Chuyên đề

Vẫn rạo rực những trang viết về “” Đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mang”

Câu chuyện văn hoá
08:32 | 16/10/2019
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân có truyền thống suốt 50 năm qua, là Nhà xuất bản tiên phong, đi đầu trong việc tìm kiếm, tạo dựng và tổ chức các Trại sáng tác để có nhiều những tác phẩm văn học xuất sắc, nhanh nhạy , đồng hành với quân đội, người lính, và với đông đảo bạn đọc về” Đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mang”, nói gọn là đề tài người chiến sỹ.
aa

Nhà xuất bản Quân đội nhân dân có truyền thống suốt 50 năm qua, là Nhà xuất bản tiên phong, đi đầu trong việc tìm kiếm, tạo dựng và tổ chức các Trại sáng tác để có nhiều những tác phẩm văn học xuất sắc, nhanh nhạy , đồng hành với quân đội, người lính, và với đông đảo bạn đọc về” Đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mang”, nói gọn là đề tài người chiến sỹ.

14 nhà văn, trong đó có nhiều nhà văn nhà thơ từng mặc áo lính, từng đi qua chiến tranh đã tham dự trại viết

Đó là lý do mà những năm qua, Nhà xuất bản QĐND đã cùng Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Văn học nghệ thuật phối hợp tổ chức các trại sáng tác tại Tam Đảo, Đại Lải, Nha Trang... và ngày 1/10/2019 vừa qua tại Thành phố Vũng Tàu, Nhà xuất bản khai mạc “Trại sáng tác văn học về đề tài Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng năm 2019”. 14 nhà văn, trong đó có nhiều nhà văn nhà thơ từng mặc áo lính, từng đi qua chiến tranh, từn có những tác phẩm văn học xuật sắc về người lính, đến nay vẫn chung thủy và vẫn nung nấu viết về người lính, như nhà văn Trần Văn Tuấn, nhà thơ Lê Huy Mậu, nhà thơ Phạm Sỹ Sáu, nhà văn Hà Đình Cẩn, Nhà văn Châu La Việt, nhà văn Nguyễn Ngọc Mộc, nữ nhà văn Hải Hà, nhà văn Nguyễn Trường ….

Khai mạc trại viết,Đại tá Lê Đăng Nam - Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc NXB QĐND, Phó Trưởng Ban chỉ đạo trại viết khẳng định: “Trại sáng tác năm 2019 tại Vũng Tàu lần này là sự tiếp nối thành công từ các Trại sáng tác ở Tam Đảo, Đại Lải, Nha Trang... và ba đợt đầu tư chiều sâu mà Nhà xuất bản QĐND đã cùng Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Văn học nghệ thuật phối hợp tổ chức trong những năm qua. Kết quả của các trại sáng tác đã thu về hơn 70 bản thảo với gần 50 bản thảo đã được biên tập, xuất bản, được bạn đọc đón nhận. Trong đó nhiều tác phẩm đã được trao các giải thưởng về Văn học nghệ thuật của các hội chuyên ngành Trung ương và địa phương như “Mưa đỏ” của Chu Lai, “Xóm chợ” của Nguyễn Hiền Lương, “Cơm Bắc giặc Nam” của Phùng Phương Quý... và gần 10 tác phẩm Nhà xuất bản QĐND lựa chọn để gửi xét giải thưởng 5 năm Bộ Quốc phòng giai đoạn 2014-2019 là: “Thật giả cũ mới” và “Vẫn là Binh nhất” của Nhà văn Trần Văn Tuấn, “Bên kia là núi” của nhà văn Hà Đình Cẩn, “Bài ca ra trận” của nhà văn Châu La Việt, “Ngọn lửa trong tim” của nhà văn Phan Đức Nam… Thành công của các trại viết đã khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Thủ trưởng TCCT và sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng trong việc thúc đẩy mảng văn học về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng”. Đặc biệt, sự giúp đỡ có hiệu quả của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Văn học nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch đã tạo nên sức bật mới của các Nhà sáng tác, là cơ sở để động viên Nhà xuất bản QĐND khẳng định vị thế trong việc tổ chức xuất bản các tác phẩm văn học có chất lượng cao về đề tài này”.

Được khai mạc ngày 1/10 và bế mạc ngày 15/10, với hai tuần tập trung sáng tác, các nhà văn nhà thơ tham gia trại đã hoàn thành 19 tiểu thuyết và trường ca về người lính, về đề tài Lực lượng vũ trang và Chiến tranh cách mạng. Nhà v ăn Trần Văn Tuấn –Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, từng được giải thưởng Asean, trong trại viết vẫn tỏ ra rất sung sức khi hoàn thành tiểu thuyết” Nửa đời tìm kiếm”. Nhà văn Nguyễn Ngọc Mộc , sau giải thưởng văn học Mê Kông vừa qua, trong trại viết đã hoàn thành tiểu thuyết “Người từ chối vinh quang” . Nhà văn Hà đình Cẩn, người lính Cánh đồng Chum năm xưa, về trại viết lần này anh đã hoàn thành tiểu thuyết “Nông trại”, nhà văn Nguyễn Trường, người mới nhận quyết định Trưởng văn phòng Đại diện Báo Văn nghệ tại TPHCM mới đây, vẫn tham dự trại và hoàng thành tiểu thuyết Chủ tịch Tỉnh, nữ nhà văn Hải Hà tái hiện lại một câu chuyện tình rất đẹp của chiến trường khu 6 mà chị đã tham gia từ thuở 13 tuổi với tiểu thuyết” Trả giá”, nữ nhà văn Ngọc Hoài hoàn chỉnh tiểu thuyết về Nguyễn Hữu Cảnh, các nhà văn Hồ Kiên Giang, Phan Đức Nam, Nguyễn Đức Linh, Ngọc Hoài, Nguyễn Thanh Hương cũng đều khép lại những trang viết tiểu thuyết của mình với tất cả sự say mê và mỹ mãn. Đạc biệt cây bút trẻ Xuân Hùng, đồng thời cũng là trại trương trại sang tác, đã hoàn chỉnh tập tiểu luận phê binh “ Người lính trong tiểu thuyết chiến tranh”. Về trường ca, nhà thơ Phạm Sỹ Sáu –Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà văn TPHCM vẫn nặng tình với những người lính mặt trận 479 tham gia gải phóng Cam pu chia qua trường ca “Những linh hồn trẻ”, Nhà thơ” Úp mặt vào sông quê” Lê Huy Mậu-Chủ tịch Hội văn nghệ Bà rịa Vũng tàu có trường ca viết đầy cảm xúc:”Khoảng cách tình yêu”, và nhà văn Châu la Việt ngoài hòan thiện tập ký sự nghệ thuật” Một đêm trăng” trong đó có nhiều trang viết rất xúc động về tiểu đoàn pháo cao xạ 11 anh từng tham gia chiến đấu, nay thuộc lữ đoàn pháo cao xạ 226 bảo vệ vùng trời Tây Nam Tổ quốc , thì cũng tác giả Châu la Việt, để hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữuu tới đây ( 1920-20120) anh đã sẽ hoàn chỉnh trường ca”Danh tướng và Thi Nhân viết về tình bạn, tình đồng chí cao cả trên bước đường các mạng của nhà thơ Tố Hữu và đại tướng Chính ủy quân giải phóng miền Nam Nguyễn Chí Thanh…

Đại tá Nguyễn Văn Sáu,Phó giám đốc NXB Quân đội, Phó Trưởng Ban chỉ đạo trại viết phấn khởi cho hay:” Trại viết đã thành công, bởi ngao2i công tác tổ chức tốt, trại thu hút được một đội ngũ tham gia bao gồm nhiều cây bút từng trải qua chiến tranh, từng có nhiều tác phẩm tốt về Đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng. Xin được giới thiệu thêm, trong những năm qua, nhiều nhà văn, nhà thơ tích cực tham dự các Trại sáng tác , miệt mài sáng tác, và có niều chia sẻ, ý kiến tâm huyết, đầy tinh thần trách nhiệm đối với Nhà xuất bản QĐND, giúp cho những người làm công tác xuất bản có những cách nhìn sâu sắc hơn về mảng sách Văn học nghệ thuật vốn đã góp phần làm nên thương hiệu của Nhà xuất bản QĐND trong gần 70 năm qua, đồng thời, với trách nhiệm của cơ quan xuất bản tổng hợp chuyên ngành quân sự của Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trung tâm xuất bản của toàn quân do TCCT trực tiếp chỉ đạo, đẩy mạnh sự nghiệp sáng tác văn học nói chung, văn học về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” nói riêng, coi trọng và khích lệ, động viên, tạo điều kiện để cho ra đời những tác phẩm có giá trị cao, hấp dẫn bạn đọc.Những tác phẩm hoàn thành trong trại viết, tới đây sẽ được NXB QĐ xuất bản phục vụ rộng rãi bạn đọc trong cả nước.

Triệu Phong


Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2024

Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2024

Baovannghe.vn - Căn cứ Nghị định số 126/2024/ND-CP ngày 8/10/2024 của Chính phủ, Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội; Căn cứ Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam khóa X (2020-2025); Căn cứ kết quả xét chọn của Hội đồng Chung khảo tại phiên họp ngày 12/12/2024 và cuộc họp Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam ngày 29/12/2024, Chủ tịch Nguyễn Quang Thiều đã thay mặt Ban Chấp hành Hội ký Quyết định số 104/QD-HV, ngày 31/12/2024 về Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2024 cho 07 tác phẩm.
Là người Việt, là nhà văn Việt

Là người Việt, là nhà văn Việt

Baovannghe.vn - Văn hóa lúa nước sinh ra một người Việt là một người nông dân. Để giữ nhà, giữ nước, một người Việt sinh ra là một người lính.
Vơi - Thơ Lê Vi Thủy

Vơi - Thơ Lê Vi Thủy

Baovannghe.vn- Khói hong chiều một khoảng đơn côi/ anh bạc tóc bên cơn giông bão
Mưa Xuân - Thơ Lê Nhi

Mưa Xuân - Thơ Lê Nhi

Baovannghe.vn- Li ti như đám mây trắng rải trên cọng ti gôn ngoài ban công/ làm ẩm ương lũ sẻ biếng lười ủ mình trong tổ
Hồi ký Khắc đi… khắc đến của nhà văn, đạo diễn Xuân Phượng giành giải Mai vàng

Hồi ký Khắc đi… khắc đến của nhà văn, đạo diễn Xuân Phượng giành giải Mai vàng

Baovannghe.vn - Hồi ký Khắc đi… khắc đến của nhà văn, đạo diễn Xuân Phượng giành Giải Mai Vàng lần thứ 30 cùng với 2 tác phẩm văn hóa nghệ thuật xuất sắc khác