Chuyên đề

Tặng đi bảo bối. Truyện ngắn của Văn Thành Lê

Văn Thành Lê
Văn học thiếu nhi
12:50 | 22/09/2024
Baovannghe.vn - Có nhiều thứ ông bà và bố hay nói là kinh nghiệm. Là kinh nghiệm nên nhiều khi không giải thích được, hoặc không cần giải thích, không cần hiểu.
aa

Bà nói, lợn đẻ phải kiêng vía người lạ. Người lạ đi qua chuồng lợn mới đẻ thường không tốt.

“Tại sao không tốt ạ?”

“Đấy là kinh nghiệm từ ngày xưa truyền lại.”

Baovannghe.vn - Có nhiều thứ ông bà và bố hay nói là kinh nghiệm. Là kinh nghiệm nên nhiều khi không giải thích được, hoặc không cần giải thích, không cần hiểu, mà mặc nhiên đúng, mà cứ vậy áp dụng.

Tớ không chịu. Tớ lôi từ điển, xem vía là gì.

Thì ra vía là: Yếu tố vô hình phụ vào thể xác mà tồn tại, được coi là tạo nên phần tinh thần của mỗi người, khi người chết thì cũng mất đi, theo quan niệm duy tâm của người xưa. Có các từ liên quan như ba hồn bảy vía, ba hồn chín vía, sợ mất vía, nhẹ vía, lành vía, giải vía.*

Như vậy, người lạ khác vía có thể đem lại điều không may cho đàn lợn con.

Tặng đi bảo bối. Truyện ngắn của Văn Thành Lê
Tặng đi bảo bối - Truyện ngắn của Văn Thành Lê

Thế mà có cả đoàn người lạ qua, ông bà lại bảo không sao.

Đoàn người gồm hai người đàn ông và ba người đàn bà. Đàn ông cũng mặc váy như đàn bà. Da đen. Đã vậy còn nói thứ tiếng rất khó nghe. Đúng hơn là khó hiểu. Tớ vẫn nghe được nhưng khó hiểu.

Tớ nghĩ ông bà phải giải vía cho đàn lợn khi đoàn người lạ đi qua chuồng lợn. Nhưng không. Bà bảo đoàn người đều là những người tốt bụng, chữa lành bệnh cho mọi người nên không nặng vía, không ảnh hưởng gì đến đàn lợn.

Hóa ra họ là người dân tộc Chăm từ miền Nam ra, đi bán thuốc.

Ông bảo họ đi xe ô tô ra Bắc, sau đó sẽ đi bộ đến từng làng, từng bản để bán thuốc. Đến mỗi làng, họ xin ở lại một nhà trong làng để khám bệnh cho mọi người, giới thiệu thuốc và bán thuốc.

Đoàn người chọn nhà ông bà tớ xin ở lại.

Ông bà niềm nở đón họ, như gặp lại người quen.

***

Tối đến, rất đông người qua nhà ông bà. Năm người Chăm ngồi ở giữa, giữa sân luôn, xung quanh là người làng. Lần lượt từng người một được người đàn ông già nhất trong đoàn bắt mạch ở tay, hỏi chuyện về chứng bệnh cần chữa trị. Người đàn ông còn lại lấy thuốc trong bao tải lớn và đọc lẩm bẩm vào từng gói thuốc.

Chẳng hiểu sao người làng bệnh không giống nhau, nào là bệnh ho lao, hắc lào, ghẻ lở, nhức đầu, hay tức ngực, đau nửa đầu …mà đều lấy từ một loại thuốc, chỉ có cách lẩm bẩm là khác.

Thật khó tin là một loại thuốc có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Nhưng người làng thì tin. Cứ vài năm đoàn người Chăm lại đến làng một lần. Nếu không chữa được bệnh thì họ đã không dám trở lại.

***

Hội thằng Lê cũng đến, không phải để khám bệnh và mua thuốc trị bệnh. Chúng đến để xin các tờ báo cũ dùng gói các thang thuốc.

Những tờ báo thơm lừng mùi thuốc của người Chăm.

Nhưng mùi thơm không phải là điều hấp dẫn cả hội. Chính tờ báo, hình ảnh trong các tờ báo mới là điều hấp dẫn cả hội.

Việc xin các tờ báo của hội thằng Văn làm tớ sực nhớ, gì chứ báo và sách ở trên phố, tớ và các bạn trong lớp đều không thiếu.

Thấy cả hội thích báo, tớ nói, nhất định Hè năm sau về sẽ mang theo báo và sách. Tớ có thể kêu gọi các bạn trong lớp quyên góp cho hội thằng Lê nữa. Trên lớp chúng tớ có Tủ sách mở để cả lớp đọc chung, rồi trao đổi sách trong Tủ sách mở giữa các lớp với nhau để đọc được nhiều sách hơn. Chúng tớ từng quyên góp sách tặng các bạn ở vùng sâu vùng xa nhân Ngày sách Việt Nam, là ngày 21 tháng Tư hàng năm.

“Vậy phải để tủ sách ở đâu cho dễ đọc?” Tuyết đen, như mọi khi, vẫn hay lo xa, hỏi ngay cả hội.

Một vài phương án được đưa ra. Chúng tớ quyết định chốt lại là tủ sách để ở đình làng. Ở đấy có mấy cây cổ thụ, mát quanh năm. Muốn đọc sách thì kiểu gì cũng tiện.

***

Tớ nói với cả hội, đây sẽ là tủ sách có đầy đủ các loại sách, từ sách văn học, sách dạy kĩ năng, sách khoa học đến sách lịch sử - truyền thống, sách danh nhân, sách truyện tranh rồi tranh truyện, để ai thích sách gì cũng có thể đọc.

Lần đầu tiên cả hội bàn chuyện mà không tranh cãi nhau, đứa nào cũng háo hức. Tớ cảm giác lúc ấy tớ chính là thủ lĩnh chứ không phải thằng Lê như mọi ngày.

Kết thúc, tớ tặng lại cả hội cuốn từ điển tớ vẫn cầm theo hằng ngày. Đây là cuốn sách đầu tiên của tủ sách. Tuyết đen được giao nhiệm vụ giữ cuốn sách vì nó cẩn thận nhất hội.

*Theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, Viện Ngôn ngữ học.

(Trích Trên đồi mở mắt và mơ – Nxb Kim Đồng, 2017)

Hũ vàng của mẹ - Truyện ngắn của Khánh Thư Cánh thư bay. Truyện ngắn của Nguyễn Thu Hằng Những ước mơ vẫy tay. Truyện ngắn mini của Trần Quốc Toàn Trường Sa giữa đất liền. Truyện ngắn của Nguyễn Thu Hằng Đi học hay ở nhà vui? - Truyện ngắn của Nguyễn Thị Kim Hòa

Văn Thành Lê | Báo Văn nghệ

Thương con chiền chiện. Tản văn của Việt Tâm

Thương con chiền chiện. Tản văn của Việt Tâm

Baovannghe.vn - Cả một đồi cây sau làng là thế giới của các loài chim, nhiều lắm, chúng bay thành từng nhóm, từng bầy, có khi từng đôi, cũng có khi riêng lẻ…
Đổi mới sáng tạo Giáo dục Đại học: Cần định hướng và xây dựng chiến lược dài hơi

Đổi mới sáng tạo Giáo dục Đại học: Cần định hướng và xây dựng chiến lược dài hơi

Baovannghe.vn - Trong khuôn khổ " Ngày hội đổi mới sáng tạo" - hội thảo “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong giáo dục đại học Việt Nam: Năng động và hợp tác” đã đặt ra và giải đáp nhiều vấn đề về Đổi mới Giáo dục đại học hiện nay.
Nhớ làng - Thơ Trần Chấn Uy

Nhớ làng - Thơ Trần Chấn Uy

Baovannghe.vn- Chào mào hót: cởi quách cái thử nào/ Cô gái trẻ giật mình cài lại yếm.
Giải thưởng - Thơ Thanh Quế

Giải thưởng - Thơ Thanh Quế

Baovannghe.vn- "Tác phẩm có ảnh hưởng tốt đến tư tưởng và tình cảm của nhân dân”/ Trong hội trường/ Anh vận bộ veston đỉnh đạc bước lên sân khấu nhận giải thưởng
Chuyện vãn ở La Thành - Thơ Lê Huy Mậu

Chuyện vãn ở La Thành - Thơ Lê Huy Mậu

Baovannghe.vn- Thi nhân ạ!/ Khó minh định rạch ròi/ Ta đang ở Giới nào trong Tam giới?/ Này thì rượu. Này thì thơ. Này thì em roi rói