Sáng tác

Chợ Thùi. Tản văn của Nguyễn Thế Tường

Nguyễn Thế Tường
Tản văn 10:00 | 16/02/2025
Mạ dặn tôi đứng chờ rồi nách mẹt đậu ván đi vào giữa chợ. Một ngọn gió Nam buổi sáng lùa tới mang theo mùi ngai ngái nồng nồng của thủy sinh nước lợ. Tôi ngước nhìn lên: Trời đất! Mênh mông mặt nước cùng năn lác và các loại cây ngập nước.
aa

Lên sáu tuổi, lần đầu tiên tôi được mạ cho đi theo đến chợ. Suốt đêm thao thức mơ màng chờ trời sáng để được đi chợ. Xuôi theo tả ngạn Kiến Giang chừng hơn cây số thì đến. Hình như hồi đó cảm giác đầu tiên là vừa lạ lẫm vừa thất vọng. Chợ chỉ là một dãy quán xiêu vẹo dột nát trên một bãi đất rộng. Ở đó người ta bán mua, mặc cả lao xao những thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày: Cá, tôm, hến, ngao, rạm, dăm quả bầu bí, mướp, rau muống, rau khoai, vài ba mẹt gạo và nếp, đậu. Mạ dặn tôi đứng chờ rồi nách mẹt đậu ván đi vào giữa chợ. Một ngọn gió Nam buổi sáng lùa tới mang theo mùi ngai ngái nồng nồng của thủy sinh nước lợ. Tôi ngước nhìn lên: Trời đất! Mênh mông mặt nước cùng năn lác và các loại cây ngập nước.

Té ra chợ Thùi “ngự tọa" ven phá Hạc Hải, vùng nước lợ mênh mông vạn khoảnh tới gần bốn nghìn hecta. Tuổi thơ tôi không thèm tôm cá. Đồng đất Lệ Thủy đặt nơm xuống chỗ có nước là gặp cá. Chúng tôi chỉ thiếu đường mà chất ngọt hồi ấy có cái tên thiêng liêng: kẹo. Cuối thập niên 50 của thế kỷ trước quê tôi còn lạc hậu tới mức chợ chỉ có một thứ kẹo mà bây giờ nhắc lại còn thẹn: kẹo l. chó. Ôi, văn hóa dân gian! Phải chăng triết lý phồn thực ao ước đông con đông cháu như loài khuyển mà gọi cái thức ngon của trẻ thơ ra thế!? như người Chăm thờ sinh thực khí Linga, Yzoni vậy chăng!? Tôi đứng ngó trân những chiếc kẹo nắn theo hình âm vật của chó. Mạ tôi hiểu ngay và cũng là lúc bà đã bán được mấy long đậu ván liền mua cho tôi năm xu được những ba cái. Tôi ngậm ngay một còn hai cái để dành cho người anh và thằng em ba tuổi. Viên kẹo vào miệng nước bọt liền tứa ra cảm nhận ngay được vị ngọt thanh thao của đường, vị cay của gừng. Ôi, chiếc kẹo l.chó ! Hơn năm mươi năm nay tôi được xơi đủ thứ kẹo Tây kẹo Thái mà vẫn không phôi pha cái vị ngọt của chiếc kẹo thuở ấu thơ.

Chợ Thùi. Tản văn của Nguyễn Thế Tường
Ảnh internet

Lúc rời chợ đi ngang qua hàng tạp hóa, tôi lại níu áo mạ tay chỉ vào chiếc khăn mặt màu hồng to bằng quyển vở học trò. Đến bây giờ tôi vẫn không lí giải được vì sao tôi lại bạo gan dám thích một vật cao sang đến vậy. Tuyệt nhiên tôi không hề dám có ý thức dùng khăn rửa mặt, chỉ là thèm có một chiếc khăn và thấy mạ đang dễ tính thì nhõng nhẽo thế thôi. Tôi thấy mạ ngồi trao đổi khá lâu với cô chủ hiệu rồi đứng dậy cầm tay kéo tôi đi mặt đượm buồn. Sau này tôi mới hiểu, tiền khăn hơi cao so với tiền bán đậu, lại còn bao nhiêu thứ cho bữa ăn gia đình: mắm, muối, ớt, hành...

Chừng sáu bảy năm sau cái “bước ngoặt thương mại" ấy, bom đạn đã rơi đầy trời quê tôi. Không lực Hoa Kỳ đã biến dải đất hẹp bắc miền Trung thành tuyến lửa. Dẫu chưa trưởng thành tôi cũng đã phải ba lô khăn gói đi học sơ tán khắp nơi trên đất bắc. Trên bước đường lưu lạc, tôi đã qua bao nhiêu làng quê phố thị, bao nhiêu chợ to chợ nhỏ họp đêm họp ngày, nếm thử bao nhiêu sản vật các vùng quê. Thị thoảng được ăn vài chiếc kẹo lại cố ý ngậm lâu trong miệng cố tìm lại cái vị ngọt thanh thảo ngày xưa. Nhập ngũ, trong bộ quân trang được cấp phát có chiếc khăn xanh rêu to tổ bố lau đủ mười cái bản mặt, lại nôn nao nhớ cái nỗi thèm muốn ngày nào...

Nhoảng nhoàng thời gian ngoằn ngoèo như bóng câu. Một sáng dậy sớm tập thể dục quá bước tới chợ. Ôi, may quá! Chữ THÙI vẫn còn, được đắp nổi trên công trình kiên cố. Phải tới tuổi trung niên, tra cứu sách vở mới hay một chữ Thùi không có trong từ điển tiếng Việt, là tiếng Chàm có nghĩa từ vựng là “cái quán lợp bằng lá”. Sử chép năm 1069 vua Lý nam chinh bắt sống vua chiêm Chế Củ. Vua Chiêm dâng ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh để chuộc mạng. Đất Địa Lý Lệ Thủy ngày nay, có chợ Thùi thân thiết của tôi. Gần một thiên niên kỷ trôi qua. Bao diễn nhiều biến thiên lịch sử, bao triều đại, thành quách, đền tháp đã tan theo cát bụi. Còn lại đây một tên chợ với bao nhiêu biến thiên lịch sử, bao triều đại, thành quách, đền tháp đã tan theo cát bụi. Còn lại đây một tên chợ với bao nhiêu vui buồn kỷ niệm của bao lớp người hai dân tộc Chàm - Việt. Muôn năm những làng Việt, muôn năm những chợ làng. Thế mới biết, cái gì là của dân lưu giữ trong lòng dân là bất khả chiến bại.

Văn nghệ, số 28/2012
Ra mắt vở kịch rối “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” phiên bản mới

Ra mắt vở kịch rối “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” phiên bản mới

Baovannghe.vn - Mới đây, Nhà hát Múa rối Thăng Long đã đưa vào khai sàn vở diễn rối cạn Hồn Trương Ba, da hàng thịt phiên bản 2025 với sự kết hợp rối người, con rối và rối bóng.
Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Baovannghe.vn - Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) - chiến thắng lịch sử đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ A1
GV đánh giá SGK Cánh Diều có nhiều điểm mới sáng tạo, tài nguyên học phong phú

GV đánh giá SGK Cánh Diều có nhiều điểm mới sáng tạo, tài nguyên học phong phú

Baovannghe.vn - SGK Cánh Diều vừa giữ bản sắc văn học dân tộc, vừa mở rộng tầm nhìn văn hóa, giúp học sinh tiếp cận giá trị truyền thống và phong cách ngôn ngữ đa dạng.
Chiêm bao - Thơ Nguyễn Hữu Quý

Chiêm bao - Thơ Nguyễn Hữu Quý

Baovannghe.vn- Chiêm bao em đã lấy chồng/ Tôi đi xuống bến thành sông lẻ bờ
Sân chơi cho các nhà làm phim "nhí" chính thức được khởi động

Sân chơi cho các nhà làm phim "nhí" chính thức được khởi động

Baovannghe.vn - Qua ống kính trẻ thơ, sân chơi làm phim miễn phí dành cho học sinh toàn quốc vừa chính thức được khởi động.