Sáng tác

Tiếng thơ của bồng hồng rỏ máu

John Roche
Văn học nước ngoài
10:00 | 22/09/2024
Baovannghe.vn - Từng có người gọi Wendy Rose là “thi sĩ Anhđiêng biết luyện vàng”, bởi bà “đã thổi hồn nước Mỹ khổ đau vào từng câu chữ”.
aa
Tiếng thơ của bồng hồng rỏ máu
Nhà thơ Wendy Rose

Wendy Rose (1948) là một trong những giọng thơ yêu thương hàng đầu nước Mỹ. Là một nhà văn, cũng đồng thời là một nghệ sĩ chuyên nghiệp, một “gián điệp” trong làng nhân loại học, một nhà chép sử biên niên của những người vô gia cư chịu nhiều đau khổ, một đại diện dân lai bị hất ra ngoài xã hội, bà sống trong nhiều thế giới cùng một lúc. Từng sưu tầm và viết thành một bộ sách lớn về các nhà văn Anhđiêng và nhiều nhà thơ đương đại khác, chính bà cũng đã sáng tạo ra những bài thơ thẳm sâu tâm sự của riêng mình, cảnh báo những tai ương khó có thể chữa lành, bằng thi ca và đối thoại.

Từng có người gọi Wendy Rose là “thi sĩ Anh-điêng biết luyện vàng”, bởi bà “đã thổi hồn nước Mỹ khổ đau vào từng câu chữ”. Người đó là Kenneth Lincoln, tác giả của bộ sách Thi đàn nổi tiếng. Sự sáng tạo của Rose còn tìm thấy đất ứng dụng trong nghệ thuật nghe nhìn. Bà giúp chú giải cho “một số lượng nhà văn da đỏ khổng lồ”, giúp họ dần tìm lại chỗ đứng trong những lĩnh vực khắt khe và được công chúng thừa nhận. Ngòi bút và vuông toan của bà đã mang lại giá trị to lớn cho những trang sách của rất nhiều tác giả cũng như của chính bà. Với phong cách thanh tú gợi nhiều liên tưởng và có sức ám ảnh, bà đã mô tả những người phụ nữ Anhđiêng hài hòa giữa núi rừng, nảy nở từ đất đá, như những đóa hoa rực rỡ ngát hương. Đó chính là thứ mà trong ngôn ngữ thần thoại Hopi, người Anhđiêng gọi là kachinas, nghĩa là linh khí của tự nhiênho"nhighe, giống như thủy tổ của vạn vật, không gì có thể sánh được. Đó cũng chính là ảo ảnh luôn săn đuổi tâm hồn thơ run rẩy của bà, huyền bí như thi thể hư ảo của thần “Đầu gối Trọng thương”, bộ xương biết hát của vô số nạn nhân trong những cuộc chinh phục và truyền giáo, gây ra bởi những gã cao bồi, kỵ sĩ, chuyên gia nhân chủng học và những gã thư lại sạch sẽ.

Những khúc xương vẫn sống”, bà nói vậy trong một lần trả lời phỏng vấn trước Joseph Bruchac, và bà xác định rõ nhiệm vụ của mình là “người gìn giữ những câu chuyện”, “người nuôi dưỡng những bóng ma oan nghiệt sao cho chúng còn nói lại được”, để đến một ngày “chúng sống dậy trên lưỡi tôi/ và quên/ cơn đói của các anh” như bà viết trong tập thơ Lữ khách Hopi nhảy múa. Vai trò của bà, chuyên gia nhân loại học, chính là cái mà như nhà phê bình Karen Tongson-McCall đã đánh giá: Kẻ nội gián giấu hình. Một lần Rose thú nhận với Bruchac: “Tôi không thể đứng trong tháp ngà. Tôi là điệp viên”. Từ chối lời đề nghị cộng tác đầu những năm 1970 của Phân khoa Văn học so sánh, Đại học Berkeley- California, với chỗ đứng vững vàng trong mặt bằng văn đàn Mỹ, Rose có lý do rất rõ ràng để chế nhạo giới cạo giấy trong cuốn Cô vợ hàn lâm Anhđiêng: Loan báo thế giới từ trong Tháp Ngà, xuất bản năm 1978. Sau khi tốt nghiệp, bà trở thành một hình ảnh đầy triển vọng trong số những người nỗ lực khôi phục lĩnh vực nghiên cứu người thổ dân Mỹ bấy lâu bị bỏ ngỏ. Các tập thơ của Rose luôn gọi ra cái lịch sử đáng kinh hoàng của “những bộ xương bị bán đấu giá”, “những linh vật bị đem mặc cả”, và “những thân thể bị tọng, nhồi” trong các nhà bảo tàng. Trong một bài thơ, Bài ca cái chết ba ngàn đô la, bà hình dung ra cách lợi dụng vị trí nội gián của mình để giải phóng cho những tác phẩm nghệ thuật của người Anhđiêng: “Tôi ngắm, tôi sờ, tôi đo hiện vật/ rồi tôi tiễn chúng ra khỏi cửa bảo tàng”.

Nếu những tác phẩm của Rose bắt nguồn từ cảm hứng dân tộc học, từ những huyền thoại sống động của người Anhđiêng, thì bản thân bà cũng nương tựa rất nhiều vào trải nghiệm xã hội của riêng mình. Bà từng nói: “Mọi thứ tôi viết đều là một gốc, từ chính hồi ký của riêng tôi, hãy đừng bàn cãi về thể loại hay chủ đề”. Sinh ra đã giống như Một nửa chiếc bánh mì, bà bị từ chối bởi cả hai xã hội, chịu đau khổ gấp đôi, bởi một người mẹ da trắng thì không thể đảm bảo cho con một nguồn gốc mẫu hệ theo kiểu người bộ lạc Hopi. Ở tuổi 18, bà buộc phải vào sống trong cơ sở từ thiện và chứng kiến những bi kịch bạo liệt. Trong bài tiểu luận đầy chất tự thuật Vết sẹo tỏa sáng của mình, bà lưu ý độc giả chớ nên đàm luận tác phẩm của bà như một ẩn dụ thuần túy: “Khi tôi nói về những vết thâm tím nở hoa trên da thịt như những viên bi lạnh lùng, bạn hiểu chăng có những vết sẹo thực sự đang lăn qua thân thể tôi hàng đêm?”. Thơ bà dần dần bao hàm sứ mệnh phải phơi bày những vết sẹo kiểu ấy giữa xã hội văn minh, để nhân loại không chỉ biết đến “những nhà thơ da trắng xưng tội thao thiết” của nước Mỹ. Thơ bà bạch hóa chính con người và cuộc đời bà, để nói hộ những người khác sinh ra “giữa ánh mắt của hai thế giới mà lại không được ai nhìn thấy”.

Do chỗ Rose lớn lên bên ngoài xã hội bộ lạc, bà cũng nhận ra: “cộng đồng của tôi là người Anhđiêng trong phố, là cử tri thờ vị thần nồi”. Bà viết và vẽ nên rất nhiều hình ảnh mang màu sắc Anhđiêng, vừa xa lạ vừa gần gũi như văn hóa Tasmania, để thế giới phải biết về nguồn cội lịch sử và huyết tộc của bà: một cội nguồn như “đóa hồng rỉ máu”.

Minh Thông | Báo Văn nghệ

Theo Uiuc.edu

-------

Bài viết cùng chuyên mục:

Quy định mới về liên kết giáo dục với nước ngoài Văn học đương đại Trung Quốc trong mắt một nhà Hán học nước ngoài TÌNH HÌNH TIẾP THU LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI HIỆN NAY QUÁ TRÌNH TIẾP THU LÝ LUẬN ÂM NHẠC NƯỚC NGOÀI TRONG DÒNG CHẢY ÂM NHẠC MỚI VIỆT NAM Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa
Thoáng chút hồn quê - Tùy bút của Trần Anh Thái

Thoáng chút hồn quê - Tùy bút của Trần Anh Thái

Baovannghe.vn - Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo ven biển Thái Bình. Cứ độ xuân về, bạn bè lại rủ nhau hành hương chùa Keo, thắp hương viếng cụ Lê Quý Đôn, viếng lăng mộ các vua Trần rồi mới lang thang đến Đồng Sâm, đàm đạo với các nghệ nhân làm nghề chạm bạc, mua vài thứ mỹ nghệ tinh xảo, cầu kỳ độc đáo về bày trên tủ chơi ngày Tết. Hàng mỹ nghệ chạm bạc, Đồng Sâm đã có mặt ở khắp nơi. Người phương xa biết tới Thái Bình vì nhiều lẽ, trong đó có cả danh tiếng này.
Thực trạng phát triển của văn học về đề tài Công an nhân dân Việt Nam từ 1975 đến nay

Thực trạng phát triển của văn học về đề tài Công an nhân dân Việt Nam từ 1975 đến nay

Baovannghe.vn - Văn học về đề tài Công an nhân dân góp phần quảng bá những thành quả, chiến công, lhawcs ghi khó khăn, gian khổ của lực lượng Công an nhân dân
Chiều cuối năm - Thơ Nguyễn Đình Ánh

Chiều cuối năm - Thơ Nguyễn Đình Ánh

Baovannghe.vn- Em có thấy/ buổi chiều ngoài kia không mây
Thời tiết 22/12/2024: Bắc Bộ sáng nhiều mây, trưa chiều hửng nắng

Thời tiết 22/12/2024: Bắc Bộ sáng nhiều mây, trưa chiều hửng nắng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc bộ trong ngày 22/12/2024 nhiều mây, sương mù, trời rét
Ngã rẽ một dòng sông. Truyện ngắn của Huỳnh Thạch Thảo

Ngã rẽ một dòng sông. Truyện ngắn của Huỳnh Thạch Thảo

Baovannghe.vn - Tôi trở lại và ngồi bên dòng sông quê lúc trời về chiều. Một quãng đường xa thêm chuyến xe ôm gần cả tiếng đồng hồ mới tới được ngã rẽ dòng sông