Sự kiện & Bình luận

Tiêu chuẩn cao nhất để trở thành hội viên

Trần Kỳ Trung
Tiếng nói nhà văn
06:00 | 12/11/2024
Baovannghe.vn - Tiêu chuẩn cao nhất để trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam vẫn là chuyện tác phẩm. Trước khi trở thành hội viên và sau khi đã là hội viên, anh vẫn phải viết, vẫn phải sáng tác.
aa

Một mong ước cháy lòng của tôi, đã sáng tác “tốt” và “hay” trước khi trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam; khi trở thành hội viên lại sáng tác “hay” và “tốt” hơn, không những thế, phải biết sống “đẹp” nữa.

Thực ra, có nhiều người nói “Tôi không cần vào Hội nhà văn vẫn viết”. Điều đó đúng, nếu đó là người ham viết văn, sáng tác thơ, dịch thuật, nghiên cứu... Hơn nữa, để quảng bá tác phẩm, bây giờ rất nhiều cách để thực hiện, không nhất thiết cứ là nhà văn trong Hội nhà văn, mới làm được việc này.

Tiêu chuẩn cao nhất để trở thành hội viên
Nhà văn Trần Kỳ Trung

Nhưng, thành thực mà nói nếu là người viết văn, làm thơ, dịch thuật, nghiên cứu... có thẻ “Hội viên Hội nhà văn Việt Nam” vẫn tốt hơn. Vì sao như thế? Điều này trong khuôn khổ một trang giấy, khó mà giải thích cho cặn kẽ.

Vào được Hội nhà văn, chuyện gì, chứ chuyện tham dự hội hè rất sôi nổi, không ở địa phương, thì ở trung ương. Rồi chuyện đi dự trại sáng tác nữa, có cơm bưng, nước rót, có không gian sang trọng để sáng tác. Mặc nhiên, đã là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, bạn bè để giao đãi không còn trong không gian hẹp ở phạm vi tỉnh, huyện... mà “lan tỏa” ra cả nước, biết đâu lại là đại biểu của Hội đi tham quan nước ngoài, thì “lan tỏa” ra cả nước ngoài. Đấy là chưa kể, định kỳ năm năm một lần, Đại hội toàn quốc tổ chức ở Hà Nội rất hoành tráng, quan khách đến dự, ngơi nghỉ trong khách sạn sang trọng, vào lăng viếng Bác đi thành đoàn riêng có bảo vệ, hướng dẫn, được ngồi ngang bằng với nhiều nhà văn, nhà thơ lớn. Nếu như nhà văn, nhà thơ nào lên đọc tham luận, giữa hội trường đèn đuốc sáng trưng, đèn chớp lia lịa, bên ngoài hội trường tập trung biết bao nhiêu nhà báo theo. Phía bên dưới các đại biểu ngồi im như tượng lắng nghe, không nói ra chứ nhiều bác sướng run cả tủy. Mà đã đọc tham luận thì nội dung được đề cập thoải mái, Hội nhà văn mà lại! Từ chuyện xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa... thậm chí cứ việc khoe “kiến thức” Đông, Tây, kim, cổ... Trong tham luận, động chạm đến vấn đề gì đó gây tranh luận, thì không đại hội nào có không khí “vui” như Đại hội Nhà văn Việt Nam. Người đọc tham luận lúc đó sẽ đỏ mặt tía tai, bảo vệ bằng được quan điểm của mình, còn người phản bác, cũng rất tự do, rất dân chủ, tha hồ phản đối. Đôi khi trong một số Đại hội, xảy ra hiện tượng vỗ tay đòi người đọc tham luận kia phải đi xuống. Thử hỏi, không khí “dân chủ “như thế, Đại hội của Hội nào trên nước ta đã có?

Được là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, thêm một điều nữa, khi qua đời, thế nào cũng có vài bài báo, bài thơ ca ngợi, thương tiếc người đã khuất. Điều đó rõ là hơn bao nhiêu ông, bà mang hàm, mang danh, địa vị... khi về hưu, lúc mất được đăng “cáo phó” bé tí hin ở một góc nhỏ trên một tờ báo nào đó, có khi người đọc không chú ý, cũng không biết...

Tôi mới kể sơ qua như thế, để thấy rằng, là hội viên Hội nhà văn Việt Nam có nhiều quyền lợi, nhiều “đặc ân” mà nhà nước dành cho. Vì thế, nếu anh không phải là hội viên Hội nhà văn Việt Nam sẽ chịu rất nhiều “thiệt thòi”, cho dù anh có sáng tác hay, có tác phẩm được dư luận chú ý. Từ những chuyện trên, tôi mới nghiệm ra, chuyện để trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam, không phải là điều gì xấu.

Đứng góc độ Hội, Đoàn, có một nơi để mình sinh hoạt gặp gỡ, có một môi trường trao đổi thuận lợi về tác giả, tác phẩm là một điều vô cùng tốt. Anh có làm sao cũng còn có chỗ trình bày, bảo vệ. Lúc ốm đau, cơ nhỡ có lời hỏi thăm động viên của một tổ chức Hội đoàn cũng được an ủi phần nào. Như vậy ý muốn được trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam, theo tôi nghĩ, đó là một ước muốn chính đáng của những người viết văn, làm thơ....

Tiêu chuẩn cao nhất để trở thành hội viên
Ảnh Martin

Tuy nhiên, tiêu chuẩn cao nhất để trở thành hội viên Hội nhà Văn Việt Nam vẫn là chuyện tác phẩm. Trước khi trở thành hội viên và sau khi đã là hội viên, anh vẫn phải viết, vẫn phải sáng tác. Đó là thước đo để chứng tỏ anh hơn người khác, khi người ta không phải là nhà văn. Nhưng hình như nhiều người không coi chuyện sáng tác là chính, mà chuyện được được trở thành hội viên của Hội nhà văn Việt Nam, mới là chuyện “quan trọng”. Vì thế, để có tấm thẻ hội viên Hội nhà văn Việt Nam họ đã đi bằng nhiều cách, thậm chí bằng nhiều cách rất “bẩn”, quyết tâm thực hiện bằng được. Họ trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam, thế là thỏa nguyện, không thấy sáng tác nữa. Bây giờ mới “khoái”. Đi đâu, giơ cái thẻ ra xưng danh “Nhà Văn”, “mâm bát” nào họ cũng ngồi. Lại có người là hội viên của Hội, mượn tiếng như thế, nhưng vai trò chính của anh lại là MC trong các lễ hội từ to đến nhỏ. Còn thơ, văn của ông ta không ai nhớ nổi đến một câu. Lại có người khi đã có thẻ hội viên Hội nhà văn Việt Nam, nghĩ rằng, mình được phép “dạy đời”. Nếu tôi nhớ không lầm, có một bài báo của nhà thơ T.V. S đăng ở báo Tiền Phong Chủ nhật kể lại một ông là Hội viên hội nhà văn Việt Nam đi dự một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, có quyền đi đứng khệnh khạng, có quyền ăn nói bỗ bã, gọi nhà văn X, nhà thơ Y là “con nọ”, “thằng kia” rồi chê văn, thơ của họ và văn của ông là nhất vì ông là “Hội viên Hội nhà văn Việt Nam”, còn những học viên kia chưa phải... Những kiểu người như thế này, mong Ban thường vụ Hội có con mắt chọn lọc tinh tường, không nên kết nạp.

Chúng ta đừng biến Hội nhà văn thành hội của những kẻ thích “khoe” danh, cũng đừng biến Hội nhà văn Việt Nam thành hội “đào tạo MC” chỉ đi nói, thưa chuyện, khoe thơ... trên tivi, lễ hội hoặc hội trở thành “trại an dưỡng” cho những người biết cầm bút nhưng hết năng lực sáng tác.

Một mong ước cháy lòng của tôi, đã sáng tác “tốt” và “hay” trước khi trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam; khi trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam lại sáng tác “hay” và “tốt” hơn, không những thế, phải biết sống “đẹp” nữa.

Một điều tưởng đơn giản, nhưng khó vô cùng!

Phá vỡ mạng lưới nghệ thuật giả trị giá 212 triệu USD

Phá vỡ mạng lưới nghệ thuật giả trị giá 212 triệu USD

Baovannghe.vn - Vào ngày 13/11/2024, cơ quan chức năng Ý đã phá vỡ một mạng lưới làm giả tác phẩm nghệ thuật quy mô lớn, với thiệt hại kinh tế ước tính lên đến 200 triệu euro (khoảng 212 triệu USD). Mạng lưới này bao gồm hàng nghìn tác phẩm giả mạo của các nghệ sĩ danh tiếng như Andy Warhol, Banksy, Pablo Picasso, Amedeo Modigliani, Joan Mirò, Francis Bacon, Wassily Kandinsky, Henry Moore, và Gustav Klimt. Đây là một trong những vụ việc lớn nhất về làm giả nghệ thuật trong hơn 15 năm qua.
Mặt người khác. Truyện ngắn của Nguyễn Tham Thiện Kế

Mặt người khác. Truyện ngắn của Nguyễn Tham Thiện Kế

Baovannghe.vn - Tiếng gã vọng như dưới hố sâu, âm u dương xỉ. Như kẻ vừa bóp cổ, vẫn còn hằn ngón tay, nhưng lại tủi kiểu trẻ con bị cướp kẹo. Đi xa quá thích
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Nâng cao năng lực truyền thông chính sách về thực hành kinh doanh có trách nhiệm

Baovannghe.vn - Ngày 13/11, Bộ TT&TT tổ chức Hội nghị nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm năm 2024
Đọc truyện: Những ngày bất thường. Truyện ngắn dự thi của Phan Ngọc Chính

Đọc truyện: Những ngày bất thường. Truyện ngắn dự thi của Phan Ngọc Chính

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
“Ông lớn” Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lên HSX

“Ông lớn” Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lên HSX

Baovannghe.vn - Theo thông tin từ BSR, ngày 21/08/2024, BSR đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết 3,1 tỷ cổ phiếu BSR lên HSX của CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn