Sáng tác

Thơ Nguyễn Minh Khiêm

Nguyễn Minh Khiêm
Thơ
18:07 | 07/07/2024
Mảnh đất này/ Đã tự bao giờ trở thành cố đô xưa.
aa

ĐỘC THOẠI CÙNG TƯỢNG LÝ CÔNG UẨN

1.

Tôi không hỏi bằng cách nào Ông đã thành vua

Sau nghìn năm cỏ đã xanh bao nhiêu đời hậu duệ

Không hỏi Ông cách trị vì một nước

Tôi chỉ hỏi Ông cách làm một con người

.

Định đô ở Thăng Long là một việc làm thông minh mẫn tiệp

Ông đã nhìn ra thế hổ phục rồng bay

Nhìn ra chỗ Giang sơn muôn đời bền vững

Điều này sử sách lưu danh

.

Nhưng đây không phải phát hiện lần đầu

Ông bảo: Huống chi đây là đất của Cao Vương chọn làm đô lại càng không phải.

.

Ông có biết từ ba trăm năm trước công nguyên

An Dương Vương - Thục Phán đã cho xây thành Cổ Loa

Ông có biết từ thế kỷ thứ sáu, Lý Bí - Lý Nam Đế,

đã cho định đô nước Vạn Xuân ở vùng đất Long Biên - Tô Lịch

Trước Ông gần một trăm năm, Ngô Quyền đã định đô trên đất Cổ Loa

Kinh đô cũ của quốc gia Âu Lạc

.

Nay dời đô từ Hoa Lư Ninh Bình về cố đô xưa

Hiểu hay không hiểu mà Ông lại ca ngợi đây là nơi Cao Vương anh minh xây thành Đại La

Hiểu hay không hiểu mà Ông lại ca ngợi Cao Vương đến tận mây xanh

ca ngợi kẻ đã tàn sát cả giống nòi Bách Việt?

.

(Thành Đại La đâu phải là đô

Cao Biền tự xưng vương đâu phải là bậc Đế

Cao Biền cai trị Đại Việt được mười năm, vô cùng ngắn ngủi

Cao Biền là kẻ làm phản nhà Đường bị bắt và bị giết)

.

Hiểu hay không hiểu mà Ông ca ngợi Nhà Thương, nhà Chu vì muốn giang sơn bền vững nên phải dời đô năm lần, bảy lần

Nói điều đó Ông có nghĩ mầm họa nằm phía sau đầu lưỡi

Mầm họa dưới chân ngai vàng của Ông

Mầm họa muôn đời cho Quốc gia Đại Việt!

.

Ông nghĩ sao

Nếu khởi nghĩa nổ ra đòi dời đô để bền vững muôn đời

Ông nghĩ sao nếu lại có cuộc đòi dời đô để Quốc gia hưng thịnh?

.

Ông là quan dưới triều đại Lê Hoàn

Được Lê Hoàn cho ăn bổng lộc

Đó là bầu vú nuôi Ông thành tài

Nuôi chí của Ông

(Tài của Ông quả thực chưa thấy

Trí của Ông rất rõ trong Chiếu dời đô)

.

Ai lập mưu cướp ngôi nhà Lê

Chắc Ông biết

Sao Ông lại im lặng

Đó là cách trung quân ái quốc?

.

Bằng cách nào Ông lên ngôi vua mà không cần chiến công gì cả

Lòng trung quân ái quốc của Ông ở đâu đằng sau Đào Cam Mộc

Ông chê nhà Đinh, nhà Lê tầm nhìn hạn hẹp

Không học nhà Thương nhà Chu

Sao Ông không chê luôn các Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh

Chê luôn Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền…

.

Không thấy sử sách ghi dòng nào về chiến công của Ông trong những ngày theo Lê Hoàn chống giặc Tống, đánh giặc Chiêm Thành

Điều duy nhất hậu thế biết rõ về Ông là Ông tự ghi vào Chiếu dời đô những câu chê bai Tiền bối

Đó là cách Ông dạy thế hệ muôn đời sau ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Uống nước nhớ nguồn

Đó là Đạo lý của vị Vua trị vì khai sáng?

.

2.

Càng đọc Chiếu dời đô

Hậu duệ càng thấy không nên đọc lớn

Không thể nào đọc lớn:

“Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời”(Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn)

.

Có nhiều cái gai mắc nơi đầu lưỡi

Đất dưới chân có nhiều chỗ dễ dàng sụt lở

.

Bình rượu Ông để lại sau một nghìn năm

Nhiều người giả vờ say

Nhiều người giả vờ gật gù ngây ngất khen ngon

Vì trong bàn tiệc có một người chủ sị không biết rượu là gì

Không phân biệt mặn nhạt chát chua lành độc

Đã buột mồm khen ngon

Và tất cả trăm phần trăm cạn chén

.

Đó là một minh triết Ông để lại sau một nghìn năm

Đặt bên bờ vực

Sao cứ phải dời đô nhiều lần mới là Quốc gia hùng mạnh

Sự biện hộ lớn hơn chiếc nón

Cái kim dài hơn túi áo

Ai cũng thấy những ngón chân bấm ra ngoài chiếc guốc

.

3.

Ai cũng hiểu mọi điều Ông bá cáo

Nhưng cháu con không uống rượu cạn bình

Quả chín thơm đôi khi cũng có phần sâu độc hại

Không ai học cách Ông dạy kích động phải học nhà Thương, nhà Chu dời đô để Quốc gia hưng thịnh

Không ai học cách nói xấu người nuôi dưỡng đùm bọc chở che, nói xấu chiếc nôi, căn nhà đã từng nuôi mình khôn lớn

Cội nguồn phải được giữ trong

Không uống cũng không được thò chân ngoáy đục ngầu lên

Đó là nhiễu điều phủ lấy giá gương

Đó là chỗ bắt rễ của giang sơn gấm vóc

.

Thăng Long đã hơn một nghìn năm

Tuổi Dân tộc còn nhiều hơn thế

Nếu cứ phải năm lần, bảy lần dời đô như nhà Thương, nhà Chu Đất nước mới mạnh giàu

Đất nước này rồi sẽ ra sao

Nếu ai lên ngôi cũng hắt triều đại trước ra đường thì ngày hôm nay Ông có đứng nơi này

Thăng Long có còn là nơi hổ phục rồng bay

Thăng Long có còn là nơi muôn đời bền vững

Cháu con có được đứng dưới tượng Ông

Để tâm sự

Để sẻ chia

Như là hai người bạn

Hay là

Mảnh đất này

Đã tự bao giờ trở thành cố đô xưa.

Viết & Đọc - Chuyên đề mùa xuân 2024

Thơ Hồ Loan Thơ Nguyễn Hữu Kiên Thơ Nguyễn Tùng Linh Thơ Nguyễn Thụy Kha Thơ Bích Ngân
Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.