Chuyên đề

Nhà văn Xuân Thiều và những "tài sản" để lại

Bảo tàng Văn học Việt Nam
Tư liệu
16:00 | 15/07/2024
Nhà văn Xuân Thiều nổi tiếng là người viết, đọc và đi khỏe. "Tài sản" lớn nhất mà ông để lại cũng chính là những "sản phẩm" của việc đi và viết ấy.
aa

Nhà văn Xuân Thiều, sinh ngày 1 tháng 4 năm 1930 tại làng Triều Đông, xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, một vùng quê nghèo nhưng hiếu học và giàu truyền thống yêu nước. Ông tham gia hoạt động cách mạng tại quê nhà còn sớm từ khi 15 tuổi. 17 tuổi, ông tòng quân và bắt đầu cuộc đời bộ đội, cuộc đời viết văn. Cuộc đời cầm súng, cầm bút của ông đã đi qua cả hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước. Từ một người lính, ông trở thành một Đại tá (Đại tá 668, hưởng lương tương đương Thiếu tướng), từ một người viết văn nghiệp dư dưới đơn vị cơ sở, ông trở thành một nhà văn tên tuổi, Phó Tổng biên tập một tờ tạp chí văn nghệ lớn có uy tín hàng đầu đất nước - tờ Văn nghệ Quân đội, và từng là người phụ trách Ban Sáng tác - Hội Nhà văn Việt Nam (khóa V). Từ một học sinh trường làng, ông trở thành một cán bộ cao cấp của quân đội, được tặng Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, được thưởng dường như đầy đủ các loại huân, huy chương chiến đấu, trong đó có Huân chương Độc lập, Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến công; trở thành một nhà tiểu thuyết, nhà truyện ngắn từng đoạt nhiều giải thưởng văn học lớn như: Giải thưởng Hồ Chí Minh (2017), Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (2001), Giải thưởng Hội Nhà văn, Giải thưởng Bộ Quốc phòng...

Nhà văn Xuân Thiều và những
Nhà văn Xuân Thiều - Ảnh: BTVHVN

Nhà văn Xuân Thiều nổi tiếng là người viết, đọc và đi khỏe nên có câu: Trời sinh ra bác Xuân Thiều/ Nơi nào mở trại thì điều bác đi. Chính vì vậy, "tài sản" lớn nhất mà nhà văn Xuân Thiều để lại cũng chính là những "sản phẩm" của việc đi và viết ấy.

Nhà văn Xuân Thiều và những
Huân, huy chương của nhà văn Xuân Thiều được trao tặng lại cho Bảo tàng Văn học Việt Nam - Ảnh: BTVHVN

Vào ngày đầu tháng 4 năm 2024, chúng tôi - đoàn cán bộ Bảo tàng Văn học Việt Nam đến ngôi nhà mà nhà văn Xuân Thiều được phân tại con phố nhà binh Lý Nam Đế. Tuy rằng lúc này ông đã không còn nữa thế nhưng khi con gái ông đưa lên phòng, nhìn những tư liệu của ông để lại thì cảm giác như ông chỉ là đang đi đâu đó chơi thôi bởi các tài liệu, hiện vật của ông vẫn còn quanh đây. Bàn làm việc của ông sạch bóng như vẫn đang sử dụng, có rất nhiều tác phẩm của ông; và đặc biệt ấn tượng với chúng tôi là những tư liệu ông đã giữ gìn. Là một nhà văn nhưng đồng thời cũng là người lính, vì vậy đã rèn luyện trong ông tố chất của người lính là sự chỉn chu, cẩn thận, ngăn nắp. Rất nhiều tập bản thảo viết tay đã được nhà văn Xuân Thiều cất giữ, sắp xếp ngay ngắn thành từng tập riêng. Những bức thư của người hâm mộ, người yêu văn chương gửi bài để nhờ ông đọc góp ý, để gửi đăng bài. Rất nhiều cuốn sổ tay nhà văn Xuân Thiều ghi những công việc cần giải quyết từ việc cân đối thu chi, đến lịch trực của mọi người... đều được ông ghi vào đó khi ông công tác tại Văn nghệ Quân đội. Những huân huy chương của ông cũng được sắp cẩn thận vào khung kính thật trang trọng.

Nhà văn Xuân Thiều và những "tài sản" để lại
Những bức thư gửi nhà văn Xuân Thiều được lưu giữ cẩn thận - Ảnh: BTVHVN

Trong gia đình, tuy không có người con nào đi theo sự nghiệp văn chương của cha nhưng họ đều trân trọng những giá trị văn chương của ông để lại. Các con của ông đã giữ gìn thật cẩn thận những "tài sản văn chương" của cha mình để lại. Biết Bảo tàng Văn học Việt Nam là nơi lưu giữ, bảo quản và trưng bày những kỷ vật, tài liệu của nhà văn một cách chuyên nghiệp, với lòng tin tưởng vào bảo tàng, các con ông đã thống nhất trao lại toàn bộ kỷ vật của cha mình cho Bảo tàng Văn học Việt Nam.

Theo Bảo tàng Văn học Việt Nam

Nhớ một lần gặp nhà văn Xuân Thiều Truyện ngắn Truyền thuyết về Quán Tiên của nhà văn Xuân Thiều lên phim Viết dưới tượng nhà văn Xuân Thiều Tập thơ "Bài ca trái đất" của nhà thơ Định Hải Nhà thơ Thu Bồn - Thi nhân hào hoa, đa tài
Văn chương về đề tài tam nông – suy ngẫm từ văn hóa

Văn chương về đề tài tam nông – suy ngẫm từ văn hóa

Baovannghe.vn - Vì sao có những mùa bội thu đề tài “tam nông” trong quá khứ? Câu trả lời không khó. Vì thời ấy, nhà văn theo phương châm “sống đã rồi mới viết”.
Tìm em ở hội làng - Thơ Nguyễn Đình Minh

Tìm em ở hội làng - Thơ Nguyễn Đình Minh

Baovannghe.vn- Rủ em về với hội làng/ Mắt em hẹn làm lòng anh bối rối
Nhớ Tuy Hòa - Thơ Trần Lê Anh Tuấn

Nhớ Tuy Hòa - Thơ Trần Lê Anh Tuấn

Baovannghe.vn- Phố thành thật rét/ một chiều đông
Đón Tết nơi xứ người

Đón Tết nơi xứ người

Theo nhà báo Pierre Daum, trong Thế chiến thứ Nhất (1914-1918), đã có khoảng 50.000 người Đông Dương được đưa sang Pháp để làm việc trong các xưởng đóng tàu và xưởng vũ khí. Họ được đặt dưới quyền quản lý của một đơn vị trực thuộc Bộ Thuộc địa; một nửa được sung làm thợ trong các nhà máy hoặc thợ đào đắp đất, 5.000 người làm tài xế xe tải, 8.000 y tá và 12.000 công nhân quốc phòng . Cho đến nay, thông tin về cuộc sống của những người Việt sang Pháp trong hai cuộc Thế chiến vẫn còn nhiều góc khuất. Bài báo của René Dubreuil trên báo Paris Soir cho chúng ta biết thêm về một cái Tết cổ truyền trên đất Pháp của một bộ phận lính khố đỏ Việt Nam tham gia Thế chiến thứ Nhất.
Liên hiệp các Hội VHNT: Nỗ lực cao nhất để Văn học, nghệ thuật phát triển toàn diện

Liên hiệp các Hội VHNT: Nỗ lực cao nhất để Văn học, nghệ thuật phát triển toàn diện

Baovannghe.vn - Hoạt động Văn học, nghệ thuật năm 2024 có sự bứt phá ngoạn mục các Hội VHNT tỉnh, thành phố nỗ lực phấn đấu và đạt được kết quả khá toàn diện.