Trong "Mực tàu giấy bản" bạn đọc gặp lại đời sống học đường trước năm 1945 qua những trang văn giàu hình ảnh của cố nhà văn Tô Hoài. Đây giống như những thước phim quay chậm về tuổi thơ khốn khó và con đường học vấn của cha ông ta thế kỷ trước.
Mực tàu giấy bản là tập truyện sinh hoạt với nhân vật chính là trẻ em, đời sống và thế giới tinh thần của các em. Sau gần một thế kỷ, đọc lại những trang văn của cố nhà văn, chúng ta sẽ hiểu hơn về truyền thống giáo dục của Việt Nam một thời chưa xa.
Bìa sách tái bản của NXB Kim Đồng. Ảnh NXB Kim Đồng. |
Năm 1945 sự học không dễ dàng và càng không thể đại trà, phổ cập như chúng ta hiện nay. Sự học thể hiện như thế nào? Độc giả của thế kỷ 21 thật khó mà hình dung được lớp học của những thầy đồ, chữ Hán, mực tàu, giấy bản, bút nghiên, những hình phạt trị học sinh hư, hay lớp học của trường Tây, lớp học của Hội Truyền bá chữ Quốc ngữ...
Những nhân vật trong "Mực tàu giấy bản" không ồn ào và thường là những cô gái. Đó là những cô học trò trong Nguyệt kể chuyện hay Lá thư rơi đưa bạn đọcđến với những tâm tình tiểu tư sản của các cô gái. Qua ngòi bút hiện thực sắc lém, chuộng chi tiết của Tô Hoài những kỷ niệm học trò vẫn là một nét riêng không lẫn.
Mực tàu giấy bản được ra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhà văn Tô Hoài, là một minh chứng cho thấy di sản văn học của nhà văn Tô Hoài vẫn sáng lên bằng chính giá trị cho hôm nay và mai sau.