Chuyên đề

Nhà thơ, nhà nghiên cứu, dịch giả Quách Tấn – Hương xứ trầm

Tư liệu
09:32 | 16/10/2022
"Em ơi đừng khóc nữa. Chiều nay Tuy Hòa mưa". Đội mưa lũ, đội câu thơ của Lô Ca, thi sõ núi Nhạn sông Ba, chúng tôi ngắm mây phủ Đá Bia, Vũng Rô - một thời "với Tàu không số" huyền thoại, vượt đèo Cả qua Ninh Hòa quê hương nhà thơ Giang Nam về khu vực chợ Đầm Nha Trang thăm và thắp hương cố thi sĩ Quách Tấn - tác giả nổi tiếng với tác phẩm Nước Non Bình Định và Khánh Hòa xứ trầm hương
aa

"Em ơi đừng khóc nữa. Chiều nay Tuy Hòa mưa". Đội mưa lũ, đội câu thơ của Lô Ca, thi sõ núi Nhạn sông Ba, chúng tôi ngắm mây phủ Đá Bia, Vũng Rô - một thời "với Tàu không số" huyền thoại, vượt đèo Cả qua Ninh Hòa quê hương nhà thơ Giang Nam về khu vực chợ Đầm Nha Trang thăm và thắp hương cố thi sĩ Quách Tấn - tác giả nổi tiếng với tác phẩm Nước Non Bình Định và Khánh Hòa xứ trầm hương.

Vợ chồng nhà văn, nhà nghiên cứu Quách Giao trước chân dung và thư pháp viết về cha mình Quách Tấn

Khánh Hòa là xứ trầm hương. Non cao biển rộng người thương đi về" Ngỡ đây là hai câu ca dao mà thực ra chính là thơ ca ngợi Khánh Hòa xứ sở trầm hương của cố thi sĩ Quách Tấn… Vùng đất đặc biệt lắm mới gắn với chữ Xứ - xứ sở như xứ Lạng, xứ Đoài, xứ Nghệ, xứ Huế, xứ Quảng. Khánh Hòa gắn với hai xứ: Xứ sở loài chim yến và Xứ trầm hương. Ở vùng đất có biển Nha Trang, nhiều đảo lớn nhỏ, có sông… một thiên đường du lịch. Chính xứ sở hồn thiêng sông núi biên đảo địa linh này đã hút hồn thi sĩ Quách Tấn một trong 4 thành viên Bàn thành tứ hữu (Quách Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên), quê ở Bình Định "đất võ trời văn" chọn nơi đây là quê hương thứ hai định danh và định cư. Tại nơi thờ phụng Quách Tấn, người con của ông là nhà văn, nhà nghiên cứu Quách Giao tay bắt mặt mừng tiếp chúng tôi. Tôi thân thiết với vợ chồng ông khi cùng nhau thả hoa đăng, hương đăng trên chùa đảo Từ Tôn Hòn Đỏ Nha Trang cầu nguyện cho các anh hùng liệt sĩ ở Trường Sa, Hoàng Sa. Ông tặng cho tôi cuốn sách "Gánh nước tưới sông" và tôi kính tặng lại tập thơ “Bóng núi bóng sông” của tôi cho ông. Và tình đạo hữu, tình bạn hữu thân thiết gắn bó đến bây giờ. Qua báo Văn nghệ, ông gởi lời cảm ơn tạp chí Xưa và nay và nhà báo Nguyễn Hạnh có nhã ý kết hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội thảo Quách Tấn hơn 100 năm nhìn lại. Đánh giá những cống hiến của Quách Tấn về thơ, văn, dịch thuật, khảo cứu, dư địa chí, du lịch, lịch sử các tỉnh miền Trung nói chung, Khánh Hòa nói riêng. Ở tuổi gần bước qua ngưỡng cửa Chín Mươi, nhưng nhà văn, nhà nghiên cứu Quách Giao, con của cố thi sĩ Quách Tấn nhớ vanh vách các tác phẩm của cha mình. Về thơ, có Một tấm lòng, Mùa cổ điển, Giọt trăng, Mộng ngân sơn. Về văn, có Nước non Bình Định, Xứ trầm hương, Bước lãng du, về dịch, có Nghìn lẻ một đêm (cả bộ), Trăng ma lầu Việt, Ngục trung nhật ký, Tố Như thi, Thái Thuận. Về hồi ký, có Bóng ngày qua (4 tập). Về khảo cứu, có Thi pháp thơ Đường, Thi thoại (toàn bộ): Hương vườn cũ, Hưng phấn nâng hương, Trăng vườn hoa thơ, Những bức thư thơ. Bộ Thi thoại này có giá trị vì có phê bình thơ, sưu tập thơ, giới thiệu thơ khoảng 1.600 trang A4. Ngoài ra thi sĩ Quách Tấn còn có tập thơ Vui với trẻ em, viết về thiếu nhi ở xứ sở Bình Định, Khánh Hòa từ những năm ông đi dạy học từ 1937 đến 1954. Đặc biệt Quách Tấn có những cuốn sách có giá trị lịch sử như: Nhà Tây Sơn, Phong trào Cần Vương Bình Định, Phong trào Cần Vương Phú Yên, Phong trào Cần Vương tỉnh Khánh Hòa. Cống hiến lớn nhất của Quách Tấn cho xứ sở về thơ là giữ lại được vị thế của thơ Đường cho Việt Nam; quy hoạch được luật thơ Đường cho thế hệ sau học về văn, ông viết hay nhất về địa phương chí cho các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận, nhất là Non nước Bình Định, Xứ trầm hương. Trao đổi tâm đắc với báo Văn nghệ, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Nguyễn Đắc Xuân về Quách Tấn là: phần lớn các đề tài, công trình của mình đều dựa vào nhiều tác phẩm, tác giả về dư địa chí, văn hóa, văn nghệ, lịch sử, truyền thống của Quách Tấn. Tôi sẽ nói hết về giá trị của Quách Tấn trong tham luận Hồi ức về người anh lớn Quách Tấn tại hội thảo 112 năm ngày sinh, 30 năm ngày mất của Quách Tấn… Một đóng góp lớn lao của Quách Tấn là năm 1964, ông được mời làm Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cứu quốc thành phố Nha Trang ủng hộ cuộc đấu tranh đả đảo chính phủ Việt Nam cộng hòa Nguyễn Khánh. Nhà văn nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân một nhân chứng lịch sử kể lại: với tư cách Ủy viên Hội đồng nhân dân cứu quốc của Trung ương ở Thừa Thiên Huế nhận lệnh bác sĩ Chủ tịch Lê Khắc Quyến bạn của Quách Tấn đi vận động xây dựng Quách Tấn là Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cứu quốc thành Nha Trang, bác sĩ Nguyễn Thạch là Chủ tịch… Phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên lan rộng khắp miền Trung. Quách Tấn là nhân sĩ trí thức là người hưởng ứng hoạt động nhiệt thành. Tác động mạnh mẽ và hưởng ứng tích cực hội thảo sắp đến với tiêu đề ban đầu mình đưa ra Quách Tấn - Hơn 100 năm nhìn lại, nhà sử học Dương Trung Quốc là người phát hiện đầu tiên thi sĩ Quách Tấn đã yêu thích và kính trọng người tù cộng sản yêu nước cao cả nên say mê, “chú tâm dịch Ngục trung nhật ký từ chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1963, khi người chị con bác ruột là Quách Thị Nhược gửi vòng từ Pháp về cho ông" Riêng.tôi còn nhớ tại chùa Từ Tôn, Hòn Đỏ, Nha Trang trong lễ dâng hương cho Bác Hồ, anh hùng liệt sĩ, trong đó có chí sĩ Trần Quý Cáp và anh hùng liệt sĩ " tàu không số" Nguyễn Phan Vinh, nhà thơ Giang Nam rất kính phục và ngưỡng mộ việc nhà thơ, dịch giả Quách Tấn đã dám vượt qua rào cản có thể đánh đổi bằng sinh mệnh chính trị nếu bị chính quyền tay sai địch phát hiện tàng trữ hoặc tuyên truyền cho lãnl tụ cộng sản là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh. Nhà thơ nổi tiếng với bài thơ Quê hương và Nghe em vào đại học đã xúc động nói với tôi, cựu đại tá nhà báo Quân đội nhân dân Nguyễn Đức Toại và đạo diễn điện ảnh Phạm Việt Tùng rằng, nhờ đọc nghiên cứu và sử dụng thông tin trong nhiều tác phẩm tác giả của Quách Tấn, mà khi làm Phó Chủ tịch văn xã Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã "thông đồng bén giọt" nhiều vấn đề để chỉ đạo, hướng dẫn và làm sáng tỏ về văn hóa, du lịch, truyền thống lịch sử và thắng cảnh, sản vật đẹp, quý của xứ trầm hương.

Nhà thơ Giang Nam nói chuyện với các nhà báo, nhà văn quân đội và đạo diễn truyền hình về ảnh hưởng sâu rộng của nhà thơ Quách Tấn với Xứ trầm hương Khánh Hòa

Cảm kích trước những cống hiến phụng sự của Quách Tấn, Thượng tọa Thích Chúc Minh chùa Từ Tôn Hòn Đỏ sẵn sàng dành một gian thờ trân trọng chân dung và trước tác của tác giả Xứ trầm hương và Nước non Bình Định ở ngôi chùa đảo của mình. Thỉnh một hồi chuông và thành kính dâng hương cố thi sĩ, dịch giả, nhà nghiên cứu Quách Tấn tại ngôi nhà cổ hơn 100 năm chật chội, ẩm thấp ở gần chợ Đầm, tôi hỏi mong mỏi nhất của bác Quách Giao, con trai ông thì được nghe một nỗi niềm: "Vợ chồng già chúng tôi, chẳng đặng đừng, đành đoạn lên kế hoạch bán ngôi nhà cổ này để mua đất nơi cao ráo, sạch sẽ để thờ phụng cha tôi, đồng thời sẽ in sách những di cảo quý báu, tái bản những cuốn sách hiện không còn sách lưu trữ. Nhìn đôi mắt bác nhà văn tuổi cửu thập đỏ ươn ướt, mắt tôi cũng cay xè. Tôi muốn qua hội thảo Quách Tấn - hương xứ trầm (chữ dùng rất ý nghĩa của nhà văn Quách Giao), đề nghị với hai tỉnh Khánh Hòa - xứ trầm hương, xứ sở loài chim yến và Bình Định xứ nẫu "đất võ trời văn" nên trân trọng đặt tên đường, tên trường, xây nhà lưu niệm cho danh sĩ Quách Tấn. Còn nhà văn Thái Bá Lợi, Giám đốc Chi nhánh Nhà xuất bản Hội Nhà văn các tỉnh miền Trung hứa sẽ sẵn sàng hợp tác với gia đình và cơ quan tài trợ tổ chức lại toàn bộ bản thảo để xuất bản toàn tập Quách Tấn.

Đêm 15/10/2022


Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Baovannghe.vn - Chiến dịch thần tốc như một cơn lốc không ngày không đêm, đơn vị vừa đánh vừa hành quân gần như xuyên dọc theo Quốc lộ 13 hướng về Sài Gòn mỗi ngày một gần thêm.
Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Baovannghe.vn - Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc ngày 22/11 với phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Baovannghe.vn - Mây đen tan. Nắng nhẹ. Hương sen còn sót hòa cùng hương bùn đánh dạt mùi khói xe, đưa nụ cười của hai người đàn ông lấp đầy mi mắt đang nhìn về phía mặt trời.
Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Baovannghe.vn - Bài thơ Thề non nước không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thủy chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người.
Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Baovannghe.vn - Nhà văn Nguyễn Chí Trung trưởng thành từ thiếu sinh quân. Đi lính từ bé và làm cán bộ đại đội từ trẻ - ngày nền nông nghiệp của ta xứng danh với cái tên “nghèo nàn và lạc hậu” thì ông hòa nhập vào lớp thanh niên “vượt lên hàng đầu, vượt là vượt như tên bay”...