Diễn đàn lý luận

Bài thơ “Thời gian” của Lữ Huy Nguyên

Phạm Minh Trị
Tác phẩm và dư luận
08:15 | 22/02/2025
Baovannghe.vn - Thời gian lặn ngấm vào âm thanh xôn xao, rạo rực buổi sớm của tiếng chim hót để tràn rực lên ánh sáng tươi mới...
aa
Bài thơ “Thời gian” của Lữ Huy Nguyên
Ảnh Madhavi

THỜI GIAN

LỮ HUY NGUYÊN

Tiếng chim hót sang trên cành

Tự bao giờ gió thổi xanh mặt hồ

Lá vàng với lộc non tơ

Tôi nâng niu cả hai bờ thời gian

LỜI BÌNH

Có ai lại dám nâng niu thời gian trên tay mình? Có đấy, Lữ Huy Nguyên đã dùng phép biến hóa qua tâm tưởng để giữ gìn, trân trọng, âu yếm quả thời gian.

Ta như thấy tác giả chăm chú ngắm nhìn quả thời gian của tạo hóa như một báu vật. Phép chuyển thể từ vô hình sang hữu hình được nhà thơ sử dụng nhuần nhuyễn tài hoa. Thời gian vốn là khái niệm trừu tượng, có ai nắm bắt được? Vậy mà nhà thơ đã cầm nắm được ở âm thanh của tiếng chim. Thời gian lặn ngấm vào âm thanh xôn xao, rạo rực buổi sớm của tiếng chim hót để tràn rực lên ánh sáng tươi mới:

Tiếng chim hót sáng trên cành

Từ thính giác tiếng chim hót chuyển sang thị giác sáng. Một bước chuyển của thời gian trong vũ trụ. Chỉ có ai mẫn cảm mới nắm bắt được bước chuyển dời tinh tế vô hình này của thời gian trong một thực thể tươi rói như thế. Cái giây phút mẫn cảm tinh tế ấy ta đã bắt gặp ở nhà thơ Khương Hữu Dụng: "Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. Người đọc thấy sự khác nhau ở hai trạng huống: với Lữ Huy Nguyên dùng từ hót, còn Khương Hữu Dụng dùng từ kêu, cả hai đều là động từ, nhưng mức độ khác nhau mà đều rung lên với những tần số của mỹ cảm. Địa điểm rơi kết tụ của âm thanh cũng khác nhau: một chơi vơi uyển chuyển (trên cành), một chắc chắn, sâu kín mà rộng mở, bí hiểm cả rừng. Song, cả hai đều thăng hoa trong giây phút có một không hai này.

Tác giả hỏi ai? Sự vĩnh cửu của thời gian đã làm nên sự tươi mới và đem tới sinh khí cho vạn vật:

Tự bao giờ gó thổi xanh mặt hồ

Ơ đây, người đọc thấy được mối quan hệ máu thịt giữa sự luân chuyển gió thổi với sự đứng im tương đối (mặt hồ). Tất cả đều biến hóa theo thời gian. Vậy nên mới có:

Lá vàng với lộc non tơ

Với hai hình ảnh đối lập lá vàng – lộc non tơ, ta cảm nhận rất rõ bước thời gian đang di chuyển. Dấu vết thời gian đã in hằn, ngấm sâu vào vạn vật. Sự kế tiếp, chuyển lưu, phát triển, diệt sinh, tan hợp được tác giả gắn kết rất khéo léo bằng một quan hệ từ với rất tinh tế. Ta hãy chú ý tới phép ẩn dụ: lá vàng – qua khứ với lộc non tơ – hiện tại/ tương lai. Nhờ đó mà tác giả thành công trong việc nâng niu, phát hiện ra ánh sáng tinh diệu của thời gian luôn soi tỏ, khắc sâu vào vạn vật, con người.

Đâu phải ai cũng nâng niu được cả hai bờ thời gian như Lữ Huy Nguyên.

Bản tin Văn nghệ ngày 27/4/2025

Bản tin Văn nghệ ngày 27/4/2025

Baovannghe.vn - Thụy Điển trao tặng Việt Nam phim tài liệu về 30/4/1975; Không tổ chức Liên hoan phim quốc tế TP. Hồ Chí Minh 2025; Thành lập Ban Tổ chức Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch” lần thứ Ba...là sự kiện được điểm tại Bản tin ngày 27/4/2025
Dưới ánh sao đêm

Dưới ánh sao đêm

Baovannghe.vn - Như một thói quen của nhịp sống riêng tư, tôi vẫn thường thích dạo ngắm phố giữa hoàng hôn rồi chạm vào lòng đêm yên bình.
Ngộ - Thơ Nguyễn Khánh Linh

Ngộ - Thơ Nguyễn Khánh Linh

Baovannghe.vn- Vẳng nghe một tiếng chuông chùa/ Từ trong xa vắng như vừa ngân lên
Xuất bản “Đường Kách mệnh” theo tiêu bản gốc năm 1927

Xuất bản “Đường Kách mệnh” theo tiêu bản gốc năm 1927

Baovannghe.vn - Cục Xuất bản, In và Phát hành chủ trì, phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, NXB Văn học, Thư viện Quốc gia Việt Nam và một số đơn vị liên quan tổ chức xuất bản cuốn sách Đường Kách mệnh theo tiêu bản gốc Bảo vật quốc gia lưu tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Chương trình chiếu phim chọn lọc “Nửa thế kỷ phim Việt Nam về chiến tranh”

Chương trình chiếu phim chọn lọc “Nửa thế kỷ phim Việt Nam về chiến tranh”

Baovannghe.vn - Chương trình chiếu phim chọn lọc “Nửa thế kỷ phim Việt Nam về chiến tranh” là một trong những nội dung quan trọng trong Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ ba (DANAFF III), diễn ra từ ngày 29/6 - 5/7/2025