Baovannghe.vn - Hằng đêm, Tân mơ thấy mình trẻ về Kiev, lang thang trong khu nhà xưa, gõ cửa từng căn phòng thân quen, rồi dừng lại trước phòng em, Tanhia.