Sự kiện & Bình luận

Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa: Trông người, ngẫm ta

Ngô Đức Hành
Tiếng nói nhà văn
08:00 | 06/08/2024
Baovannghe.vn - Đầu tháng 7-2024 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm chính thức tại Hàn Quốc.
aa

Khi tham dự Diễn đàn hợp tác văn hóa và xúc tiến du lịch Việt - Hàn, chiều ngày 1-7, người đứng đầu Chính phủ ta đã khẳng định rằng: Thành công của công nghiệp văn hóa Hàn Quốc là hình mẫu cho Việt Nam và đề nghị Hàn Quốc hỗ trợ giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực này...

Quả thật, ngày nay công nghiệp văn hóa đã trở thành trụ cột trong phát triển kinh tế và xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới; tiêu biểu và gần gũi với Việt Nam là sự thành công ngoạn mục của nền công nghiệp văn hóa Hàn Quốc.

Công nghiệp văn hóa trông người, ngẫm ta
Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Sự thành công này được gọi bằng một thuật ngữ nổi tiếng toàn cầu là “làn sóng Hallyu”. Đây là một thuật ngữ tiếng Hàn được dùng để miêu tả sự lan tỏa và phổ biến của văn hóa Hàn Quốc ra nước ngoài. “Làn sóng Hallyu” lấy mốc ra đời từ những năm 90 của thế kỷ XX và đỉnh cao của nó là vào thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI. Một số yếu tố chủ lực của “làn sóng Hallyu” là: phim ảnh và truyền hình; nhạc K-Pop; phong cách thời trang; ẩm thực v.v... Trong đó, phim ảnh và âm nhạc có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất. Không chỉ các bộ phim truyền hình dài tập (còn được gọi là K-Drama) một thời làm mưa làm gió, “chiếm sóng” toàn cầu, mà những bộ phim điện ảnh (Cinema) cũng vươn tầm ngang ngửa với nhiều nền điện ảnh hàng đầu thế giới, là đối thủ nặng ký tại nhiều liên hoan phim quốc tế, như: bộ phim Parasite đoạt giải Oscar hạng mục Phim hay nhất năm 2020; hai bộ phim Broker và Decision to Leave được vinh danh ở Liên hoan phim Cannes năm 2022... Rồi nữa, âm nhạc Hàn Quốc thậm chí còn “càn quét” các bảng xếp hạng âm nhạc uy tín nhất thế giới sớm hơn thế, khi hết ban nhạc BTS lại tới nhóm nhạc BlackPink khiến giới trẻ từ châu Mỹ, châu Âu tới tận châu Phi phải điên đảo...

Phải thừa nhận rằng, chỉ trong vài thập niên, công nghệ giải trí của Hàn Quốc đã tiến những bước rất dài, trở thành một nền công nghiệp đem lại nhiều giá trị, cả về văn hóa lẫn kinh tế. Và đương nhiên, đằng sau “làn sóng Hallyu” là một chiến lược dài hơi và được đầu tư nghiêm túc của Chính phủ Hàn Quốc, một dạng “sức mạnh mềm” giúp đất nước này tạo ảnh hưởng không chỉ về văn hóa mà còn cả về kinh tế. Theo đó, công nghiệp văn hóa Hàn Quốc đã “mở đường” và luôn song hành cùng các ngành, lĩnh vực kinh tế của Hàn Quốc trong việc thiết lập, mở rộng chuỗi cung ứng của Hàn Quốc ra thị trường thế giới, trong đó có Việt Nam. Các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc theo sau “làn sóng Hallyu” đã đổ bộ vào thị trường Việt Nam, với 6 tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc gồm CJ, Posco, LG, Daewoo E&C, GS Engineering & Construction Corp... Cho đến hết năm 2023, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, đối tác lớn thứ hai về hợp tác ODA, thứ ba về hợp tác lao động, thương mại và là thị trường cung cấp khách du lịch lớn nhất cho Việt Nam.

Công nghiệp văn hóa là thuật ngữ về sự ứng dụng của những tiến bộ về công nghệ - thông tin và kỹ năng kinh doanh, sử dụng nguyên liệu đầu vào là năng lực sáng tạo, nguồn vốn văn hóa, nguồn vốn trí tuệ... để tạo đầu ra là các sản phẩm - dịch vụ văn hóa, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa ngày mạnh mẽ và đa dạng của công chúng. Hiểu một cách khái quát, công nghiệp văn hóa là quá trình ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ cùng kỹ năng kinh doanh, sử dụng năng lực sáng tạo, nguồn vốn văn hóa để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa của người dân...

Cách đây 10 năm, lần đầu tiên khái niệm công nghiệp văn hóa được đưa vào Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI của Đảng ta (Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết này xác định mục tiêu, nhiệm vụ: “Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam.” Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII năm 2021 cũng đã chỉ rõ các việc phải làm; trước hết là: “Hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp văn hóa; phát triển những sản phẩm, loại hình văn hóa độc đáo, sáng tạo có sức lan tỏa để quảng bá, giới thiệu ra thế giới.”

Từ năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa (Quyết định số 1755/QĐ-TTg). Từ đó đến nay, công nghiệp văn hóa ở nước ta đã có những bước phát triển tích cực, có đóng góp không nhỏ vào GDP của cả nước, tạo ra những hệ sinh thái mới mẻ, thu hút nhiều nguồn đầu tư. “Kết quả” quan trọng nhất là từ các cấp quản lý đến cộng động xã hội đã thừa nhận có thị trường văn hóa phẩm và công nhận sản phẩm văn hóa như là hàng hóa được lưu thông trên thị trường; tạo điều kiện cho thị trường văn hóa phẩm vận động trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước bằng chính sách “kinh tế trong văn hóa” và chính sách “văn hóa trong kinh tế”; thông qua một số chính sách cụ thể, khuyến khích ngành công nghiệp văn hóa phát triển.

Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam được tổ chức cuối năm 2023 được đánh giá là “Hội nghị Diên Hồng” đầu tiên để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của nước ta. Tại Hội nghị này, khi nói về tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc..., Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu lên nhiều “nhóm vấn đề”. Điều quan ngại là, ở nước ta hiện nay chưa quy định rõ vai trò, trách nhiệm của quản lý nhà nước, trách nhiệm, quyền hạn đối với một số lĩnh vực trong ngành công nghiệp văn hóa và cơ chế phối hợp còn thiếu đồng bộ. Cụ thể: Về thể chế, cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp văn hóa chưa theo kịp thực tiễn; công tác tổ chức thực hiện trong một số ngành, lĩnh vực thuộc công nghiệp văn hóa chưa hiệu quả (như việc xử lý các vấn đề sao chép, vi phạm bản quyền v.v...) Về nguồn lực đầu tư cho công nghiệp văn hóa hiện tại chưa tương xứng, còn dàn trải; việc huy động các nguồn lực ngoài nhà nước, phương thức đối tác công tư (PPP) chưa đạt yêu cầu....

Vấn đề mấu chốt hiện nay là phải tháo gỡ về cơ chế, chính sách trong điều kiện nguồn lực đầu tư công còn hạn chế, nguồn lực xã hội chưa được khai thác hợp lý... Bởi vậy, Nhà nước phải đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho công nghiệp văn hóa theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, sáng tạo, có tính cạnh tranh cao; đồng thời đa dạng hóa, liên kết đa ngành, đa lĩnh vực... phù hợp với các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường và xu thế của thời đại. Đồng thời, để phát triển công nghiệp văn hóa trong thời đại hội nhập, rất cần sự hợp tác quốc tế. Tại Diễn đàn xúc tiến du lịch và hợp tác văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị phía Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam phát triển du lịch và công nghiệp văn hóa, nhất là trong hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, xây dựng hạ tầng, đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực quản trị, huy động nguồn lực, nguồn tài chính v.v... Việt Nam đi sau nhiều nước về công nghiệp văn hóa, nhưng nếu biết “đón đầu”, biết tận dụng những thành quả của cách mạng khoa học công nghệ 4.0, chuyển đổi số mạnh mẽ, chắc chắn công nghiệp văn hóa của Việt Nam sẽ phát triển thành công. Chúng ta tự tin, bởi Việt Nam trước hết là một quốc gia văn hóa.

Ngô Đức Hành | Báo Văn nghệ

*Tên bài viết do Văn nghệ đặt

-----------

Bài viết cùng chuyên mục:

Nhà văn Đại tá Quân đội Phạm Quang Đẩu "Lời tự bạch đẹp đẽ" Cuộc cờ lều Ngộ Vân - Truyện ngắn của nhà văn Trần Hạ Tháp Napoleon và Bóng ma - Truyện ngắn của Charlotte Brontë Lão hiệp sĩ - Truyện của nhà văn Đan Mạch Isak Dinesen Đọc truyện: Bản gốc của trái tim - Truyện ngắn dự thi của Trịnh Minh Hiếu
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.