Sáng tác

Trở về - tạp bút của Nguyễn Vân Phúc

Nguyễn Vân Phúc
Tản văn
08:00 | 04/11/2024
Baovannghe.vn - Giữa vườn, một cây cau. Quanh năm rũ tóc ngủ gật. Ông ngoại bảo: "Cau điếc. Phải hạ nó xuống". Bà lại tiếc, xin ông. Ông nghĩ lại, bảo: "Nó điếc, vì nó nằm trúng chỗ thạch thổ. Nên phải chuyển về góc vườn".
aa
Trở về - tạp bút của Nguyễn Vân Phúc
Tạp bút của Nguyễn Vân Phúc

Nhưng đã ba năm nay, ông đau lưng luôn. Mọi dự kiến đều dở dang...

Cây cau điếc, hễ ra buồng nào, quả nào đều hỏng. Bà phàn nàn độc một câu: "Có mỗi cây cau lại điếc". Ông gắt gỏng: "Vớ vẩn. Điếc để tôi ăn xem chết sao được". Rồi bổ ra một quả. Quả cau nhọn hoắt, bé tóp bổ tư. Nên miếng cau cũng nhọn hoắt. Ông nhặt một miếng, vo lá trầu không vo vào miệng. Nhai ngâu ngấu. Lát sau say đổ vật ra tràng kỷ. Từ đấy chừa...

Bà Phạn sang chơi mang cho quả cau tươi. Bà đem bổ tám. Mỗi ngày chỉ dám ăn một miếng. Được hai miếng, tới ngày ba, sáu miếng nọ đã thâm sít. Đành đổ. Tiếc ngẩn. Bấy lâu, bà toàn phải ăn cau khô ở chợ. Mua về hẳn một sàng. Ăn dần. Tuần, ba, bốn lần ngóng nắng, bắc ghế phơi.

Chiều chiều, bà lại chống gậy ra vườn. Đứng ngó lên chùm cau, chép miệng: "Ước sao cho cái cây này ra được vài quả là quả". Rồi lại buồn thiu nhớ về cậu Thuấn.

Cậu Thuấn đã đi lính ba năm. Chưa về. Tháng nào cũng gửi cau khô cho ngoại, kèm thư. Có lần lại dành dụm tiền mua cái cối bạc gửi về. Để giã trầu nhưng bà bảo: "Tao đã móm đâu mà cối".

Chỉ có hai người sống lúi húi trong một căn nhà. Hay tranh luận. Một lần, ông nhả cuồn cuộn khói thuốc lào, rầu rầu nói:

- Đêm qua tôi mơ thằng Thuấn không được về.

Bà gạt phăng lời ông: "Chỉ lạo xạo. Chắc chắn nó sẽ về. Tôi ăn trầu miếng trầu vẫn đỏ như trước thế..."

Và một buổi chiều, cậu đã về thật. Lúc ấy, vẫn đang là chiến tranh. Ngoại bừng lòng lên sung sướng rồi bỗng nhiên câm lặng. Đồng đội đưa cậu vào nhà. Cậu đã bị giặc bắt, tra tấn. Chúng hành cậu, đánh vào đầu, làm câm. Chúng cướp hết trí nhớ cậu. Ngoại mường tượng về ngày xưa. Cậu Thuấn đã trèo tót lên cây cau bắt tổ chim. Khi tụt xuống đến lưng chừng, ngã bịch. Tưởng chết luôn lại nhổm đít dậy, xoa tay phủi quần. Ngoại mắng: “Tiên sư anh trời giáng không chết". Bây giờ, ngoại luôn u buồn. Yếu dần, cả ngày chỉ ra nằm bệt giường. Nằm ngó ra khu vườn, nói một cây cau điếc... Những hạt cau khô bỏ mốc trong giỏ. Bấy giờ có giã mịn ra, ngoại cũng không ăn nổi nữa. Một năm sau ngoại qua đời...

Chiến tranh đã kết thúc từ lâu. Trong căn nhà vẫn có hai người, ông và cậu Thuấn. Một ngày ông ra vườn. Thấy buồng cau đã trổ những trái phổng vàng tự bao giờ, buồng lúc lắc... lúc lắc những quả chuông gõ vào xa xăm, gõ miền hiện tại. Giật ngợp mình. Thế là đã giỗ đầu bà...

Từ đó, mỗi lứa, cây cau đều ra những buồng quả chín ươm vàng. Bổ ra nom trắng thịt. Nhưng chẳng ai ăn. Quả già rụng xuống, rụng xuống... Mọc đầy những cây cau non...

Hai mươi năm trời đã trôi qua. Chiến tranh cũng đã kết thúc từ lâu. Nhưng cậu Thuấn vẫn câm và ngớ ngẩn.

Sống ở đời. Tạp bút Dương Kiều Minh Ăn theo. Tạp bút của Nguyễn Quốc Anh Tiếng vang của tiếng rao đêm Hội An. Tạp bút của Vũ Bão Khéo dư nước mắt. Tạp bút của Đông Trình Cơ thể sống. Tạp bút của Lê Hoài Nam
văn nghệ trẻ, số 29/1997
Bản tin Văn nghệ: Sẵn sàng cho LHP quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Bản tin Văn nghệ: Sẵn sàng cho LHP quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Baovannghe.vn - Sáng 5/11, Bộ VHTTDL phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo công bố Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).
Sẽ bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT

Sẽ bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT

Baovannghe.vn - Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến có nội dung bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT
Đọc truyện: Mệnh phụ phu nhân. Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thanh Bình

Đọc truyện: Mệnh phụ phu nhân. Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Thanh Bình

Baovannghe.vn- Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Đinh Thùy Dương
Nước Anh và gia tộc của tôi. Truyện ngắn của Diêm Liên Khoa

Nước Anh và gia tộc của tôi. Truyện ngắn của Diêm Liên Khoa

Baovannghe.vn - Trước khi quyết định sang Anh, tôi nhất quyết trước tiên phải về thị trấn nhỏ ven biển ấy, về nhà thăm ông nội đã ở cái tuổi xưa nay hiếm của tôi. Cha tôi công tác ở thành phố, mẹ tôi cả đời đều ở cái thị trấn cổ kính nơi quê nhà ấy vừa để giữ đất đai, cũng là để trông nom ông nội.
Vợ tôi người Huế - Tạp bút của Nguyễn Thế Tường

Vợ tôi người Huế - Tạp bút của Nguyễn Thế Tường

Baovannghe.vn - Năm 1985, chẵn mười năm sau giải phóng Miền Nam, người con gái cổ thành Huế có tên là K.A được khoác thêm một đại từ sở hữu: Vợ tôi.