Văn hóa nghệ thuật

2 cuốn sách tiêu biểu về nghiên cứu lịch sử chữ quốc ngữ

Hân My
Sách
11:27 | 12/07/2024
"Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919)" và "Lịch sử chữ quốc ngữ (1620-1659)" là hai cuốn sách tiêu biểu nhất trong số những công trình nghiên cứu về chữ quốc ngữ.
aa

Kể từ đầu thế kỷ 17 tới nay, chữ quốc ngữ đã có khoảng 400 năm hình thành và phát triển. Đó là hành trình đủ dài để chữ quốc ngữ trở thành ngôn ngữ viết chuẩn mực, như một dòng sông âm ỉ chảy trong dòng lịch sử dân tộc, bên cạnh chữ Nôm và chữ Hán. Và khoảng 100 năm trở lại đây (từ năm 1919), chữ quốc ngữ mới được đón nhận và sử dụng rộng rãi bởi mọi thành phần người Việt.

Có nhiều cuốn sách nghiên cứu về chữ quốc ngữ, có thể kể đến: Chữ quốc ngữ - 130 năm thăng trầm của Trần Nhật Vy; Chữ, văn quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc của Nguyễn Văn Trung; Alexandre De Rhodes và vấn đề chữ quốc ngữ của Bùi Kha; Một số vấn đề về chữ quốc ngữ Dòng chảy chữ quốc ngữ trong văn hóa Việt của Nguyễn Thanh Quang và linh mục Gioan Võ Đình Đệ, v.v... Tuy nhiên, Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919) Lịch sử chữ quốc ngữ (1620-1659) là hai cuốn sách tiêu biểu nhất nghiên cứu về lịch sử chữ quốc ngữ.

Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919)

Có thể nói, Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919) là tác phẩm có tầm vóc và bề thế nhất từ trước đến nay dựa trên những nguồn tư liệu phong phú về lịch sử hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ, với khung thời gian trải dài hơn 300 năm, từ năm 1615 - thời điểm các giáo sĩ dòng Tên tới truyền giáo ở Đàng Trong và kết thúc vào năm 1919 - năm cuối cùng của khoa thi Hội tổ chức ở kinh đô Huế.

Những cuốn sách nghiên cứu về chữ quốc ngữ
Cuốn sách "Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919)" - Ảnh: Omega+

Tác giả cuốn sách là Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly - Giảng viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội; thành viên Viện Nghiên cứu Lịch sử các lý thuyết ngôn ngữ - Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp. Ngoài việc đúc kết lịch sử chữ viết trong quãng thời gian gần 300 năm, Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly còn lồng vào đó những câu chuyện không kém phần quan trọng là lịch sử truyền giáo, lịch sử - chính trị Việt Nam từ phong kiến tới thời thuộc địa và bảo hộ, và phần nào đó là những câu chuyện về lịch sử báo chí, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam một thời đoạn.

Cuốn sách có nhiều đóng góp mới, như: Đặt sự sáng tạo ra chữ quốc ngữ trong bối cảnh chung của ngữ học truyền giáo trên toàn thế giới; Phục dựng lại khá chi tiết thời kỳ đầu tạo ra chữ quốc ngữ nhờ việc sưu tầm và phân tích một số lượng lớn các văn bản viết tay; Chỉ ra những mốc thời gian quan trọng như chữ Latinh đầu tiên xuất hiện trong văn bản năm 1617, hay “hội nghị” đầu tiên về chữ quốc ngữ của các thừa sai ở Macao (Trung Quốc) năm 1630, hay khi Gaspar do Amaral soạn từ vựng năm 1634; Nhấn mạnh vai trò của António de Fontes, linh mục người Bồ Đào Nha đến Đàng Trong năm 1624, ông là cầu nối của chữ quốc ngữ từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài; Chỉ ra sự thay đổi vai trò của chữ quốc ngữ: Từ một công cụ học tiếng của các thừa sai người nước ngoài sang công cụ trao đổi thông tin giữa các giáo sĩ người nước ngoài và linh mục, giáo dân người Việt sau khuyến nghị của Giám mục Deydier năm 1685; Chỉ ra vai trò của các chủng sinh người Việt trong công cuộc soạn từ điển Việt - La năm 1772-1773: Chúng ta thường gán tác giả cho cuốn từ điển này là Pigneaux de Béhaine, nhưng thực tế đó là tư duy làm từ điển của người bản xứ, v.v...

Những cuốn sách nghiên cứu về chữ quốc ngữ
Hai cuốn sách bằng tranh về chữ quốc ngữ của Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly - Ảnh: HM

Bên cạnh Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919), Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly còn có các tác phẩm: Hành trình sáng tạo chữ quốc ngữ thực hiện cùng họa sĩ Tạ Huy Long; 100 câu hỏi về lịch sử chữ quốc ngữ như một cách tiếp cận khác về chữ quốc ngữ dưới dạng hỏi đáp. Độc giả có thể tìm thấy trong các cuốn sách này những giải thích về logic chính tả của chữ quốc ngữ và cả những biến chuyển lớn lao trong đời sống xã hội, văn hóa - giáo dục...

Lịch sử chữ quốc ngữ (1620-1659)

Cuốn sách Lịch sử chữ quốc ngữ (1620-1659) của linh mục Đỗ Quang Chính là một tài liệu có giá trị trong ngành Ngữ học Việt Nam, đồng thời cung cấp một số dữ kiện mới mẻ về xã hội Thiên Chúa giáo ở Đại Việt buổi ban đầu. Linh mục Đỗ Quang Chính thực hiện công trình dựa trên tài liệu các giáo sĩ để lại, từ những dò dẫm ban đầu để phiên âm tên người và địa danh cho đến lúc Đắc Lộ (tức Alexandre de Rhodes) cho xuất bản hai cuốn sách quốc ngữ đầu tiên.

Những cuốn sách nghiên cứu về chữ quốc ngữ
Cuốn sách "Lịch sử chữ quốc ngữ (1620-1659)" của linh mục Đỗ Quang Chính - Ảnh: Internet

Cuốn sách gồm 4 chương: Chương 1 tổng hợp nhận xét của một số người phương Tây về tiếng Việt; Chương 2 sơ lược giai đoạn thành hình chữ quốc ngữ từ năm 1620 đến năm 1648; Chương 3 nói về việc linh mục Đắc Lộ soạn thảo và xuất bản hai sách chữ quốc ngữ đầu tiên năm 1651; Chương 4 phân tích những tài liệu viết tay năm 1659 của hai người Việt là Igesico Văn Tín và Bento Thiện.

Có thể nói, từ sự tiếp xúc sâu rộng với các tài liệu đầu tay, được phân tích theo phương pháp sử học chặt chẽ, tác giả đã chỉ ra một cách cặn kẽ sự biến chuyển của cách thức viết chữ quốc ngữ giai đoạn nửa đầu thế kỷ 17. Linh mục Đỗ Quang Chính đã kiên nhẫn tìm tòi, khám phá tài liệu trong các văn khố và thư viện ở châu Âu để đưa ra những bằng cứ cụ thể và chứng minh rằng, đã có nhiều người góp sức vào việc sáng tác chữ quốc ngữ, trong đó có cả sự góp sức của chính người Việt.

Chữ Quốc ngữ công cụ xây dựng nền văn hóa Việt hiện đại Bảo vệ tiếng Việt mới là điều cấp thiết Nghĩ về tiếng Việt, chữ Việt Vì sao tiếng Việt không cùng nguồn gốc với tiếng Hán? Nỗi niềm tiếng Việt
Nhà thơ Chu Thùy Liên: Ngẩn ngơ nhìn hoa mận trắng

Nhà thơ Chu Thùy Liên: Ngẩn ngơ nhìn hoa mận trắng

Baovannghe.vn - Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên là mùa xuân rộn ràng của núi rừng Tây Bắc, ở đó tác giả gửi gắm những điều tốt lành như ước mơ ai cũng được thả lên trời cao và lời chúc cho những người con của quê hương dù đi đâu xa đều gặp may mắn, duyên lành để "nhớ lối trở về".
Di sản bất hòa ở Đông Âu

Di sản bất hòa ở Đông Âu

Baovannghe.vn - Tinh thần dám đối diện với quá khứ, dám chấp nhận sự đa dạng của văn hóa đã giúp các quốc gia Đông Âu và cả châu Âu bước qua nhiều trở ngại để bảo tồn và khai thác khối di sản kiến trúc XHCN ở Đông Âu.
Sầm Sơn trong thơ ca xưa và nay

Sầm Sơn trong thơ ca xưa và nay

Baovannghe.vn - Sầm Sơn đang góp phần đưa tỉnh Thanh Hóa đứng top đầu các tỉnh phía Bắc trong phát triển kinh tế, văn hóa...
Quả chuối dán trên tường được bán với giá 6,24 triệu đô la

Quả chuối dán trên tường được bán với giá 6,24 triệu đô la

Baovannghe.vn - Ngày 20 tháng 11 năm 2024, quả chuối mang tên Comedian của Maurizio Cattelan đã được bán tại nhà đấu giá Sotheby’s với giá 6,24 triệu đô la, trở thành tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi nhất trong giới nghệ thuật đương đại. Một quả chuối dán tường với cuộn băng keo đã tạo nên cơn sốt toàn cầu, không chỉ vì giá trị vật chất, mà còn vì các câu hỏi nó đặt ra về giá trị thực sự của nghệ thuật.
Thông cáo báo chí số 22, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 22, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Baovannghe.vn - Thứ Năm, ngày 21/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 22 (Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.