Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa ban hành Thể lệ cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2025).
Tranh cổ động 90 năm thành lập Đảng |
Với chủ đề: “Đảng Cộng sản Việt Nam - bản lĩnh, trí tuệ, uy tín, đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, các tác phẩm dự thi có nội dung tuyên truyền về truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam; những thắng lợi vĩ đại, thành tựu to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; khẳng định vai trò, uy tín, bản lĩnh, trí tuệ, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng trong suốt chặng đường cách mạng 95 năm qua… Đồng thời, nội dung tuyên truyền khẳng định chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân ta; đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta; các tác phẩm nêu bật những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, nhất là sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước…
Ban tổ chức nhận tác phẩm dự thi theo 2 hình thức, qua thư điện tử (email) hoặc trực tiếp. Đối với tác phẩm gửi qua thư điện tử, mỗi tác phẩm dự thi là 1 file dạng kỹ thuật số, định dạng JPG, chất lượng rõ nét, dung lượng từ 5Mb - 10Mb, độ phân giải 300dpi, đảm bảo in tranh kích thước 54cm x 79cm trở lên. Tác giả ghi rõ thông tin cá nhân gồm: họ và tên, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email của tác giả mặt trước phía dưới, bên phải của tác phẩm dự thi, gửi về địa chỉ email: phongttcd.vhcs@gmail.com. Đối với hình thức gửi trực tiếp, tác giả gửi tác phẩm dự thi (kích thước 54cm x 79cm), phía sau ghi rõ họ và tên, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email của tác giả và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Ban tổ chức cuộc thi theo địa chỉ: Phòng Quản lý hoạt động Quảng cáo và Tuyên truyền, Cục Văn hóa cơ sở, số 86A, ngõ Lê Văn Hưu 3, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 02439.288.259/0916.004.688 (đồng chí Vũ Xuân Nam). |
Theo quy định, các họa sỹ chuyên nghiệp và không chuyên, công dân Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều có thể tham gia cuộc thi. Mỗi tác giả được gửi một hoặc nhiều tác phẩm tham gia cuộc thi. Tác phẩm dự thi phải là những sáng tác trong thời gian gần đây, chưa gửi tham gia các cuộc thi khác, chưa được phổ biến dưới bất cứ hình thức nào.
Ban tổ chức nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 11/10. Kết quả cuộc thi sẽ được thông báo tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website: www.vhttcs.org.vn.
Ban tổ chức dự kiến 1 giải Nhất (trị giá 18 triệu đồng), 2 giải Nhì (mỗi giải 10 triệu đồng), 3 giải Ba (mỗi giải 8 triệu đồng), 10 giải Khuyến khích (mỗi giải 4 triệu đồng) cho các tác phẩm xuất sắc. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 1 giải Phong trào (trị giá 10 triệu đồng) cho đơn vị vận động được nhiều tác giả, nhiều tác phẩm có chất lượng tốt tham gia dự thi.
Lễ tổng kết, trao giải thưởng cuộc thi dự kiến được tổ chức vào tháng 12/2024.
Với thông điệp “Chung tay khắc phục hậu quả siêu bão YAGI”, Báo Tiền Phong sẽ tổ chức đấu giá 20 bức tranh của 18 họa sĩ nổi tiếng, Đoàn Văn Nguyên, Phạm Luận, Đỗ Đức, Kim Thái, Đào Hải Phong, Phạm An Hải, Đỗ Thuý Hằng, Trần Lưu Mỹ, Lê Anh Hoài, Phan Minh Bạch...trên fanpage chính thức của Báo
Ngoài ra, cuộc đấu giá cò có sự tham gia của nhiều tên tuổi mới như Phạm Văn Hạng, Trần Hải Minh, Tào Linh, Giáng Vân, Hồng Quân, Phan Minh Châu, Đặng Lưu San, Trần Lâm Bình.
BTC kỳ vọng sẽ bán hết số tranh và thu được những khoản tiền giá trị ủng hộ bà con vùng lũ.
Tác phẩm Sen của họa sĩ Đỗ Đức, chất liệu giấy dó, kích thước 42x52 cm |
Tác phẩm Chiều vàng của họa sĩ Đào Hải Phong. Chất liệu sơn dầu trên bố, kích thước 50x60 cm, sáng tác năm 2024 |
Triển lãm nghệ thuật mang tên "Mặt khác - Otherwise", trưng bày hơn 150 mặt nạ điêu khắc được làm từ chất liệu gốm và giấy bồi được sáng tạo bởi ba nghệ sĩ hàng đầu trong các lĩnh vực hội hoạ, văn học và điêu khắc: Lê Thiết Cương, nhà văn Nguyễn Việt Hà và nhà điêu khắc Đinh Công Đạt.
Với ba loại hình khuôn mặt, ba chất liệu và ba hình thức thể hiện, họa sĩ Lê Thiết Cương, Nguyễn Việt Hà và Đinh Công Đạt đã truyền tải thông điệp về thành phố Hà Nội theo cách đặc biệt của mỗi người. Và dù là riêng nhưng Mặt khác chỉ đưa ra điều duy nhất: Hà Nội là sự tinh tế và lịch lãm, và sẽ mãi mãi luôn tồn tại.
Ban tổ chức triển lãm đã thống nhất, 100% số tiền từ việc bán tác phẩm trong thời gian diễn ra trưng bày sẽ được đóng góp vào Quỹ "Bầu ơi thương lấy bí cùng của An ninh Thủ đô và được chuyển đến hỗ trợ người dân các tỉnh thành bị tàn phá nặng nề bởi bão, lũ quét và sạt lở đất. Bởi quan niệm: "Nghệ thuật, ngoài việc phản ánh vẻ đẹp và bản chất của cuộc sống, luôn mang trong mình một sứ mệnh lớn hơn, đó là truyền tải những giá trị nhân văn và kết nối cộng đồng". Với tinh thần ấy, các nghệ sĩ tham gia dự án hiểu rằng, giá trị của nghệ thuật không thể tách rời khỏi trách nhiệm với xã hội.
Họa sĩ Lê Thiết Cương (áo trắng) và nhà văn Nguyễn Việt Hà bên tác phẩm trong triển lãm "Mặt khác". Ảnh Thuần Thư |
Bùi Quyên | Báo Văn Nghệ
------------
Bài viết cùng chuyên mục: