Diễn đàn lý luận

“Tìm lại tiếng nôi đưa” của tác giả Nguyễn Đăng Độ

Mai Thanh Hải
Tác phẩm và dư luận
08:33 | 19/08/2024
Baovannghe.vn - Bài thơ 16 câu sáng tác theo thể thơ tự do đã vẽ nên bức tranh bình dị, lắng đọng và xúc động về tuổi thơ và quê hương đã định vị vào nỗi nhớ
aa

“Tìm lại tiếng nôi đưa” của Nhà thơ Nguyễn Đăng Độ được Nhạc sĩ Lê Minh phổ nhạc đã trở thành bài hát về tình yêu quê hương, đất nước được rất nhiều người yêu thích và tìm nghe. Mỗi lần nghe bài hát là thêm một lần được trở về với tuổi thơ, được đắm chìm vào không gian yên bình của quê hương. Có lẽ tác giả phải yêu quê hương mình thiết tha, cháy bỏng mới nói thay được nỗi lòng của những người con xa quê. Bài hát đã chạm đến trái tim của người nghe, nhất là những người con xa quê, lập nghiệp nơi đất khách, quê người.

Bài thơ "Tìm lại tiếng nôi đưa" tác giả Nguyễn Đăng Độ viết cho chính mình và những người cùng thế hệ của anh, đây là những phút giây hoài niệm về tuổi thơ và quê hương, những hình ảnh thân thuộc, gần gũi nhất được anh đưa vào thơ bằng những câu từ chân chất, mộc mạc. Những ai phải trải qua tuổi thơ gian khó, vất vả mưu sinh thì quá khứ và hình ảnh quê hương, mẹ cha, làng xóm, những bờ tre gốc rạ hay hình ảnh chiếc nôi, cánh võng thời thơ ấu lại càng in đậm trong niềm thương nỗi nhớ, càng xa quê lại càng nhớ, càng có độ lùi về thời gian lại càng thương quê, càng khắc khoải về hình bóng quê nhà. Đó là nguồn cảm hứng để nhà thơ Nguyễn Đăng Độ viết nên bài thơ "Tìm lại tiếng nôi đưa".

“Tìm lại tiếng nôi đưa” của tác giả Nguyễn Đăng Độ
Ảnh Minh họa. Nguồn Internet

Con trở về tìm lại tiếng nôi đưa

Bên khóm tre già trưa hè bóng rủ

Câu à ơi mẹ ru con ngủ

Năm tháng ấu thơ da diết nhớ quê nghèo

Tiếng mẹ ru tạc dạ mang theo

Ngang dọc những nẻo đường phiêu dạt Lời ru nâng con qua thăng trầm đắng chát

Đến bây giờ còn in dấu chân con

Tìm làm sao chiếc vé tuổi thơ con

Để ôm mãi vào lòng xứ Nghệ

Con đi qua muôn trùng dâu bể

Gặp lại mình trong trẻo tuổi mười lăm

Cơn gió chiều thổi dọc tháng năm

Bên bến nước lắng lời ru đọng lại

Con ước mãi ngày xưa xa ngái

Để suốt đời nghe tiếng mẹ đưa nôi.

Bài thơ gồm 16 câu được sáng tác theo thể thơ tự do đã vẽ nên một bức tranh bình dị, lắng đọng và xúc động về tuổi thơ và quê hương đã định vị vào nỗi nhớ, niềm thương. Những hình ảnh, những kỷ niệm thân thương nhất như tiếng nôi đưa giấc ngủ mỗi trưa hè bên khóm tre già, lời ru ầu ơ của mẹ những năm tháng tuổi thơ theo chúng ta đi suốt dọc đường đời, lời ru ấy theo bước chân con đi qua bao nẻo đường ngang dọc, qua bao đắng chát ngọt bùi qua bao thăng trầm dâu bể. Dấu chân con đã in khắp nẻo non sông, đã trèo đèo lội suối nhưng những ký ức tuổi thơ, lời ru của mẹ vẫn in dấu trong trái tim con.

Quê hương với ai cũng nặng lòng và thổn thức, sống trên đời ai mà chẳng có một miền quê để nhớ về, hai từ quê hương rất đỗi thiêng liêng và sâu nặng, nhà thơ Đỗ Trung Quân từng viết: "Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi". Với nhà thơ Nguyễn Đăng Độ thì những tình cảm với quê hương lại được vun đắp và viết ra thành những vần thơ giản dị, chân chất, mượn thơ và nhạc để chuyển tải, diễn tả tình yêu quê hương, nỗi nhớ về tuổi thơ của mình. Quê hương và tuổi thơ là những hình ảnh, ký ức đã khắc họa đậm sâu trong tim và theo suốt cuộc đời anh. Nhớ về quê hương là nhớ về tuổi thơ và nhắc đến tuổi thơ cũng là nhắc đến quê hương. Qua bài thơ tác giả muốn gửi đi thông điệp: Quê hương và tuổi thơ là hành trang quý giá và thiêng liêng nhất đối với mỗi chúng ta. Những gì đẹp nhất, thân thương nhất và sâu sắc nhất thường gắn với tuổi thơ và quê hương.

“Tìm lại tiếng nôi đưa” đã chạm đến trái tim và cảm xúc của người nghe, ca từ gần gũi, chân chất, mộc mạc, âm điệu da diết; những người xa quê nơi đất khách quê người khi nghe được ca khúc này đều thổn thức và hoài niệm về quê hương, mỗi lần nghe là tuổi thơ lại sống dậy trong tâm hồn. Không yêu mến, không thổn thức sao được khi ca khúc ấy chính là hành trang, là quê hương, tuổi thơ của mỗi người, chúng ta ai cũng soi thấy hình bóng của tuổi thơ và quê hương mình trong ca khúc "Tìm lại tiếng nôi đưa” của nhà thơ Nguyễn Đăng Độ. Khi đi xa nỗi nhớ quê lại càng rõ nét, day dứt hơn, quê hương là bến đậu bình yên, là điểm tựa trước những phong ba bão táp của mỗi con người.

Tấm vé tuổi thơ là tấm vé trở về với quá khứ, với một thời tuổi trẻ, con người ta khi lập nghiệp xa quê hương đến một độ tuổi nào đó sẽ có cảm giác thèm muốn được trở về cảnh vật, giọng nói quê hương và những ngày tháng tuổi thanh xuân nơi quê nhà, lúc đó lại muốn đánh đổi tất cả để có được quê hương. Nhưng đôi khi đó lại là những tấm vé vô giá mà nhiều khi phải đánh đổi cả một đời phiêu bạt cũng không mua nổi - tuổi thơ và quê hương. Có những người mải miết bon chen trên đường đời đến lúc ngoảnh lại phải thốt lên: "Một đoạn đường về quê/ Suốt đời đi không tới”. Tác giả Nguyễn Đăng Độ yêu quê hương mình, hoài niệm tuổi thơ mình bằng những điều giản dị và gần gũi, thân thương nhất, dù có đi xa quê hương, dù đã thành danh nơi đất khách thì anh vẫn muốn "Để ôm mãi vào lòng xứ Nghệ” dù cho anh đã đi qua muôn trùng dâu bể thì xứ Nghệ và làng quê Việt Tiến, xóm nhỏ xa mờ ấy vẫn mãi luôn trong tim, là hành trang để anh bước tiếp trên mỗi chặng đường đời. Và rồi trên dặm dài trở về quá khứ ấy nhà thơ “Gặp lại mình trong trẻo tuổi mười lăm”. Đây là câu thơ giống như "bản lề” của cảm xúc, là ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, giữa cố hương và đất khách, giữa hoài niệm và thực tại làm cho người đọc bị cuốn vào những cảm xúc rưng rưng khó tả mỗi khi chúng ta tìm lại tuổi thơ và quê hương mình trong nỗi nhớ, niềm thương.

Bốn câu thơ cuối là một đoản khúc "tư hương”, lắng đọng và tương tư nỗi nhớ quê khi tác giả đã từng trải qua “Ngang dọc những nẻo đường phiêu dạt” đã qua muôn trùng đắng chát của cuộc đời, bỗng nhận ra những được mất, hơn thua. Sau cùng chỉ còn lời ru ầu ơ của mẹ là vẫn đọng lại theo tháng năm:

Cơn gió chiều thổi dọc tháng năm

Bên bến nước lắng lời ru đọng lại

Và trong nỗi nhớ, niềm thương ấy thì nhà thơ Nguyễn Đăng Độ có một niềm mơ ước đơn sơ đó là trở lại những ngày xưa thân ái, trở về với tuổi thơ bên cánh võng, bên cánh đồng làng để được nghe tiếng ru của mẹ, được nghe tiếng nôi đưa bên khóm tre già trưa hè bóng rủ:

Con ước mãi ngày xưa xa ngái

Để suốt đời nghe tiếng mẹ đưa nôi.

Quê hương, hai tiếng thiêng liêng cao cả ấy vang lên từ sâu thẳm tâm hồn ta vừa cao cả, trang nghiêm vừa xiết bao bình dị mà thân thương. Hình tượng quê hương đã khơi nguồn cho biết bao hồn thơ, bao bài hát lời ca làm rung động lòng người. Có người ví tâm hồn những người xa quê luôn gắn bó và hướng về quê nhà như sự kết nối giữa cánh diều và mặt đất. Con diều dù có lên cao bao nhiêu cũng phải nối với mặt đất bằng một sợi dây. Hình tượng đó gợi cho ta liên tưởng đến sợi tơ vô hình ràng buộc những người xa quê với nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Mở đầu bài thơ là một mong ước của tác giả, đó là khát vọng quay về với ngày xưa. Về với cố hương khi nhận ra mình đã từng trải bụi gió sương quá nửa đời nơi đất khách. Đối diện với quê hương, cảm nhận hơi ấm của đất đai, của tình người để chân cứng, đá mềm vững bước về phía trước.

Bài thơ “Tìm lại tiếng nôi đưa" của nhà thơ Nguyễn Đăng Độ để lại cho người đọc những tình cảm chân thành, cảm động về tình yêu quê hương, đất nước. Hơn thế, bài thơ còn thể hiện nỗi niềm sâu lắng từ đáy thẳm tâm linh của con người, nỗi niềm của những người con xa quê đang tìm về giao hòa, nương tựa vào bến đậu bình yên của quê nhà./.

Mai Thanh Hải | Báo Văn Nghệ

---------

Bài viết cùng chuyên mục:

Tìm lại tiếng nôi đưa. Thơ Nguyễn Đăng Độ Mẹ tôi! Thơ Nguyễn Đăng Độ Những vẫn thơ yêu thương" của Nguyễn Đăng Độ Thơ Nguyễn Đăng Độ Khúc ngoặt hiện đại chủ nghĩa trong thơ Việt Nam đương đại
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.